Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở trung tâm cao nguyên Nam Trung bộ, có vị trí địa lý đƣợc xác định bởi các tọa độ: Từ 1209’45” đến 13025’06” và từ 107028’57” đến 108059’37”. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa và phía Tây giáp với Vƣơng quốc Campuchia.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.303.049 hecta, chiếm khoảng 24% diện tích toàn vùng Tây Nguyên và khoảng 4% diện tích tự nhiên của cả nƣớc. Tỉnh hiện có 15 đơn vị hành chính cấp huyện trong đó có 01 thành phố (Buôn Ma Thuột - trung tâm tỉnh lỵ), 01 thị xã (Buôn Hồ) và 13 huyện; 184 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 20 phƣờng, 12 thị trấn và 152 xã; với 2.481 thôn, buôn, tổ dân phố, trong đó có 1.559 thôn, 599 buôn, 323 tổ dân phố.
Địa hình của tỉnh Đắk Lắk có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên và núi cao, có hƣớng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc.
Khí hậu tỉnh Đắk Lắk vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hƣởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu có 2 mùa r rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió Tây Nam thịnh hành, các tháng có lƣợng mƣa lớn nhất là tháng 7, 8, 9, lƣợng mƣa chiếm 80 - 90% lƣợng mƣa năm; Riêng vùng phía Đông do chịu ảnh hƣởng của Đông Trƣờng Sơn nên mùa mƣa kéo dài hơn tới tháng 11. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng.
Lƣợng mƣa trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 1.600 - 1.800 mm, trong đó vùng có lƣợng mƣa lớn nhất là vùng phía Nam (1.950 - 2.000 mm); vùng có lƣợng mƣa thấp nhất là vùng phía Tây Bắc (1.500 - 1.550mm). Lƣợng mƣa trong 6 tháng mùa mƣa chiếm 84% lƣợng mƣa năm, mùa khô lƣợng mƣa chiếm 16%, vùng Ea Súp lƣợng mƣa mùa khô chiếm 10%, có năm không có mƣa. Các tháng có lƣợng mƣa lớn là tháng 8, 9.
Nhiệt độ trung bình ở độ cao 500 - 800m từ 22 - 23oC, vùng có độ cao thấp nhƣ thành phố Buôn Ma Thuột nhiệt độ trung bình 23,7oC, huyện M’Drắk nhiệt độ trung bình 24oC. Tổng nhiệt độ năm giảm dần theo độ cao. Biên độ nhiệt trong ngày lớn, có ngày đạt 20o
C.
Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khá cao, khoảng 2.469 giờ năm (giai đoạn 2009 - 2016), trong đó, năm cao nhất là năm 2015 với 2.880 giờ nắng và thấp nhất năm 2011 với 2.193 giờ nắng.
Chế độ gió có 2 hƣớng gió chính theo 2 mùa, mùa mƣa gió Tây Nam thịnh hành thƣờng thổi nhẹ cấp 2, cấp 3. Mùa khô gió Đông Bắc thổi mạnh cấp 3, cấp 4, có lúc gió mạnh lên cấp 6, cấp 7. Mùa khô tốc độ gió lớn thƣờng gây khô hạn.
Đắk Lắk có hai hệ thống sông chính là Sêrêpốk và sông Ba cùng với trên 600 hồ nƣớc tự nhiên và nhân tạo, nhiều con suối có độ dài trên 10km đã tạo cho Đắk Lắk một mạng lƣới sông, suối, hồ (tự nhiên và nhân tạo) khá dày đặc (khoảng 0,8 km km2) với tổng diện tích hàng chục ngàn ha mặt nƣớc, thuận lợi để phát triển thủy điện, ngành nuôi trồng thủy sản...
Tài nguyên đất của Đắk Lắk rất phong phú, theo kết quả điều tra bổ sung, chỉnh lý bản đồ đất năm 2014, toàn tỉnh Đắk Lắk có 8 nhóm đất chính với 21 đơn vị phân loại đất, trong đó, nhóm đất đỏ vàng có diện tích 944,9 nghìn ha, chiếm 72% diện tích tự nhiên (trong đó, đất bazan 335,3 nghìn ha, chiếm 25,5% diện tích tự nhiên).
Đắk Lắk có các trục đƣờng giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Có quốc lộ 14 nối Đắk Lắk với Gia Lai (phía Bắc) và với Đắk Nông (phía Nam); quốc lộ 26 nối tỉnh với thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và quốc lộ 27 đi thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) là hai trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc; có sân bay Buôn Ma Thuột với các tuyến bay đến Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vinh (Nghệ An) [43].