Trong những năm gần đây, khi Nhà nƣớc có chủ trƣơng phát triển năng lƣợng tái tạo để tăng cƣờng năng lƣợng quốc gia, đồng thời hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực khai thác và sử dụng năng lƣợng tái tạo, lồng ghép chƣơng trình phát triển năng lƣợng tái tạo với các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội
khác, bên cạnh đó, cùng với sự quan tâm của các nhà đầu tƣ đối với tiềm năng phát triển năng lƣợng tái tạo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, sự quyết tâm, đồng thuận của tập thể lãnh đạo tỉnh đối với lĩnh vực này tại địa phƣơng, tỉnh đã chú trọng nghiên cứu, xây dựng các chính sách, bƣớc đầu khuyến khích các nhà đầu tƣ phát triển năng lƣợng tái tạo tại địa phƣơng, cụ thể nhƣ sau:
Trên cơ sở lập quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đắk Lắk, Bộ Công Thƣơng đã ban hành Quyết định số 3946 QĐ-BCT ngày 16 10 2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035 - Hợp phần I: Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110 kV.
Đối với thủy điện, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 444 QĐ-UBND ngày 15 3 2005 về quy hoạch thủy điện nhỏ tỉnh Đắk Lắk.
Đối với điện mặt trời, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng Đề án quy hoạch phát triển điện mặt trời tỉnh giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gửi Bộ Công Thƣơng, trên cơ sở này, Bộ Công Thƣơng đã có Công văn số 10694/BCT-ĐL ngày 27 12 2018 về thống nhất nội dung tiềm năng kỹ thuật của các nguồn năng lƣợng tái tạo trong Đề án Quy hoạch năng lƣợng tái tạo tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, có xét đến năm 2030 để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh và Quy hoạch phát triển điện lực đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch năm 2017.
Đối với điện gió, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng Đề án quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, có xét đến năm 2030. Ngày 18 01 2018, Bộ Công Thƣơng ban hành Quyết định số 234 QĐ-BCT phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Đắk Lắk giai đoạn đến 2020, có xét đến năm 2030”.
Đối với điện sinh khối, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng Đề án Quy hoạch năng lƣợng sinh khối tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2020, định hƣớng đến năm 2030, trên cơ sở này, Bộ Công Thƣơng đã có Công văn số 10694 BCT-ĐL ngày 27 12 2018 về thống nhất nội dung tiềm năng kỹ thuật của các nguồn năng
lƣợng tái tạo trong Đề án Quy hoạch năng lƣợng tái tạo tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, có xét đến năm 2030 để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh và Quy hoạch phát triển điện lực đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch năm 2017.
Trên cơ sở quy hoạch đƣợc lập và thống nhất chủ trƣơng của Bộ Công Thƣơng đối với phát triển năng lƣợng tái tạo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, các nhà đầu tƣ đang và sẽ triển khai dự án trên địa bàn tỉnh có cơ sở thực hiện và triển khai các bƣớc tiếp theo, đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh công bố quy hoạch phát triển năng lƣợng tái tạo để kêu gọi các nhà đầu tƣ và bố trí quỹ đất cho phát triển lĩnh vực này.
2.3.2. Tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Tại tỉnh Đắk Lắk, Sở Công Thƣơng đóng vai trò tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về năng lƣợng, bao gồm: Điện, năng lƣợng tái tạo. Sở Công Thƣơng chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Công Thƣơng và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển điện lực, phát triển việc ứng dụng năng lƣợng mới, năng lƣợng tái tạo trên địa bàn tỉnh; đối với từng dự án năng lƣợng tái tạo cụ thể, hƣớng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tƣ thực hiện các thủ tục bổ sung dự án vào quy hoạch phát triển điện lực tỉnh theo quy định; đồng thời, báo cáo, tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt sau khi nhà đầu tƣ hoàn thiện hồ sơ.
Bên cạnh đó, Sở Công Thƣơng, phòng Kinh tế thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ (ở các huyện là phòng Kinh tế và Hạ tầng) tham mƣu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quản lý phát triển các lĩnh vực thuộc ngành công thƣơng nói chung và phát triển năng lƣợng tái tạo nói riêng (tham gia đề xuất, thẩm tra, thẩm định, giám sát, quyết toán các dự án năng lƣợng tái tạo cấp điện cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất trong địa bàn); thống nhất chức năng quản lý các dự án cấp điện từ nguồn năng lƣợng tái tạo ở
cấp tỉnh, huyện; thực hiện tổ chức nhóm nghiên cứu chuyên sâu về phát triển các dự án năng lƣợng tái tạo. Phối hợp tốt với các đơn vị quản lý khác trên địa bàn (Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan quản lý thuế, hệ thống Ngân hàng…) nhằm nâng cao hiệu quả các dự án và thu hút tốt các nguồn lực khác cho phát triển lĩnh vực này; tổ chức tốt các thông tin hỗ trợ cho các doanh nghiệp về khoa học công nghệ, các chính sách khuyến khích đầu tƣ, khu vực (sản xuất công nghiệp, hoạt động xử lý chát thải rắn sinh hoạt…) có tiềm năng đầu tƣ các dự án phát triển năng lƣợng tái tạo trên địa bàn… [2].
- Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, trên cơ sở các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với các dự án đầu tƣ năng lƣợng tái tạo, đề xuất, tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện thu hút đầu tƣ đối với các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đến đầu tƣ tại tỉnh về lĩnh vực năng lƣợng tái tạo; đảm bảo trình tự, thủ tục đầu tƣ các dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tƣ năm 2014 và các văn bản liên quan.
- Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo quy định của pháp luật về đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, quy định tại Nghị quyết số 69 NQ-CP ngày 06 6 2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Đắk Lắk; Nghị quyết số 106 NQ-CP ngày 14 8 2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Đắk Lắk và Nghị quyết số 71 NQ-CP ngày 08 8 2017 của Chính phủ ban hành chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 01 2017 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Hƣớng dẫn thực hiện nâng cao chất lƣợng trong công tác đánh giá tác động của môi trƣờng theo phân cấp đối với các dự án đầu tƣ về lĩnh vực năng lƣợng tái tạo trên địa bàn tỉnh.
- Sở Xây dựng tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các quy định của Luật Quy hoạch năm 2017 đối với từng dự án năng lƣợng tái tạo; tăng cƣờng công tác tuyên truyền đến chủ đầu tƣ xem xét, thực hiện Thông tƣ số 15/2013/TT-BXD ngày 26 9 2013 của Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình xây dựng sử dụng năng lƣợng có hiệu quả; xây dựng các giải pháp sử dụng năng lƣợng tiết kiệm, năng lƣợng mặt trời, điều khiển thông minh đối với hệ thống chiếu sáng đô thị; đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách, tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác thẩm định công trình, đề xuất sử dụng vật liệu xây dựng mới, lựa chọn phƣơng án thiết kế tạo không gian thân thiện với môi trƣờng tiết kiệm chi phí đầu tƣ…
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, quy hoạch 03 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất), xác định r quy mô, diện tích hợp lý, đúng mục tiêu, đối tƣợng, chủng loại rừng; theo đúng tiêu chí phân loại rừng; bảo đảm khi triển khai thực hiện các dự án năng lƣợng tái tạo không ảnh hƣởng đến quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh.
Tuyên truyền cho chủ các trang trại, chủ các doanh nghiệp, hợp tác xã chăn nuôi… tập trung xem xét thực hiện các công trình năng lƣợng sinh khối tận dụng chất thải động, thực vật.
- Sở Tƣ pháp tuyên truyền về pháp luật liên quan đến việc phát triển năng lƣợng tái tạo; thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc phát triển năng lƣợng tái tạo theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 34 2016 NĐ-CP ngày 14 5 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Sở Khoa học và Công nghệ tăng cƣờng công tác nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các công nghệ mới, sử dụng nguồn năng lƣợng tái tạo thân thiện môi trƣờng, tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh.
Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện thanh, kiểm tra các doanh nghiệp về công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị nhằm hạn chế việc sử dụng các dây chuyền, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu tổn hao nhiều năng lƣợng nhƣng hiệu suất thấp không thân thiện với môi trƣờng…
- Sở Tài chính tăng cƣờng công tác hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nƣớc để chi trả tiền điện, đầu tƣ mua sắm thiết bị tiêu thụ điện nói riêng và năng lƣợng nói chung theo Quyết định số 68 2011 QĐ-TTg ngày 12 12 2011của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Danh mục phƣơng tiện, thiết bị tiết kiệm năng lƣợng đƣợc trang bị, mua sắm đối với cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc.
- Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan báo, đài trên địa bàn tỉnh và các đơn vị có liên quan tích cực tuyên truyền các chủ trƣơng chính sách ƣu đãi của Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thu hút đầu tƣ các dự án năng lƣợng tái tạo trên địa bàn tỉnh. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về nội dung phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng, song hành cùng phát triển năng lƣợng xanh, sạch, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.
- Công ty Điện lực Đắk Lắk phối hợp với Sở Công Thƣơng, các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch sử dụng tiết kiệm điện trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ hòa lƣới điện quốc gia cho các dự án điện năng lƣợng tái tạo trên địa bàn tỉnh.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trƣơng tiết kiệm năng lƣợng, phát triển kinh tế xã hội bền vững, sử dụng năng lƣợng thân thiện với môi trƣờng, đến Nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức và các đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn quản lý; giới thiệu quỹ đất, đánh giá tiềm năng, thế mạnh năng lƣợng tái tạo có thể có trên địa bàn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý; đồng thời, có trách nhiệm điều chỉnh cục bộ quy hoạch, đăng ký danh mục các công trình dự án đầu tƣ vào Kế
hoạch sử dụng đất, hỗ trợ nhà đầu tƣ thực hiện công tác hỗ trợ, đền bù giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án...
2.3.3. Công tác lập quy hoạch
2.3.3.1. Quan điểm lập quy hoạch
Trên cơ sở điều tra đánh giá hiện trạng về tiềm năng, khả năng khai thác và sử dụng nguồn năng lƣợng tái tạo trên địa bàn toàn tỉnh, quy hoạch năng lƣợng tái tạo đƣợc xây dựng theo các định hƣớng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, quy hoạch đánh giá đƣợc tiềm năng năng lƣợng tái tạo của tỉnh, từ đó đề ra lộ trình khai thác, sử dụng năng lƣợng tái tạo một cách hiệu quả và bền vững.
Thứ hai, quy hoạch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030, phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành nhƣ: Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông, quy hoạch đô thị và nông thôn mới, quy hoạch phát triển điện lực tỉnh…
Thứ ba, quy hoạch các dự án điện năng lƣợng tái tạo tại các khu vực đất đai cằn cỗi, không mang lại hiệu quả kinh tế cao về nông nghiệp, trên các hồ thủy lợi, thủy điện, ƣu tiên quy hoạch dự án điện năng lƣợng tái tạo kết hợp trồng nông nghiệp nhằm khai thác tiềm năng điện năng lƣợng tái tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sử dụng nguồn nƣớc... đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững, trên cơ sở sử dụng hiệu quả nguồn năng lƣợng của đất nƣớc, góp phần phát triển ngành công nghiệp năng lƣợng cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện tại chỗ.
Thứ tư, quy hoạch giúp nhà đầu tƣ dễ dàng triển khai thực hiện dự án, tạo điều kiện huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế để đầu tƣ phát triển các dự án điện năng lƣợng tái tạo tại địa phƣơng theo quy hoạch đƣợc phê duyệt, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển điện năng lƣợng tái tạo đã đƣợc Chính phủ phê duyệt trong Tổng sơ đồ phát triển điện VII điều chỉnh tại Quyết định số
428 QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ, bổ sung nguồn điện cho Hệ thống điện quốc gia, bảo đảm an ninh năng lƣợng.
Thứ năm, quy hoạch đƣa ra có tính khoa học và thực tiễn cao.
2.3.3.2. Tình hình thực hiện lập quy hoạch - Đối với thủy điện nhỏ
Quy hoạch thủy điện nhỏ tỉnh Đắk Lắk đã đƣợc UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt tại Quyết định số 444 QĐ-UBND ngày 15 3 2005 trên cơ sở thống nhất chủ trƣơng của Bộ Công nghiệp tại Công văn số 901 CV-NLĐK ngày 23 2 2005. Quy hoạch gồm 12 công trình thủy điện có công suất lắp máy từ 0,1 MW đến 30 MW và 79 điểm có tiềm năng về thủy điện sẽ đƣợc nghiên cứu để kêu gọi đầu tƣ.
Trong quá trình triển khai thực hiện các dự án, UBND tỉnh kiểm tra, xem xét sự phù hợp của các dự án với quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch cấp nƣớc cho nông nghiệp và công nghiệp, các công trình an ninh - quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
- Đối với điện mặt trời
Trên thực tế năng lƣợng mặt trời ít có tác động môi trƣờng trong các loại nguồn điện. Nếu đƣợc quy hoạch tốt, điện mặt trời có thể đem lại các lợi ích tổng thể về quy hoạch và đa dạng sinh học. Khi quy hoạch các dự án điện mặt trời tại vùng nông thôn, các yếu tố chính đƣợc xem xét khi lựa chọn địa điểm bao gồm: Tiềm năng năng lƣợng mặt trời, khả năng và chi phí nối lƣới điện quốc gia, quy mô địa điểm, địa hình, lối vào, điều kiện mặt đất, sấp bóng gần và xa, các tác động về cảnh quan, tầm nhìn, hiện trạng sử dụng đất (yêu cầu bảo tồn và đa dạng sinh học; loại trừ các khu vực an ninh, quốc phòng; các khu vực tôn giáo, tín ngƣỡng; nghĩa trang, nghĩa địa; đất có mục đích công cộng…).
Bộ Công Thƣơng cũng đã xem xét và thống nhất tích hợp Quy hoạch phát triển điện mặt trời tỉnh Đắk Lắk vào Quy hoạch tỉnh và Quy hoạch phát triển điện lực, đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch số 21 2017 QH14
và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch [9].