Nhiều chính sách nhằm sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, phát triển năng lƣợng tái tạo nhằm bảo đảm an ninh năng lƣợng, phát triển kinh tế, giảm ô nhiễm môi trƣờng đã đƣợc ban hành, tuy nhiên, cho đến nay lĩnh vực này vẫn còn rào cản. Những hạn chế, tồn tại nêu trên có cả nguyên nhân khách quan, nhƣng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Nhận thức và tầm nhìn của chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng về công tác này chƣa đầy đủ, thiếu thống nhất, còn thiên về lợi ích kinh tế trƣớc mắt, chƣa coi trọng phát triển bền vững.
Thứ nhất, nguyên nhân từ cơ chế chính sách về phát triển năng lƣợng tái tạo
- Mặt dù là địa phƣơng có tiềm năng về phát triển năng lƣợng tái tạo, đƣợc nhiều nhà đầu tƣ quan tâm, tuy nhiên, tỉnh Đắk Lắk vẫn chƣa đƣợc đánh giá là môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động đầu tƣ (chỉ số năng lực cạnh tranh PCI luôn dẫn đầu khu vực Tây Nguyên nhƣng so với mặt bằng chung cả nƣớc còn thấp). Bên cạnh đó, lý do chủ yếu do đặc thù địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, chƣa có kinh nghiệm kêu gọi đầu tƣ, các quy định pháp lý cũng còn chồng chéo, khó thực thi. Với các dự án phát triển năng lƣợng tái tạo trong quá trình hình thành dự án đầu tƣ, việc quy định thực hiện thủ tục đánh giá tác động môi trƣờng đang gặp vƣớng mắc giữa Luật Đầu tƣ năm 2014 và Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 (Điều 19 và khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 và Nghị định số 18 2015 NĐ-CP ngày 14 2 2015 quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trƣờng quy định, việc đánh giá tác động môi trƣờng phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án, do chủ dự án thực hiện và là cơ sở để quyết định chủ trƣơng đầu tƣ dự án. Điều này gây phân vân cho nhà đầu tƣ, bởi chƣa biết có đƣợc lựa chọn làm nhà đầu tƣ hay không mà phải bỏ trƣớc một khoản tiền rất lớn để lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng là khó khả thi vì có thể sẽ tạo rủi ro về chi phí đầu tƣ. Trong khi đó, theo Điều 32, Điều 33 và Điều 34 Luật Đầu tƣ năm 2014 không yêu cầu lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng đối với dự án thuộc thẩm quyền
quyết định đầu tƣ của tỉnh và chủ trƣơng đầu tƣ không bao gồm quyết định phê duyệt ĐTM, chỉ bao gồm đánh giá sơ bộ tác động môi trƣờng, các giải pháp bảo vệ môi trƣờng. Điều này cũng đƣợc hƣớng dẫn cụ thể tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 118 2015 NĐ-CP ngày 12 11 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tƣ).
- Hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ; một số cơ chế, chính sách chƣa sát với thực tế, thiếu tính khả thi. Mặc dù Chính phủ và các Bộ, ngành đã cố gắng ban hành một số văn bản pháp luật khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tƣ vào lĩnh vực phát triển năng lƣợng tái tạo. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tƣ vẫn chƣa mạnh dạn do phát triển năng lƣợng tái tạo vẫn còn là lĩnh vực mới. Chính sách và Luật liên quan đến lĩnh vực này còn nhiều cách hiểu khác nhau, nhƣ: Luật Sử dụng năng lƣợng tiết kiệm hiệu quả năm 2010: “Năng lƣợng tái tạo gồm sức nƣớc, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lƣợng khác có khả năng tái tạo. Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014: Năng lƣợng tái tạo là năng lƣợng đƣợc khai thác từ nƣớc, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài nguyên năng lƣợng có khả năng tái tạo khác hoặc Nghị định số 04 2009 NĐ-CP ngày 14 01 2009: Sản xuất năng lƣợng tái tạo là việc sản xuất năng lƣợng từ sử dụng sức gió, ánh sáng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt”.Điều này dễ nhận thấy mâu thuẫn trong cách hiểu của chính cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản pháp luật dẫn đến chƣa bao quát hết đƣợc nội dung về năng lƣợng tái tạo. Do đó, khi triển khai trong thực tiễn sẽ phát sinh một số dự án không đƣợc xem xét hƣởng ƣu đãi, hỗ trợ vì không đƣợc định nghĩa trong văn bản của Chính phủ và các Bộ, ngành.
- Một số chủ trƣơng, chính sách, pháp luật chƣa đƣợc quán triệt và thể chế hóa đầy đủ, kịp thời. Để tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ tham gia vào việc phát triển năng lƣợng tái tạo, Nhà nƣớc đã có những chủ trƣơng, chính sách ƣu đãi để khuyến khích những dự án đầu tƣ. Các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển năng lƣợng tái tạo đƣợc hỗ trợ ƣu đãi về thuế, vốn, đất đai để xây dựng cơ sở
sản xuất sử dụng năng lƣợng tái tạo, năng lƣợng sạch thân thiện với môi trƣờng. Các dự án khi đầu tƣ phát triển nhà máy phát điện sử dụng nguồn năng lƣợng tái tạo sẽ đƣợc hƣởng ƣu đãi về đầu tƣ, giá điện và thuế. Tuy nhiên, hiện nay những chính sách này vẫn chƣa đƣợc cụ thể hóa bằng văn bản pháp luật có thể thực hiện đƣợc đối với các nhà đầu tƣ. Chƣa có hệ thống Luật riêng điều chỉnh nhƣ Luật năng lƣợng tái tạo.
- Mỗi dự án năng lƣợng tái tạo đều phải xin ý kiến của Bộ Công Thƣơng trƣớc khi triển khai thực hiện. Thủ tục càng nhiều, càng lâu là nguyên nhân ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí của doanh nghiệp, làm tăng giá thành và ảnh hƣởng đến ngƣời dân.
- Chất lƣợng công tác dự báo và quy hoạch còn nhiều hạn chế, chƣa theo kịp yêu cầu phát triển, thiếu tính tổng thể, liên ngành, liên vùng, chƣa r trọng tâm, trọng điểm và nguồn lực thực hiện. Ngành năng lƣợng có tính hệ thống cao nhƣng các quy hoạch phân ngành: Điện, than, dầu - khí, năng lƣợng tái tạo đƣợc xây dựng riêng, khá biệt lập, vì vậy thể hiện bất cập, thiếu đồng bộ do: Tƣ liệu, số liệu phục vụ quy hoạch chƣa đủ độ tin cậy cần thiết, thống nhất giữa các ngành năng lƣợng; thời gian quy hoạch, nội dung quy hoạch chƣa đƣợc xem xét, tính toán kỹ lƣỡng dẫn tới thiếu thống nhất; cơ cấu, tỷ lệ đầu tƣ chƣa hợp lý giữa các phân ngành và giữa các giai đoạn quy hoạch; giá cả của các loại nhiên liệu, năng lƣợng là đầu vào đầu ra của nhau, nhƣng thiếu sự cân đối và tƣơng quan hợp lý.
Thứ hai, quản lý nhà nƣớc còn thiếu chặt chẽ
- Sự phối hợp thực hiện mục tiêu phát triển năng lƣợng tái tạo (bảo vệ môi trƣờng, phát triển kinh tế - xã hội) tại các quan chức năng chƣa chặt chẽ và thiếu thống nhất. Việc phân cấp chƣa phù hợp với năng lực thực tế của địa phƣơng: Các quy hoạch vùng do địa phƣơng quản lý thƣờng đƣợc ƣu tiên giao cho các đơn vị tƣ vấn trên địa bàn thực hiện (với lý do để dễ quản lý), trong khi trình độ, kinh nghiệm còn non kém, hạn chế, điều tra, khảo sát không đầy đủ dẫn đến chất lƣợng quy hoạch chƣa đáp ứng, do vậy, thƣờng xuyên phải điều chỉnh, bổ sung:
Danh mục, sơ đồ khai thác và quy mô dự án chƣa nghiên cứu; chƣa cập nhật, hoặc đồng bộ với các quy hoạch khác có liên quan. Các tài liệu cơ bản cho quy hoạch còn thiếu, hoặc độ chính xác thấp do công tác điều tra, khảo sát thực tế còn hạn chế.
- Các sở, ban, ngành chƣa thực sự quan tâm, phối hợp và chỉ đạo thực hiện trong quá trình lập, góp ý, thẩm định phê duyệt quy hoạch, nghiệm thu dự án, do:
+ Đây là lĩnh vực còn khá mới mẻ, nên các hoạt động phát triển năng lƣợng tái tạo còn mang tính tự phát vì chƣa có chính sách đầy đủ (ngoài thủy điện thì điện gió và điện mặt trời chỉ mới đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm, đề xuất khảo sát và triển khai dự án trong vài năm gần đây).
+ Đối tƣợng của các dự án là khu dân cƣ, hộ gia đình vùng sâu, vùng xa, ngoài lƣới, tức là qui mô rất nhỏ (nhƣ các trạm pin mặt trời có công suất chỉ vài trăm W đến vài kW; thủy điện nhỏ, tua bin gió cũng chỉ có công suất từ vài trăm W đến vài chục kW), sử dụng công nghệ nguồn độc lập (phải dùng ắc qui, đắt, tuổi thọ ngắn); kinh phí một dự án thƣờng chỉ vài trăm triệu đồng.
+ Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chƣa thật sự quyết liệt trong chỉ đạo, thực hiện công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng;đăng ký danh mục dự án phải thu hồi đất chƣa phù hợp với khả năng ngân sách của địa phƣơng; một số dự án đang lập quy hoạch chi tiết 1 500 của dự án, thay đổi kế hoạch vốn, thay đổi chủ đầu tƣ, điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới; thời điểm lập danh mục dự án phải thu hồi đất đƣợc thực hiện bằng vốn ngân sách nhà nƣớc trƣớc 03 tháng so với thời điểm Hội đồng nhân dân các cấp thông qua ngân sách bố trí cho các dự án, do đó, việc lập và thẩm định danh mục dự án phải thu hồi đất thực hiện bằng vốn ngân sách nhà nƣớc sát với thực tế gặp nhiều khó khăn; công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng khi Nhà nƣớc thu hồi đất thực hiện các dự án đầu tƣ còn kéo dài do phải thông báo thu hồi đất nông nghiệp là 90 ngày và đất phi nông nghiệp là 180 ngày; bên cạnh đó, các chủ đầu tƣ chậm liên hệ với cơ quan chức năng của địa phƣơng, chƣa phối hợp
chặt chẽ trong công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng; ngƣời dân chƣa đồng thuận với kết quả đo đạc, phƣơng án bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng đã ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện dự án.
Tiểu kết chƣơng 2
Năng lƣợng tái tạo là nguồn năng lƣợng sẵn có trong tự nhiên, trong đó nhiều nguồn có tiềm năng rất to lớn. Việc khai thác sử dụng những nguồn năng lƣợng này nhằm góp phần bảo vệ môi trƣờng sống của Trái đất và đặc biệt là bổ sung, thay thế dần cho những nguồn năng lƣợng hóa thạch đang dần cạn kiệt. Đây là một xu thế tất yếu, một nhiệm vụ khoa học công nghệ đƣợc ƣu tiên và mang tính chiến lƣợc lâu dài đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Những điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh việc khai thác sử dụng các nguồn năng lƣợng tái tạo, góp phần đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia, phục vụ có hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Nghiên cứu thực trạng về phát triển năng lƣợng tái tạo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cho thấy, tuy đã có nhiều kết quả tích cực trên hầu hết các phƣơng diện từ vấn đề nhận thức, xây dựng chính sách pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật nhƣng những kết quả đó chƣa thực sự tƣơng xứng với tiềm năng và đòi hỏi của thực tế. Công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực năng lƣợng tái tạo vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Điều này là do sự tác động của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà cơ bản là từ sự nhận thức về phát triển năng lƣợng tái tạo, từ chính sách và hệ thống pháp luật, điều kiện địa lý, thổ nhƣỡng, khí hậu, do yêu cầu tăng trƣởng kinh tế và hội nhập quốc tế. Vì vậy, quan trọng là tìm ra giải pháp cần thực hiện để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về năng lƣợng tái tạo trong thời gian tới.
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LĨNH VỰC NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK