Hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của NGUYÊN đơn TRONG GIẢI QUYẾT các vụ VIỆC dân sự ở HUYỆN TUYÊN hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 80 - 85)

Để quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về quyền của nguyên đơn được thực hiện tốt trên thực tế thì cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc hướng dẫn một số quy định cụ thể hơn như sau:

Một là, Bộ luật tố tụng dân sự chỉ quy định về quyền của nguyên đơn

trong giải quyết vụ án dân sự mà chưa quy định rõ về quyền của nguyên đơn trong việc dân sự, sự thiếu hụt này đã gây không ít khó khăn cho đương sự trong vụ việc dân sự khi họ tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Vì vậy cần quy định bổ sung về nguyên đơn trong việc dân sự để họ có thể bảo vệ quyền, lợi ích của mình một cách hiệu quả, tức là phải sửa đổi Điều 70, 71 Bộ luật tố tụng dân sự theo hướng quy định nguyên đơn trong việc dân sự cũng như quy định các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ như các nguyên đơn trong vụ án dân sự.

Hai là, hiện nay BLTTDS quy định thủ tục giải quyết các vụ án dân sự

và việc dân sự khác nhau, nhưng lại không quy định thủ tục chuyển hóa trong việc giải quyết giữa các vụ việc dân sự dẫn đến làm phức tạp hóa quá trình giải quyết các vụ việc cụ thể, gây khó khăn cho đương sự cũng như nguyên đơn trong việc định đoạt bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình vì vậy cần quy định thủ tục chuyển hóa trong việc giải quyết giữa các vụ việc dân sự để đơn giản hóa quá trình giải quyết.

Ba là, BLTTDS cần quy định nguyên đơn được toà án triệu tập vắng

mặt có lý do chính đáng lần thứ bao nhiêu cũng phải hoãn để triệu tập lần thứ tiếp theo để bảo đảm quyền tham gia của đương sự.

Bốn là, trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước phiên toà sơ thẩm thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu của nguyên đơn đã rút đơn, còn Toà án vẫn giải quyết các yêu cầu của các nguyên đơn khác (nếu có).

Năm là, về quyền của nguyên đơn BLTTDS quy định còn mâu thuẫn và

chưa rõ ràng dẫn đến việc hiểu và thực hiện không thống nhất ví dụ như Điều 218 BLTTDS quy định Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, nhưng không giải thích cụ thể “vượt quá” ở đây là như thế nào. Với việc quy định như trên đã hạn chế quyền tự định đoạt của nguyên đơn, không những gây khó khăn cho nguyên đơn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của mình mà có thể tạo ra thành nhiều vụ án khác nhau bởi nguyên đơn không được thay đổi, bổ sung yêu cầu theo hướng vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu ở tại phiên tòa thì họ sẽ phải khởi kiện ở vụ án khác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Vậy nên cần quy định rõ “vượt quá” phạm vi yêu cầu khởi kiện là như thế nào.

Sáu là, về nguyên tắc nguyên đơn phải là chủ thể được giả thiết có

quyền lợi bị tranh chấp hay vi phạm, tuy nhiên luật thực định thừa nhận quyền khởi kiện vụ án dân sự của các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách và tư cách nguyên đơn của các chủ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ quan dân số - gia đình và trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu hủy hôn nhân trái luật giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, hôn nhân vi phạm độ tuổi hoặc chế độ một vợ, một chồng (ngay cả khi người được bảo vệ khước từ quyền được bảo vệ) thì thực chất việc thực hiện quyền yêu cầu của các cơ quan này là vì lợi ích của pháp luật. Theo pháp luật hiện hành thì những chủ thể này là người đại diện hợp pháp của đương sự chứ không phải là nguyên đơn. Do vậy, cần phải sửa đổi pháp luật theo hướng quy

định các cơ quan tổ chức khởi kiện để duy trì trật tự của pháp luật cũng được coi là nguyên đơn dân sự.

Bảy là, cần sửa đổi lại quy định tại Điều 214 BLTTDS 2015 về lý do ra

quyết định tạm đình chỉ. Việc áp dụng Điều 214 BLTTDS năm 2015 sẽ cho thấy một bất cập phát sinh, đó là dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng các căn cứ tạm đình chỉ để Tòa án ban hành quyết định tạm đình chỉ vụ án dẫn đến nhiều vụ án sẽ bị kéo dài thời gian giải quyết một cách không cần thiết, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đương sự, đặc biệt là nguyên đơn.

Tám là, cần có quy định để Tòa án tạo điều kiện cho đương sự cũng

như nguyên đơn biết được các tài liệu chứng cứ của nhau để đảm bảo cho nguyên đơn được tiếp cận một cách nhanh nhất và có hiêu quả nhất cá tài liệu chứng cứ của vụ án, từ đó chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Chín là, để đảm bảo quyền của nguyên đơn trong việc yêu cầu Tòa án

ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đồng thời để pháp luật được hiểu và áp dụng được thống nhất, thiết nghĩ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành hướng dẫn theo hướng cụ thể các trường hợp nguyên đơn được thực hiện quyền “Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án” theo quy định tại khoản 18 Điều 70 BLTTDS năm 2015.

Mười là, bổ sung quy định về chỉ định người đại diện trong tố tụng.

Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy định Toà án chỉ định người đại diện cho nguyên đơn trong trường hợp nguyên đơn là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng không quy định về việc chỉ định người đại diện trong trường hợp nguyên đơn là người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc là người vắng mặt không có tin tức là một thiếu sót.

Thiết nghĩ, trong những trường hợp nguyên đơn là người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc vắng mặt không có tin tức mà không có người đại

diện thì việc chỉ định người đại diện cho họ là hết sức cần thiết. Do vậy, để bảo đảm quyền của nguyên đơn, chúng tôi kiến nghị sửa đổi, bổ sung quyền này theo hướng Toà án chỉ định người đại diện cho nguyên đơn trong cả trường hợp nguyên đơn là người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc vắng mặt không có tin tức.

Mười một là, sửa đổi quy định về điều kiện tham gia của người bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nguyên đơn nhờ người trợ giúp tham gia giải quyết vụ việc.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 63 BLTTDS thì sự tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn phụ thuộc vào sự chấp nhận của Tòa án. Quy định này đã làm phức tạp thêm thủ tục giải quyết vụ việc dân sự, tạo ra cơ chế “xin cho” trong TTDS và gây khó khăn cho nguyên đơn và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trong việc thực hiện quyền khởi kiện.

Từ phân tích trên, chúng tôi kiến nghị sửa đổi quy định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn theo hướng người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn là người được nguyên đơn nhờ tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn mà không cần có sự chấp nhận của Toà án.

Mười hai là, bổ sung, sửa đổi quy định về biện pháp hỗ trợ trong việc

bảo vệ, thu thập chứng cứ, tài liệu.

Sự trợ giúp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án dân sự cũng là một bảo đảm quan trọng để nguyên đơn có thể thực hiện được quyền của mình tại Toà án. Pháp luật quy định các chứng cứ, tài liệu bắt buộc phải nộp kèm theo đơn kiện chỉ cần bao gồm những chứng cứ, tài liệu đủ để xác định điều kiện thụ lý vụ án. Tuy nhiên, xét về thực tế thì trong nhiều trường hợp những chứng cứ, tài liệu ban

đầu này lại không do nguyên đơn nắm giữ và cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ các chứng cứ tài liệu này lại không hợp tác với nguyên đơn, dẫn tới việc thực hiện quyền của nguyên đơn là hết sức khó khăn.

Từ phân tích trên, chúng tôi kiến nghị bổ sung vào BLTTDS quy định về quyền yêu cầu Toà án can thiệp ngay lập tức (không cần chờ đợi văn bản trả lời lý do không cung cấp của các chủ thể này) trong việc thu thập các chứng cứ, tài liệu đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức quản lý, lưu giữ và chế tài áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức này nếu việc từ chối cung cấp của họ là không có lý do chính đáng.

Như vậy, Điều 385 BLTTDS cần được sửa đổi theo hướng: Cá nhân, cơ quan, tổ chức không thực hiện trách nhiệm cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan tới vụ án cho đương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự hoặc Toà án hoặc có hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của người tiến hành tố tụng dân sự thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị Toà án quyết định phạt cảnh cáo, phạt tiền, tạm giữ hành chính hoặc khởi tố về hình sự theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự cho thấy theo pháp luật hiện hành thì nguyên đơn chỉ có quyền yêu cầu Toà án bảo vệ chứng cứ, tài liệu cùng với việc nộp đơn khởi kiện. Quy định này không đủ hiệu quả để ngăn chặn kịp thời hành vi hủy hoại chứng cứ, tài liệu nhằm gây khó khăn cho việc thực hiện quyền của nguyên đơn. Từ phân tích này kiến nghị tiếp theo là cần sửa đổi pháp luật theo hướng quy định về quyền yêu cầu Toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp cần thiết trước khi nguyên đơn khởi kiện nhằm bảo vệ bằng chứng, ngăn chặn kịp thời hành vi hủy hoại chứng cứ, tài liệu tạo cơ sở cho việc thực hiện quyền của nguyên đơn tại Toà án.

Mười ba là, bổ sung quy định về cơ chế bổ nhiệm, chế độ đãi ngộ đối với Thẩm phán nhằm tạo cơ sở cho việc bảo đảm quyền khởi kiện của đương sự.

Sự độc lập, vô tư khách quan của Tòa án được ghi nhận như những nguyên tắc quan trọng nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó có các quyền của nguyên đơn (Điều 11 và Điều 16 BLTTDS). Tuy nhiên, để bảo đảm sự độc lập của Thẩm phán, hội thẩm nhân dân thì việc ghi nhận bằng pháp luật như trên vẫn chưa đủ mà cần phải có thêm những cơ chế hỗ trợ khác như về cơ chế bổ nhiệm Thẩm phán, chế độ đãi ngộ.

Từ phân tích này chúng tôi kiến nghị bổ sung quy định về chế độ bổ nhiệm Thẩm phán với nhiệm kỳ suốt đời và chỉ bị bãi miễn nếu vi phạm nghiêm trọng pháp luật hoặc không đủ tư cách để tiếp tục hành nghề. Ngoài ra, các quy định về một chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với người làm nghề Thẩm phán và cơ chế giám sát, kỷ luật cũng được xem là một giải pháp để bảo đảm thực thi quyền khởi kiện từ phía Toà án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của NGUYÊN đơn TRONG GIẢI QUYẾT các vụ VIỆC dân sự ở HUYỆN TUYÊN hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 80 - 85)