Từ cuối thế kỷ XIX, với sự xuất hiện của ngƣời Pháp và sau đó là ngƣời Mỹ, ngƣời dân vùng Tây Nguyên Đắk Lắk đã làm quen với kinh tế hàng hóa. Tuy nhiên, kinh tế của tỉnh đã thay đổi bƣớc ngoặt từ sau năm 1975, với chủ trƣơng phát triển thế mạnh nông - lâm nghiệp, một phƣơng thức sản xuất mới đƣợc hình thành cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông, thủy lợi... và các kỹ thuật canh tác lúa nƣớc, cây nông nghiệp dài ngày nhƣ cao su, cà phê, tiêu. Từ đó, nông phẩm dần trở thành hành hóa trao đổi trên thị trƣờng.
Khi chính sách mở cửa thị trƣờng trong nƣớc, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp và công nghiệp chế biến, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế của tỉnh.
Giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 8% năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tiến bộ, tăng dần tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp. Quy mô nền kinh tế gấp 1,46 lần; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 34,9 triệu đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2010. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 3.373 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu đạt 73 triệu USD; tổng thu cân đối ngân sách đạt 16.710 tỷ đồng bằng 6,9% so GDP; tổng chi cân đối ngân sách nhà nƣớc đạt 44.165 tỷ đồng [44].
Giai đoạn 2015 - 2020, tăng trƣởng kinh tế bình quân ƣớc đạt 8,75% năm, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (kế hoạch 8,5 - 9%). Quy mô nền kinh tế tăng cao,
năm 2020 ƣớc đạt 62.500 tỷ đồng, cao gấp 1,52 lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản, tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ (Nông, lâm, thủy sản giảm từ 45,4% năm 2015 xuống còn 36,05% năm 2020 (KH đến năm 2020 nông, lâm, thủy sản chiếm 38,5 - 39,5%); tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng từ 15,64% năm 2015 lên 16,52% năm 2020 (KH đến năm 2020, công nghiệp - xây dựng chiếm 17,5 - 18,5%) và tăng dần tỷ trọng khu vực dịch vụ từ 35,32% năm 2015 lên 45,19% năm 2020 (KH đến năm 2020 dịch vụ chiếm 39- 40%)). Thu nhập bình quân đầu ngƣời (theo giá hiện hành) ngày càng tăng, năm 2015 đạt 32,73 triệu đồng, đến năm 2020 đạt khoảng 54,55 triệu đồng (tƣơng đƣơng 2.400 USD), cao gấp 1,67 lần so với năm 2015 [46].
Kinh tế phát triển ổn định, tăng trƣởng bình quân hàng năm cao hơn so với nhịp độ tăng trƣởng GDP cả nƣớc. Các đột phá chiến lƣợc và cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng đạt đƣợc kết quả bƣớc đầu. Các ngành sản xuất chủ yếu có mức tăng trƣởng khá. Nông nghiệp, dịch vụ, du lịch và năng lƣợng tái tạo... phát triển, phát huy đƣợc lợi thế của địa phƣơng; thu ngân sách nhà nƣớc hàng năm đạt khá, vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; đầu tƣ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đạt kết quả quan trọng, phát huy hiệu quả vốn đầu tƣ, diện mạo đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc. Văn hóa - xã hội có chuyển biến tốt, nguồn nhân lực và khoa học, công nghệ có bƣớc phát triển; chất lƣợng giáo dục, y tế và đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân đƣợc nâng lên. Cải cách hành chính có nhiều chuyển biến tích cực; hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo điều hành của bộ máy chính quyền các cấp đƣợc nâng lên r rệt; an ninh trật tự xã hội đƣợc đảm bảo, quốc phòng - an ninh tiếp tục đƣợc giữ vững.