Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học kinh tế, đại học huế (Trang 92 - 97)

2.3.2.1. Về công tác quản lý tài chính

- Các văn bản hướng dẫn thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP chưa đồng bộ làm việc triển khai gặp nhiều khó khăn. Việc phân cấp vẫn chưa xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các đơn vị dự toán trong cơ chế tự chủ tài chính, đặc biệt là đối với các trường đại học vùng và cơ quan quản lý giáo dục các cấp để việc tự chủ đi đôi với việc tự chịu trách nhiệm. Mặt khác việc tự chủ tài chính trong điều kiện quy định về mức học phí và chỉ tiêu đào tạo vẫn do Bộ Giáo dục - đào tạo quyết định, gây rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo đủ nguồn thu cho các hoạt động của nhà trường.

- Chưa có bộ phận thanh tra để thúc đẩy quá trình kiểm tra, rà soát tình hình quản lý thu chi của Trường Đại học Kinh tế.

- Về bộ máy quản lý tài chính: Kế toán trưởng không phải là trưởng phòng KH-TC gây ra nhiều khó khăn trong việc điều hành quản lý tài chính. Đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính còn hơi thụ động chưa đáp ứng được yêu cầu mới của cơ chế quản lý tài chính theo hướng tăng cường tính tự chủ của trường như hiện nay.

2.3.2.2. Về công cụ quản lý tài chính

- Dự toán ngân sách chưa được kịp thời, nguồn kinh phí chậm trễ cũng là những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động và phát triển của đơn vị

- Công tác hạch toán, lập báo cáo còn sai sót, chậm so với thời gian quy định, gây trễ hạn nộp báo cáo quyết toán cho Đại học Huế.

- Phần mềm quản lý tài chính sử dụng chung trong Đại học Huế chưa cập nhập thường xuyên các văn bản của Nhà nước nên cũng ảnh hướng đến công tác kế toán. Chưa thực hiện được trực tuyến hoặc phân cấp quản lý nên việc quản trị chưa thực sự tốt so với các phần mềm hiện đại ngày nay.

- Quy chế chi tiêu nội bộ chưa nhận được nhiều ý kiến đóng góp của người lao động. Chính sách khuyến khích người lao động có đóng góp cho nhà trường trong việc tăng thu tiết kiệm chi chưa được quy định cụ thể. Việc chi trả thu nhập tăng thêm còn mang tính bình quân chưa khuyến khích được cán bộ trong trường hiến kế khai thác được nguồn thu hợp pháp cho trường.

2.3.2.3. Về công tác quản lý nguồn thu và mức thu

- Nguồn thu từ ngân sách nhà nước:

+ Nguồn tài chính của Trường Đại học Kinh tế vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm. Việc cấp ngân sách lại giảm dần so với sự tăng lên của quy mô sinh viên trong khi tốc độ tăng học phí rất chậm, do vậy chưa đảm bảo hoạt động cũng như sự phát triển của đơn vị;

+ Thực hiện chính sách tự chủ tài chính đồng nghĩa với việc nhà nước sẽ giảm ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên cho nhà trường điều này gây nên khó khăn cho nhà trường trong việc đảm bảo nguồn tài chính để duy trì hoạt động và phát triển;

+ Cấp ngân sách nhà nước theo dự toán không đúng tiến độ dẫn tới khó khăn cho công tác đào tạo và duy trì hoạt động phát triển của đơn vị.

- Nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu khác:

+ Việc ban hành nghị định 74/2013/NĐ-CP quy định miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân mặc dù học phí có tăng nhưng tỷ lệ lạm phát cùng với lương tối thiểu đã tăng nhiều lần mà học phí không tăng tương

ứng còn bị khống chế bởi mức trần do đó gây khó khăn cho nhà trường trong việc chi cho hoạt động thường xuyên và nâng cao chất lượng đào tạo;

+ Nguồn thu học phí vẫn là nguồn thu chính chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng nguồn thu của đơn vị, điều này tiềm ẩn rủi ro về tài chính trong tương lai do phụ thuộc vào khả năng tuyển sinh, sự cạnh tranh của các cơ sở giáo dục đại học khác và nhu cầu của người học;

+ Nguồn thu từ học phí của trường chưa được khai thác hiệu quả, do trường chưa phát huy hết tiềm lực của mình thông qua việc mở rộng các loại hình đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, các lớp đào tạo ngắn hạn theo hợp đồng với các công ty, doanh nghiệp…;

+ Quy định thời gian nộp học phí muộn đến cuối học kì, trước kì thi gây thiếu hụt tạm thời nguồn tiền để thanh toán, làm thất thoát nguồn thu học phí đối với một số ít sinh viên đăng kí học nhưng bỏ thi;

+ Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, hợp tác và nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn chiếm tỷ trọng thấp. Các nguồn thu khác từ hoạt động hợp tác đào tạo quốc tế còn ít cho thấy trường chưa khai thác hết tiềm lực hiện có cả về khả năng của đội ngũ cán bộ giảng dạy cũng như tận dụng các trang thiết bị hiện có;

+ Quy mô sinh viên hệ chính quy tăng không đáng kể kèm theo tuyển sinh khó khăn; bên cạnh đó quy mô sinh viên hệ vừa học vừa làm có xu hướng giảm mạnh ảnh hưởng đến nguồn thu của nhà trường;

+ Việc khai thác nguồn tài trợ và thu khác như dịch vụ đào tạo còn nhiều bất cập, chưa có kế hoạch định hướng cũng như chưa khai thác các nguồn này cho giáo dục và đào tạo mà chủ yếu lấy thu bù chi;

+ Các Trung tâm, Viện được thành lập nhằm cung cấp các dịch vụ đào tạo và chuyển giao công nghệ tạo nguồn thu cho nhà trường. Tuy nhiên, thực tế các Trung tâm, Viện ít có hoạt động phát sinh, chưa phát huy được vai trò

của mình, chưa khai thác được nhu cầu của xã hội.

2.3.2.4. Về công tác chi và mức chi

- Đội ngũ hành chính quá đông đã làm cho các khoản chi về lương, phụ cấp và các khoản chi khác theo lương bị đội lên đáng kể. Tỷ lệ giảng viên so với cán bộ hành chính là 2:1 và chưa thay đổi qua các năm. Cơ cấu nhóm chi thanh toán cá nhân gồm các khoản lương, phụ cấp lương, bảo hiểm, học bổng còn chiếm tỷ trọng lớn do vậy nguồn kinh phí chi cho hoạt động chuyên môn và đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế.

- Tỉ lệ sinh viên được miễn, giảm học phí cao nhưng kinh phí được cấp bù thấp. Trong lúc đó chi học bổng cho sinh viên chiếm tỉ lệ cao (8% tổng thu học phí).

- Việc phân bổ các nội dung chi một số chỗ chưa hợp lý, chưa đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, chủ yếu chi theo sự vụ. Chính sách chi và cơ cấu chi chưa cân đối hợp lý giữa các ngành đào tạo, giữa chi thường xuyên và chi mua sắm trang thiết bị, đầu tư cơ sở vật chất.

- Chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học vẫn chưa mang lại hiệu quả. Các đề tài dự án nghiên cứu khoa học đã và đang được triển khai chưa phát huy được vai trò của mình và thực hiện chủ yếu để đảm bảo định mức giờ nghiên cứu khoa học và tăng thêm thu nhập. Chưa xây dựng được cơ chế quản lý tài chính của dự án, đề tài NCKH cá nhân lấy tư cách pháp nhân của Trường để thực hiện một cách minh bạch, công bằng.

- Việc sử dụng kinh phí còn chưa thật tiết kiệm như: điện, điện thoại, văn phòng phẩm.

- Cơ chế áp dụng trong quản lý các khoản chi là dần giao quyền tự chủ cho trường nhưng hầu hết vẫn theo định mức chế độ do Nhà nước quy định. Những định mức này đã trở nên lạc hậu và không còn phù hợp với thực tế.

Tóm tắt chương 2

Trên cơ sở khái quát chung về quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, chương 2 của luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính ở Đại học Kinh tế, Đại học Huế trên các nội dung: Quá trình hình thành và phát triển trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, bộ máy quản lý và ngành nghề quy mô đào tạo. Qua phân tích thực trạng, chương 2 cũng chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, những nguyên nhân đối với quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. Những kết luận Chương 2 là cơ sở để đề xuất những giải pháp và kiến nghị trong nội dung tiếp theo ở Chương 3.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ,

ĐẠI HỌC HUẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học kinh tế, đại học huế (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)