Tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 40)

Tỉnh Quảng Trị là địa phƣơng có khí hậu khá khắc nghiệt, chịu ảnh hƣởng của gió Tây Nam khô nóng và gió mùa Đông Bắc nên thƣờng xuyên bị hạn hán, lũ lụt. Tuy nhiên, tỉnh lại có nhiều lợi thế về năng lƣợng gió, mặt trời để phát triển năng lƣợng tái tạo. Tỉnh đang hƣớng mạnh đến việc thu hút đầu tƣ vào điện gió, mặt trời nhằm đƣa địa phƣơng trở thành trung tâm năng lƣợng của khu vực Bắc miền Trung, với tổng công suất dự kiến đến năm 2020 đạt 500 MW, đến năm 2025 đạt trên 2.900 MW và đến năm 2030 là hơn 6.000 MW. Tỉnh cũng đã có đề án quy hoạch cánh đồng điện mặt trời, điện gió gắn với bảo vệ cảnh quan, môi trƣờng. Để đặt đƣợc mục tiêu này, tỉnh Quảng Trị đã hỗ trợ nhà đầu tƣ vào lĩnh vực năng lƣợng nói chung, điện gió và điện mặt trời nói riêng, thông qua những chính sách ƣu đãi về thuế, giá thuê đất, giải quyết thủ tục hành chính. Đối với điện mặt trời, hiện nay, Bộ Công Thƣơng phân vùng và áp giá điện mặt trời đối với tỉnh Quảng Trị vào vùng 2 (xếp Quảng Trị vào vùng có khí hậu miền Nam). Do đó, tỉnh Quảng Trị đã kiến nghị Bộ Công Thƣơng đƣa địa phƣơng vào vùng mức xạ mặt trời số 1 (vùng 1), nhằm tạo điều kiện cho tỉnh thu hút nhiều dự án điện mặt trời, khai thác hiệu quả lợi thế hiện có của tỉnh…[48].

Tiểu kết chƣơng 1

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Việt Nam đang từng bƣớc xây dựng, hoàn thiện các thể chế liên quan đến lĩnh vực năng lƣợng tái tạo nhằm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực năng lƣợng tái tạo. Phát triển năng lƣợng tái tạo, sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả không chỉ là giải pháp quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu mà còn mang lại các cơ hội và lợi ích kinh tế mới, tăng cƣờng tiếp cận năng lƣợng cho ngƣời nghèo, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng và góp phần đảm bảo an ninh

năng lƣợng của các quốc gia. Chính phủ Việt Nam cũng đã kịp thời ban hành nhiều chính sách, chƣơng trình mục tiêu quốc gia, định hƣớng phát triển năng lƣợng tái tạo, giảm phát thải khí nhà kính và hƣớng tới tăng trƣởng xanh.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LĨNH VỰC NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát chung về tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Về vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên

Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở trung tâm cao nguyên Nam Trung bộ, có vị trí địa lý đƣợc xác định bởi các tọa độ: Từ 1209’45” đến 13025’06” và từ 107028’57” đến 108059’37”. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa và phía Tây giáp với Vƣơng quốc Campuchia.

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.303.049 hecta, chiếm khoảng 24% diện tích toàn vùng Tây Nguyên và khoảng 4% diện tích tự nhiên của cả nƣớc. Tỉnh hiện có 15 đơn vị hành chính cấp huyện trong đó có 01 thành phố (Buôn Ma Thuột - trung tâm tỉnh lỵ), 01 thị xã (Buôn Hồ) và 13 huyện; 184 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 20 phƣờng, 12 thị trấn và 152 xã; với 2.481 thôn, buôn, tổ dân phố, trong đó có 1.559 thôn, 599 buôn, 323 tổ dân phố.

Địa hình của tỉnh Đắk Lắk có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên và núi cao, có hƣớng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc.

Khí hậu tỉnh Đắk Lắk vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hƣởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu có 2 mùa r rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió Tây Nam thịnh hành, các tháng có lƣợng mƣa lớn nhất là tháng 7, 8, 9, lƣợng mƣa chiếm 80 - 90% lƣợng mƣa năm; Riêng vùng phía Đông do chịu ảnh hƣởng của Đông Trƣờng Sơn nên mùa mƣa kéo dài hơn tới tháng 11. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng.

Lƣợng mƣa trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 1.600 - 1.800 mm, trong đó vùng có lƣợng mƣa lớn nhất là vùng phía Nam (1.950 - 2.000 mm); vùng có lƣợng mƣa thấp nhất là vùng phía Tây Bắc (1.500 - 1.550mm). Lƣợng mƣa trong 6 tháng mùa mƣa chiếm 84% lƣợng mƣa năm, mùa khô lƣợng mƣa chiếm 16%, vùng Ea Súp lƣợng mƣa mùa khô chiếm 10%, có năm không có mƣa. Các tháng có lƣợng mƣa lớn là tháng 8, 9.

Nhiệt độ trung bình ở độ cao 500 - 800m từ 22 - 23oC, vùng có độ cao thấp nhƣ thành phố Buôn Ma Thuột nhiệt độ trung bình 23,7oC, huyện M’Drắk nhiệt độ trung bình 24oC. Tổng nhiệt độ năm giảm dần theo độ cao. Biên độ nhiệt trong ngày lớn, có ngày đạt 20o

C.

Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khá cao, khoảng 2.469 giờ năm (giai đoạn 2009 - 2016), trong đó, năm cao nhất là năm 2015 với 2.880 giờ nắng và thấp nhất năm 2011 với 2.193 giờ nắng.

Chế độ gió có 2 hƣớng gió chính theo 2 mùa, mùa mƣa gió Tây Nam thịnh hành thƣờng thổi nhẹ cấp 2, cấp 3. Mùa khô gió Đông Bắc thổi mạnh cấp 3, cấp 4, có lúc gió mạnh lên cấp 6, cấp 7. Mùa khô tốc độ gió lớn thƣờng gây khô hạn.

Đắk Lắk có hai hệ thống sông chính là Sêrêpốk và sông Ba cùng với trên 600 hồ nƣớc tự nhiên và nhân tạo, nhiều con suối có độ dài trên 10km đã tạo cho Đắk Lắk một mạng lƣới sông, suối, hồ (tự nhiên và nhân tạo) khá dày đặc (khoảng 0,8 km km2) với tổng diện tích hàng chục ngàn ha mặt nƣớc, thuận lợi để phát triển thủy điện, ngành nuôi trồng thủy sản...

Tài nguyên đất của Đắk Lắk rất phong phú, theo kết quả điều tra bổ sung, chỉnh lý bản đồ đất năm 2014, toàn tỉnh Đắk Lắk có 8 nhóm đất chính với 21 đơn vị phân loại đất, trong đó, nhóm đất đỏ vàng có diện tích 944,9 nghìn ha, chiếm 72% diện tích tự nhiên (trong đó, đất bazan 335,3 nghìn ha, chiếm 25,5% diện tích tự nhiên).

Đắk Lắk có các trục đƣờng giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Có quốc lộ 14 nối Đắk Lắk với Gia Lai (phía Bắc) và với Đắk Nông (phía Nam); quốc lộ 26 nối tỉnh với thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và quốc lộ 27 đi thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) là hai trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc; có sân bay Buôn Ma Thuột với các tuyến bay đến Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vinh (Nghệ An) [43].

2.1.2. Về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

Từ cuối thế kỷ XIX, với sự xuất hiện của ngƣời Pháp và sau đó là ngƣời Mỹ, ngƣời dân vùng Tây Nguyên Đắk Lắk đã làm quen với kinh tế hàng hóa. Tuy nhiên, kinh tế của tỉnh đã thay đổi bƣớc ngoặt từ sau năm 1975, với chủ trƣơng phát triển thế mạnh nông - lâm nghiệp, một phƣơng thức sản xuất mới đƣợc hình thành cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông, thủy lợi... và các kỹ thuật canh tác lúa nƣớc, cây nông nghiệp dài ngày nhƣ cao su, cà phê, tiêu. Từ đó, nông phẩm dần trở thành hành hóa trao đổi trên thị trƣờng.

Khi chính sách mở cửa thị trƣờng trong nƣớc, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp và công nghiệp chế biến, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế của tỉnh.

Giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 8% năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tiến bộ, tăng dần tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp. Quy mô nền kinh tế gấp 1,46 lần; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 34,9 triệu đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2010. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 3.373 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu đạt 73 triệu USD; tổng thu cân đối ngân sách đạt 16.710 tỷ đồng bằng 6,9% so GDP; tổng chi cân đối ngân sách nhà nƣớc đạt 44.165 tỷ đồng [44].

Giai đoạn 2015 - 2020, tăng trƣởng kinh tế bình quân ƣớc đạt 8,75% năm, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (kế hoạch 8,5 - 9%). Quy mô nền kinh tế tăng cao,

năm 2020 ƣớc đạt 62.500 tỷ đồng, cao gấp 1,52 lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản, tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ (Nông, lâm, thủy sản giảm từ 45,4% năm 2015 xuống còn 36,05% năm 2020 (KH đến năm 2020 nông, lâm, thủy sản chiếm 38,5 - 39,5%); tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng từ 15,64% năm 2015 lên 16,52% năm 2020 (KH đến năm 2020, công nghiệp - xây dựng chiếm 17,5 - 18,5%) và tăng dần tỷ trọng khu vực dịch vụ từ 35,32% năm 2015 lên 45,19% năm 2020 (KH đến năm 2020 dịch vụ chiếm 39- 40%)). Thu nhập bình quân đầu ngƣời (theo giá hiện hành) ngày càng tăng, năm 2015 đạt 32,73 triệu đồng, đến năm 2020 đạt khoảng 54,55 triệu đồng (tƣơng đƣơng 2.400 USD), cao gấp 1,67 lần so với năm 2015 [46].

Kinh tế phát triển ổn định, tăng trƣởng bình quân hàng năm cao hơn so với nhịp độ tăng trƣởng GDP cả nƣớc. Các đột phá chiến lƣợc và cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng đạt đƣợc kết quả bƣớc đầu. Các ngành sản xuất chủ yếu có mức tăng trƣởng khá. Nông nghiệp, dịch vụ, du lịch và năng lƣợng tái tạo... phát triển, phát huy đƣợc lợi thế của địa phƣơng; thu ngân sách nhà nƣớc hàng năm đạt khá, vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; đầu tƣ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đạt kết quả quan trọng, phát huy hiệu quả vốn đầu tƣ, diện mạo đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc. Văn hóa - xã hội có chuyển biến tốt, nguồn nhân lực và khoa học, công nghệ có bƣớc phát triển; chất lƣợng giáo dục, y tế và đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân đƣợc nâng lên. Cải cách hành chính có nhiều chuyển biến tích cực; hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo điều hành của bộ máy chính quyền các cấp đƣợc nâng lên r rệt; an ninh trật tự xã hội đƣợc đảm bảo, quốc phòng - an ninh tiếp tục đƣợc giữ vững.

2.1.3. Đánh giá sự tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk với sự phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, Đắk Lắk là địa phƣơng đƣợc nhiều nhà đầu tƣ chiến lƣợc trong nƣớc và quốc tế quan tâm,

chú ý và đánh giá là điểm đầu tƣ tiềm năng để phát triển các nguồn năng lƣợng tái tạo (nhƣ điện gió và điện mặt trời), bởi đây là một trong số ít địa phƣơng có lƣợng nắng và gió trung bình hàng năm rất lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho Đắk Lắk phát triển năng lƣợng mặt trời và năng lƣợng gió, đồng thời, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp năng lƣợng từ thủy điện sang quang điện và phong điện (điện mặt trời, điện gió).

2.2. Khái quát tiềm năng, thuận lợi về năng lƣợng tái tạo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tỉnh Đắk Lắk

2.2.1. Năng lượng thủy điện nhỏ

Đắk Lắk là tỉnh có tiềm năng thủy điện rất phong phú của khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là các thủy điện vừa và nhỏ do có lợi thế nhiều kiểu địa hình khác nhau tạo nên sự đa dạng về sông suối. Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh thuộc 2 lƣu vực chính: Sông Sêrêpốk và sông Ba:

- Hệ thống sông Sêrêpốk: Chiều dài sông chính 315 km, diện tích lƣu vực 30.100 km2 (trong phạm vi Đắk Lắk 4.200 km2) là sự hợp thành của hai con sông lớn: Krông Knô và Krông Ana:

+ Sông Krông Ana gồm các nhánh chính hợp thành: Suối Krông Búk bắt nguồn từ dãy núi Rồng thuộc cao nguyên Buôn Ma Thuột, suối Krông Pắc bắt nguồn từ dãy núi phía Tây tỉnh Khánh Hoà và suối Krông Bông bắt nguồn từ dãy núi phía Đông Nam tỉnh. Sông chính chảy theo hƣớng Đông - Tây với chiều dài 215 km, diện tích lƣu vực 3.960 km2. Dòng chảy bình quân 21 l s km2. Độ dốc lòng sông không đồng đều, những nhánh lớn ở thƣợng nguồn 4-5%, đoạn hạ lƣu thuộc Lắk - Buôn Trăp có độ dốc 0,25%.

+ Sông Krông Knô: Bắt nguồn từ dãy núi cao Chƣ Jang Sin (2.442 m) chảy theo hƣớng Đông Nam - Tây Bắc, toàn bộ lƣu vực của sông hầu hết là rừng núi, thƣợng lƣu hẹp và dốc, bề rộng của dòng sông lớn dần từ thƣợng lƣu xuống hạ lƣu. Tổng diện tích lƣu vực sông là 3.920 km2

km, độ dốc trung bình của sông 6,8%. Dòng chảy bình quân trên toàn lƣu vực là 34 lít/s/km2.

- Hệ thống sông Ba: Lƣu vực sông Ba nằm về phía Đông Bắc tỉnh với diện tỉnh khoảng 2.824 km2

và có hai thuỷ lƣu chính chảy trong phạm vi của tỉnh là: Ea Krông Hin và Ea Krông H’năng. Hai sông này bắt nguồn từ dãy núi cao và chảy qua các vùng có lƣợng mƣa lớn và phong phú.

+ Sông Krông H’năng: Bắt nguồn từ dãy núi Chƣ Tun có độ cao 1.200m, sông chảy theo hƣớng Bắc Nam đến huyện Ea Kar chuyển hƣớng Tây - Đông sau đó chuyển hƣớng Nam - Bắc rồi nhập với sông Ba ở vùng giáp giới giữa Gia Lai và Phú Yên có chiều dài 130km, diện tích lƣu vực 1.840 km2. Dòng chảy phần lớn trong địa phận của Đắk Lắk với diện tích lƣu vực 1.542 km2, chiều dài sông chính 130 km, độ dốc lòng sông 7,45% và mật độ lƣới sông 0,54 km km2.

+ Sông Krông Hin bắt nguồn từ dãy Cƣ Mu với đỉnh cao 2.051 m, chiều dài sông chính 88 km, lƣu vực 1.040 km2, sông có nhiều bậc thang, độ dốc lòng sông 15,5% và mật độ lƣới sông 0,53km/km2. Do lƣợng mƣa phân bố không đều theo thời gian, theo vùng và địa hình chia cắt phức tạp nên mùa mƣa thƣờng bị ngập úng cục bộ tại một số vùng ven sông: Krông Nô, Krông Ana và Krông Pách, mùa khô lại xảy ra tình trạng thiếu nƣớc nghiêm trọng.

Hai dòng sông này có tiềm năng thuỷ điện, còn khả năng cấp nƣớc cho sản xuất không nhiều do địa hình dốc và đất nông nghiệp ít.

+ Hệ thống sông Ea H’Leo: Sông Ea H’Leo bắt nguồn từ độ cao 800 m trên địa phận xã Dliê Ya huyện Krông Năng có chiều dài 143 km, chạy qua 2 huyện Ea H’leo và Ea Súp trƣớc khi hợp lƣu với suối Ea Lốp cách biên giới Việt Nam - Campuchia khoảng 1km rồi đổ vào sông Sêrêpốk trên đất Campuchia. Diện tích lƣu vực là 3.080km2

nằm trên địa bàn 6 huyện thuộc 2 tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai. Sông Ea H’Leo có nhánh chính là suối Ea Súp, diện tích lƣu vực 994 km2 chiều dài 104 km.

Đặc điểm nổi bật của thủy văn Đắk Lắk là: Lƣợng nƣớc mùa lũ chiếm từ 70 - 80% lƣợng nƣớc cả năm; lƣợng nƣớc tháng lớn nhất chiếm từ 20 - 29% lƣợng nƣớc cả năm và lƣợng nƣớc tháng kiệt nhất chiếm từ 2 - 2,5% lƣợng nƣớc cả năm, vùng phía tả sông Srêpốk và Ea Súp nƣớc không còn sau khi hết mƣa.

- Hệ thống hồ đập: Trên địa bàn tỉnh có 642 hồ tự nhiên và nhân tạo, độ sâu từ vài mét tới 25m. Tổng dung tích các hồ chứa là gần 2 tỷ m3

nƣớc. Đây có thể coi là kho chứa nƣớc phục vụ cho các nhu cầu dân sinh, kinh tế: Tƣới tiêu, du lịch tham quan, nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ môi trƣờng…

Để phát huy hiệu quả khai thác các dự án thủy điện, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk có chủ trƣơng ƣu tiên, khuyến khích, huy động các nguồn vốn phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)