1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng tái tạo
1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước
Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nƣớc: “Quản lý nhà nƣớc là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”.
Nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nƣớc, đƣợc sử dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Quản lý nhà nƣớc đƣợc xem là một hoạt động chức năng của nhà nƣớc trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt. Quản lý nhà nƣớc đƣợc hiểu theo hai nghĩa: (1) Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nƣớc là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp đến hoạt động tƣ pháp; (2) theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nƣớc chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, khái niệm quản lý nhà nƣớc đƣợc hiểu theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nƣớc bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tƣợng bị quản lý và vấn đề tƣ pháp đối với đối tƣợng quản lý cần thiết của nhà nƣớc, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu đƣợc Nhà nƣớc uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.
1.2.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về l nh vực năng lượng tái tạo
Quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực năng lƣợng tái tạo là quản lý về một lĩnh vực cụ thể, là một nội dung của quản lý nhà nƣớc. Do đó, từ khái niệm quản lý nhà nƣớc, có thể hiểu quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực năng lƣợng tái tạo là phƣơng thức hoạt động của các tổ chức, cá nhân mang quyền lực nhà nƣớc, sử dụng các công cụ quản lý để điều chỉnh quá trình nghiên cứu, khai thác, sử dụng… các nguồn năng lƣợng tái tạo nhằm đạt đƣợc mục tiêu mà Nhà nƣớc đặt ra. Những công cụ quản lý vĩ mô chính của Nhà nƣớc để quản lý lĩnh vực năng lƣợng tái tạo bao gồm: Các cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, nguồn lực để thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực này.
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng tái tạo
1.2.2.1. Quan điểm phát triển năng lượng tái tạo
Ở nƣớc ta, phát triển năng lƣợng tái tạo đã trở thành đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và đƣợc lồng ghép, thể hiện trong các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, dự án (đề án) phát triển kinh
tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phƣơng. Nhiều chính sách có liên quan đã đƣợc ban hành nhằm phục vụ phát triển bền vững đất nƣớc và thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Quan điểm phát triển năng lƣợng tái tạo của Việt Nam đƣợc đề cập tại Khoản 2 Điều 63 Hiến pháp năm 2013: “Nhà nƣớc khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trƣờng, phát triển, sử dụng năng lƣợng mới, năng lƣợng tái tạo”.
Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển và sử dụng năng lƣợng tái tạo, đề ra mục tiêu sử dụng năng lƣợng tái tạo, hƣớng đến một thị trƣờng điện cạnh tranh với nguồn đầu tƣ và mô hình kinh doanh đa dạng. Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc phát triển năng lƣợng tái tạo quốc gia của Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2050; hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu sản xuất thử nghiệm và xây dựng những mô hình thí điểm; miễn thuế nhập khẩu, thuế sản xuất và lƣu thông.
Với điều kiện thuận lợi về địa lý và khí hậu, Việt Nam đƣợc đánh giá là quốc gia có tiềm năng để phát triển nguồn năng lƣợng tái tạo. Trong những năm qua, đặc biệt là những năm gần đây, Nhà nƣớc đã có chủ trƣơng phát triển năng lƣợng tái tạo để tăng cƣờng năng lƣợng quốc gia, đồng thời, hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực khai thác và sử dụng năng lƣợng tái tạo, cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, kết hợp phát triển năng lƣợng tái tạo với triển khai thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trƣờng: Phát triển năng lƣợng tái tạo không chỉ tập trung mở rộng quy mô và tăng tỷ trọng nguồn năng lƣợng tái tạo trong tổng cung cấp năng lƣợng sơ cấp, góp phần bảo đảm an ninh năng lƣợng, mà còn giải quyết vấn đề cung cấp năng lƣợng cho khu vực nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, xây dựng một xã hội sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên, thân thiện môi trƣờng. Phát triển năng lƣợng tái tạo trên cơ sở các nguồn lực và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội; phù hợp với nguồn tài nguyên và nhu cầu năng lƣợng của cả nƣớc và từng địa phƣơng.
Thứ hai, phát triển và sử dụng năng lƣợng tái tạo kết hợp với phát triển công nghiệp năng lƣợng tái tạo: Ƣu tiên phát triển nhanh những lĩnh vực năng lƣợng tái tạo có nguồn tài nguyên lớn và triển vọng thƣơng mại tốt, nhƣ: Điện gió, điện mặt trời và điện sinh khối, thực hiện các biện pháp cần thiết để mở rộng nhu cầu thị trƣờng, đồng thời tăng cƣờng hợp tác quốc tế để chuyển giao công nghệ phát triển công nghiệp chế tạo thiết bị; tiếp thu, tiến tới tự chủ về công nghệ, nâng cao khả năng chế tạo thiết bị và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng năng lƣợng tái tạo nhằm đáp ứng bền vững, ổn định cho nhu cầu thị trƣờng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp năng lƣợng tái tạo phát triển với quy mô lớn.
Thứ ba, kết hợp sử dụng công nghệ ngắn hạn với phát triển công nghệ dài hạn: Chú trọng sử dụng các công nghệ đã đƣợc kiểm chứng trong lĩnh vực năng lƣợng tái tạo, nhƣ: Thủy điện, năng lƣợng gió, năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng sinh khối, khí sinh học để phát triển các nguồn năng lƣợng tái tạo cung cấp có hiệu quả điện năng cho hệ thống điện quốc gia và nhiệt năng cho nhu cầu nhiệt trong sản xuất và sinh hoạt. Đồng thời, chú trọng những công nghệ mới, hiện đại, có triển vọng trong tƣơng lai, nhƣ công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học lỏng sử dụng công nghệ tiên tiến thế hệ hai và thế hệ ba.
Thứ tư, kết hợp chính sách ƣu đãi, hỗ trợ với cơ chế thị trƣờng: Áp dụng các biện pháp khuyến khích, chính sách hỗ trợ về kinh tế, tài chính để thúc đẩy việc phát triển và sử dụng năng lƣợng tái tạo nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn năng lƣợng sơ cấp và cung cấp năng lƣợng cho khu vực nông thôn. Thiết lập cơ chế và sử dụng các biện pháp thị trƣờng để thu hút vốn từ mọi thành phần kinh tế vào phát triển năng lƣợng tái tạo, đồng thời góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật của công nghệ năng lƣợng tái tạo, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị năng lƣợng tái tạo, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, tiến tới ngành công nghiệp năng lƣợng tái tạo, dƣới sự hỗ trợ qua các chính sách của nhà nƣớc, sớm đạt đƣợc quy mô lớn để phát triển.
Thứ năm, kết hợp tái cơ cấu với nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực năng lƣợng tái tạo: Nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc tại Trung ƣơng và địa phƣơng trong việc quản lý các hoạt động phát triển và sử dụng năng lƣợng tái tạo; từng bƣớc loại bỏ các rào cản, ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển năng lƣợng tái tạo phù hợp để phát triển nhanh các nguồn năng lƣợng tái tạo.
1.2.2.2. Chiến lược và mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo
- Chiến lược phát triển: Khuyến khích huy động mọi nguồn lực từ xã hội và ngƣời dân cho phát triển năng lƣợng tái tạo để tăng cƣờng khả năng tiếp cận nguồn năng lƣợng hiện đại, bền vững, tin cậy với giá cả hợp lý cho mọi ngƣời dân; đẩy mạnh phát triển và sử dụng nguồn năng lƣợng tái tạo, tăng nguồn cung cấp năng lƣợng trong nƣớc, từng bƣớc gia tăng tỷ trọng nguồn năng lƣợng tái tạo trong sản xuất và tiêu thụ năng lƣợng quốc gia nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lƣợng hóa thạch, góp phần đảm bảo an ninh năng lƣợng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trƣờng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
- Mục tiêu chiến lược:
+ Từng bƣớc nâng cao tỷ lệ tiếp cận nguồn năng lƣợng sạch và điện năng của ngƣời dân khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo: Đến năm 2020 hầu hết số hộ dân có điện, đến năm 2030 hầu hết các hộ dân đƣợc tiếp cận các dịch vụ năng lƣợng hiện đại, bền vững, tin cậy với giá bán điện và giá năng lƣợng hợp lý.
+ Phát triển và sử dụng nguồn năng lƣợng tái tạo góp phần thực hiện các mục tiêu môi trƣờng bền vững và phát triển nền kinh tế xanh:
Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lƣợng so với phƣơng án phát triển bình thƣờng: Khoảng 5% vào năm 2020; khoảng 25% vào năm 2030 và khoảng 45% vào năm 2050.
Góp phần giảm nhiên liệu nhập khẩu cho mục đích năng lƣợng: Giảm khoảng 40 triệu tấn than và 3,7 triệu tấn sản phẩm dầu vào năm 2030; giảm khoảng 150 triệu tấn than và 10,5 triệu tấn sản phẩm dầu vào năm 2050.
+ Tăng tổng các nguồn năng lƣợng tái tạo sản xuất, sử dụng từ khoảng 25 triệu TOE (tấn dầu tƣơng đƣơng) vào năm 2015 lên đạt khoảng 37 triệu TOE vào năm 2020; khoảng 62 triệu TOE vào năm 2030 và 138 triệu TOE vào năm 2050. Tỷ lệ năng lƣợng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lƣợng sơ cấp năm 2015 đạt khoảng 31,8%; khoảng 31,0% vào năm 2020; khoảng 32,3% vào năm 2030 và tăng lên, đạt khoảng 44,0% vào năm 2050.
+ Tăng sản lƣợng điện sản xuất từ năng lƣợng tái tạo từ khoảng 58 tỷ kWh năm 2015 lên đạt khoảng 101 tỷ kWh vào năm 2020, khoảng 186 tỷ kWh vào năm 2030 và khoảng 452 tỷ kWh vào năm 2050. Tỷ lệ điện năng sản xuất từ năng lƣợng tái tạo trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc tăng từ khoảng 35% vào năm 2015 tăng lên khoảng 38% vào năm 2020; đạt khoảng 32% vào năm 2030 và khoảng 43% vào năm 2050.
+ Tăng diện tích hấp thụ của các dàn nƣớc nóng năng lƣợng mặt trời từ khoảng 3 triệu m2
vào năm 2015 lên đạt khoảng 8 triệu m2 vào năm 2020, cung cấp 1,1 triệu TOE; khoảng 22 triệu m2
năm 2030, cung cấp 3,1 triệu TOE và đạt khoảng 41 triệu m2
vào năm 2050, cung cấp 6 triệu TOE. Tăng tỷ lệ số hộ gia đình có các thiết bị sử dụng năng lƣợng mặt trời (dàn đun nƣớc nóng, bếp nấu ăn, sƣởi ấm và làm mát không gian, chƣng cất nƣớc... sử dụng năng lƣợng mặt trời) từ khoảng 4,3% năm 2015 lên khoảng 12% vào năm 2020, khoảng 26% vào năm 2030 và khoảng 50% vào năm 2050.
+ Tăng quy mô sử dụng công nghệ khí sinh học với thể tích xây dựng từ khoảng 4 triệu m3
vào năm 2015 lên khoảng 8 triệu m3 vào năm 2020; khoảng 60 triệu m3
vào năm 2030 và khoảng 100 triệu m3 vào năm 2050.
+ Chuyển đổi việc sử dụng năng lƣợng sinh khối truyền thống trong nấu ăn tại hộ gia đình và trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phƣơng từ các
bếp truyền thống và thiết bị có hiệu suất thấp bằng các bếp, thiết bị chuyển hóa năng lƣợng sinh khối tiên tiến, hiệu suất cao. Đƣa tỷ lệ số hộ gia đình sử dụng bếp tiên tiến, hiệu suất cao từ mức không đáng kể hiện nay lên đạt khoảng 30% vào năm 2020; khoảng 60% vào năm 2025 và từ năm 2030, hầu hết các hộ dân nông thôn đều sử dụng bếp có hiệu suất cao, hợp vệ sinh.
+ Tăng sản lƣợng nhiên liệu sinh học từ khoảng 150 nghìn TOE năm 2015 lên đạt khoảng 800 nghìn TOE, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu nhiên liệu của ngành giao thông vận tải vào năm 2020; đạt khoảng 3,7 triệu TOE, đáp ứng khoảng 13% nhu cầu nhiên liệu của ngành giao thông vận tải vào năm 2030; đến năm 2050, sản lƣợng nhiên liệu sinh học đạt 10,5 triệu TOE, đáp ứng khoảng 25% nhu cầu nhiên liệu của ngành giao thông vận tải.
+ Thúc đẩy sự phát triển của công nghệ năng lƣợng tái tạo và các ngành công nghiệp, xây dựng hệ thống công nghiệp năng lƣợng tái tạo, đƣa tỷ lệ giá trị thiết bị sản xuất trong nƣớc trong lĩnh vực năng lƣợng tái tạo: Đạt khoảng 30% vào năm 2020; nâng lên đến 60% vào năm 2020; đến năm 2050, đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nƣớc, một phần dành cho xuất khẩu đến các nƣớc trong khu vực và trên thế giới [41].
1.2.2.3. Chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng tái tạo - Các văn bản luật
Trên cơ sở các chiến lƣợc đã đề ra nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ tham gia vào việc phát triển năng lƣợng tái tạo, Nhà nƣớc đã có những chủ trƣơng, chính sách, quy định pháp luật, nhƣ:
Một là, Luật Điện lực ngày 0 3/12/2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 11 2012 đã quy định về chính sách phát triển điện lực thông qua ứng dụng khai thác năng lƣợng tái tạo nhƣ: Đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lƣợng tái tạo để phát điện; các dự án đầu tƣ phát triển nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lƣợng tái tạo đƣợc hƣởng ƣu đãi về đầu tƣ, giá điện và thuế. Đồng thời cũng quy định tạo điều kiện cho
các thành phần kinh tế khác nhau đầu tƣ vào việc phát triển, sử dụng các năng lƣợng tái tạo không gây ô nhiễm môi trƣờng trong các hoạt động sản xuất điện, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo và khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tƣ xây dựng mạng lƣới điện hoặc các trạm phát điện sử dụng năng lƣợng tái tạo; đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lƣợng mới, năng lƣợng tái tạo để phát điện; có chính sách ƣu đãi đối với dự án đầu tƣ phát triển nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lƣợng mới, năng lƣợng tái tạo. Quy hoạch phát triển điện lực “phát triển điện nông thôn, phát triển nguồn năng lƣợng mới, năng lƣợng tái tạo”.
Hai là, Luật Sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 6 2010 đã quy định nguyên tắc sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả phải phù hợp với chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể về năng lƣợng, chính sách an ninh năng lƣợng và bảo vệ môi trƣờng.
Ba là, Luật Bảo vệ môi trƣờng ngày 23 6 2014 đã quy định trách nhiệm và hoạt động của tổ chức, cá nhân trong ứng phó với biến đổi khí hậu nhƣ: Lồng ghép nội dung thích ứng với biến đổi khí hậu vào chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quản lý phát thải khí nhà kính; các chất làm suy giảm tầng ôzôn; phát triển năng lƣợng tái tạo; sản xuất và tiêu thụ thân thiện với môi trƣờng; tái sử dụng, tái chế chất thải và thu hồi năng lƣợng từ chất thải; quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng cƣờng hợp tác quốc tế nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng nền kinh