Tăng cường thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của NGUYÊN đơn TRONG GIẢI QUYẾT các vụ VIỆC dân sự ở HUYỆN TUYÊN hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 89 - 95)

Để bảo đảm thực hiện tốt các quyền của nguyên đơn trong vụ việc dân sự không thể không thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác này. Nguyên đơn tham gia vụ việc dân sự xuyên suốt quá trình của một vụ việc dân sự, chính vì vậy qua từng giai đoạn tố tụng của vụ việc, nguyên đơn thực hiện những quyền cụ thể của mình khác nhau. Việc những quyền đó có được tôn trọng và bảo đảm thực hiện đúng hay không thì cần phải thực hiện những giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, cần phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra định kỳ thường

xuyên việc thực hiện, bảo đảm quyền của nguyên đơn trong vụ việc dân sự thông qua việc kiểm tra hồ sơ vụ việc dân sự đó, từ đó kiến nghị khắc phục những vi phạm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng vi phạm việc bảo đảm quyền của nguyên đơn trong từ vụ việc dân sự cụ thể, tránh lặp lại tình trạng đó trong các vụ việc dân sự tiếp theo.

Thứ hai, thường xuyên tổ chức các cuộc họp giữa các cơ quan tiến hành

tố tụng, người tiến hành tố tụng trong các vụ việc dân sự xảy trên địa bàn để phát hiện, trao đổi, rút kinh nghiệm và kiểm điểm vi phạm của từng cá nhân

cụ thể trong từng vụ việc, qua đó giúp cho các cơ quan, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm, tôn trọng và bảo đảm quyền của nguyên đơn được thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Tóm tắt chương 3

Nguyên đơn trong vụ việc dân sự là một trong những chủ thể quan trọng, để đảm bảo quyền của nguyên đơn trong các vụ việc dân sự được thực hiện đúng và đầy đủ là trách nhiệm của các cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng trong vụ việc dân sự. Để thực hiện tốt việc bảo đảm quyền của nguyên đơn trong vụ việc dân sự trong cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình nói riêng thì cần phải có những phương hướng, giải pháp cụ thể, phù hợp, giúp cho nguyên đơn khi tham gia tố tụng trong vụ việc dân sự luôn được bảo đảm quyền của mình. Chính vì vậy, tôi đề xuất phương hướng và những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những thiếu sót, hạn chế trong việc thực hiện quyền của nguyên đơn tại đại bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định về quyền của nguyên đơn, và việc thực hiện, bảo đảm quyền đó trên thực tế.

KẾT LUẬN

Trong vụ việc dân sự, nguyên đơn được coi là chủ thể quan trọng, nếu thiếu chủ thể này thì vụ việc dân sự không thể phát sinh. Có thể thấy nguyên đơn trong vụ việc dân sự không những chỉ là người khởi kiện hay người được cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật tố tụng dân sự quy định khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm mà nguyên đơn trong vụ việc dân sự còn là cơ quan, tổ chức khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách. Việc tham gia tố tụng của nguyên đơn trong vụ việc dân sự mang tính chủ động hơn so với các đương sự khác. Hoạt động tố tụng của nguyên đơn có thể dẫn đến việc làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng của vụ việc. Việc Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực là một kết quả quan trọng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chế định quy định về thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án, trong đó có các quy phạm quy định rõ ràng về các vấn đề pháp lý của nguyên đơn. Tuy nhiên chưa quy định cụ thể quyền của nguyên đơn trong các việc dân sự, nên thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định quyền của chủ thể này trong việc dân sư. Vì vậy trong Luận văn này tôi đi sâu phân tích về quyền của nguyên đơn trong vụ việc dân sự nói chung và trong giải quyết các vụ việc dân sự tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình nói riêng. Điều này có ý nghĩa quan trọng của việc xác định thành phần, tư cách nguyên đơn trong các vụ việc dân sự, góp phần trong việc bảo vệ quyền và nghĩa vụ dân sự chính đáng của họ và đây cũng là cơ sở quan trọng cho quá trình giải quyết các vụ việc dân sự một cách chính xác, khách quan.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1.Nguyễn Công Bình (2005), "Các quy định về chứng minh trong TTDS",

Tạp chí luật học.

2.Nguyễn Công Bình (2006), Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong

TTDS Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học.

3. Nguyễn Việt Cường (2005), "Người tham gia tố tụng", Tạp chí Tòa án.

4.Nguyễn Triều Dương (2011), Đương sự trong TTDS - Một số vấn đề lý

luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ XII,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005

của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

7.Lê Thu Hà (2006), Bình luận khoa học - Một số vấn đề của pháp luật tố

tụng dân sự và thực tiễn áp dụng, Nxb tư pháp, Hà Nội.

8.Nguyễn Ngọc Khánh (2005), "Những nguyên tắc tố tụng đặc trưng trong BLTTDS", Tạp chí kiểm sát, số 1, tr.19-23.

9.Nguyễn Ngọc Khánh (2005), "Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự

trong BLTTDS", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5, tr.64-66.

10. Nguyễn Văn Khuê (2004), "Một số ý kiến xung quanh vấn đề chứng cứ", Tạp chí Kiểm sát.

11. Nghị quyết 103/2015/QH13 về thi hành Bộ luật tố tụng dân sự.

12. Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành quy định của Nghị quyết 103/2015/QH13 về thi hành Bộ luật tố tụng dân sự

14. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự năm 2015, Hà Nội. 15. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

16. Quốc hội (2014), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội. 17. Quốc hội (2014), Luật tổ chức Toà án nhân dân, Hà Nội.

18. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự, Bxb. Công an nhân dân, Hà Nội 2009.

19. Từ điển Luật học, Nxb Từ điển khoa học, Hà Nội, năm 2006.

20. Tập bài giảng Luật tố tụng dân sự, Trường Đại học Luât thành phố Hồ Chí Minh.

21. Trần Minh Tiến (2006), "Bản án dân sự sơ thẩm với nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự", Tạp chí nghề Luật, số 5.

22. Toà án nhân dân huyện Tuyên Hoá (2013), Báo cáo công tác xét xử năm 2013 - phương hướng nhiệm vụ năm 2014.

23. Toà án nhân dân huyện Tuyên Hoá (2014), Báo cáo công tác xét xử năm 2014 - phương hướng nhiệm vụ năm 2015.

24. Toà án nhân dân huyện Tuyên Hoá (2015), Báo cáo công tác xét xử năm 2015 - phương hướng nhiệm vụ năm 2016.

25. Toà án nhân dân huyện Tuyên Hoá (2016), Báo cáo công tác xét xử năm 2016 - phương hướng nhiệm vụ năm 2017.

26. Toà án nhân dân huyện Tuyên Hoá (2017), Báo cáo công tác xét xử năm 2017 - phương hướng nhiệm vụ năm 2018.

27. Toà án nhân dân huyện Tuyên Hoá (2017), Báo cáo công tác xét xử 05 năm 2013 - 2017.

28. Uỷ ban nhân dân huyện Tuyên Hóa (2016), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.

Website: 29.http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1813 30. http://npklaw.com/en/articles/civil-articles/376-nguyen-tac-quyen-quyet- dinh-va-tu-dinh-doat-cua-duong-su-trong-to-tung-dan-su-to-tung-hanh- chinh.html 31. http://www.tamnhin.net.vn/dam-bao-quyen-tranh-luan-trong-to-tung-dan- su-d1173.html 32. http://luatsuhongocdiep.vn/cafe-luat/thu-thap-chung-cu-va-quyen-khieu- nai-cua-duong-su.html 33. http://www.Vietlaw.gov.vn 34. http://vietnamlawjoumal.com.vn 35. http://www.nclp.gov.vn 36. http://westlaw.com 37. http://toaan.gov.vn Tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của NGUYÊN đơn TRONG GIẢI QUYẾT các vụ VIỆC dân sự ở HUYỆN TUYÊN hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 89 - 95)