Đổi mới công tác kế hoạch bao gồm đổi mới về nội dung, phƣơng pháp, quy trình xây dựng, theo d i đánh giá thực hiện kế hoạch; xây dựng hệ thống thông tin kế hoạch và đầu tƣ; bảo đảm phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ trong quản lý vốn đầu tƣ phát triển để gắn mục tiêu của kế hoạch và nguồn lực tài chính cho thực hiện kế hoạch.
Thứ nhất, cần thay đổi quan điểm, tƣ duy của ngƣời làm kế hoạch, xóa bỏ tƣ duy làm kế hoạch để báo cáo, mà lập kế hoạch là để tạo ra một công cụ giúp các cơ quan quản lý nhà nƣớc điều tiết thị trƣờng, điều hành nền kinh tế hiệu quả hơn.
Thứ hai, áp dụng các phƣơng pháp phân tích và dự báo khoa học, tùy theo từng chỉ tiêu mà sử dụng các phƣơng pháp hợp lý; đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch đƣợc đề ra không chỉ dựa trên kinh nghiệm của các nhà quản lý, các nhà làm kế hoạch mà còn dựa trên cơ sở khoa học, có tính logic cao, có những phƣơng pháp dự báo đơn giản, dễ áp dụng tại địa phƣơng, nhƣng cũng có những phƣơng pháp phức tạp, đòi hỏi chuyên môn cao. Do vậy, đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm dự báo là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Thứ ba, tăng cƣờng sự tham gia của nhiều bên trong lập kế hoạch là một sự đổi mới cần thiết
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là một bản kế hoạch tổng hợp trên nhiều mặt, bao quát nhiều vấn đề của toàn xã hội. Do vậy, tăng cƣờng sự tham gia của nhiều cơ quan, đoàn thể và các tổ chức trong xã hội vào quá trình lập kế hoạch là một yêu cầu tất yếu.
Sự tham gia của các cấp, các ngành vào quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng từ việc xây dựng các chỉ tiêu đến việc cân đối các nguồn lực tài chính và dự toán ngân sách sẽ giúp đƣa ra các mục tiêu kế hoạch sát với nhu cầu thực tế, nguồn lực xã hội sẽ đƣợc huy động tối đa và đƣợc phân bổ hiệu hơn. Mở rộng sự tham gia của nhiều đơn vị trong kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội của một địa phƣơng cũng là một cách nâng cao trách nhiệm của các đơn vị đó trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Các đơn vị tham gia vào quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có thể thông qua việc cung cấp thông tin phục vụ cho đánh giá, tham gia đánh giá, phân tích thực trạng, xác định mục tiêu ƣu tiên, các nhu cầu cấp thiết, thảo luận các giải pháp cụ thể và thảo luận về các phƣơng án phân bổ ngân sách, huy động nguồn lực xã hội.
Bên cạnh sự tham gia của các cấp, các ngành ở địa phƣơng có thể huy động sự tham gia của các tổ chức tƣ vấn, các cơ quan nghiên cứu nhƣ các trƣờng đại học, các chuyên gia đầu ngành… Đây là những đơn vị, cá nhân có chuyên môn nghiệp vụ cao, có thể giúp địa phƣơng trong việc sử dụng các công cụ phân tích, đánh giá, giúp đào tạo cán bộ kế hoạch địa phƣơng đôi khi có thể giúp các địa phƣơng đƣa ra những nhận định, đánh giá khách quan trong bản kế hoạch.
Gắn trách nhiệm của chính quyền cấp huyện lên cao hơn trong hoạt động của các dịch vụ công nhƣ: Triển khai các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội ngay tại các địa bàn cơ sở. Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tƣ phối hợp nghiên cứu, triển khai các bƣớc đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp. Quá trình triển khai các bên liên quan tập trung tài trợ tài chính và hỗ trợ về kỹ thuật, tập huấn cho cán bộ làm công tác kế hoạch.