Các quyền khác của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của NGUYÊN đơn TRONG GIẢI QUYẾT các vụ VIỆC dân sự ở HUYỆN TUYÊN hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 45 - 48)

Ngoài hai nhóm quyền quan trọng được đề cập ở trên, để bảo đảm cho nguyên đơn có đầy đủ các điều kiện thuận lợi nhất tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, pháp luật tố tụng dân sự hiện hành còn quy định cho nguyên đơn các quyền khác như: Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập; Tham gia phiên tòa; Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này; Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng; Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này; Được cấp trích lục bản án, quyết định của Tòa án; Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

1.3.3.1. Quyền nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

Theo quy định tại khoản 12 Điều 70 BLTTDS, khi tham gia vào quá trình tố tụng, nguyên đơn có quyền được nhận các thông báo hợp lệ để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Các thông báo cũng như các văn bản tố tụng như: Thông báo về việc thụ lý vụ án, giấy triệu tập, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án… Các thông báo và các văn bản tố tụng trên có liên quan trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn. Việc pháp luật quy định nguyên đơn có quyền được nhận các thông báo cũng như các văn bản tố tụng nhằm đảm bảo cho nguyên đơn được bảo đảm tốt nhất quyền bảo vệ cũng như các quyền tố tụng khác của mình.

1.3.3.2. Quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch là những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng có vai trò quyết định trong việc giải quyết vụ án dân sự. Chính vì vậy mà việc họ có khách quan trong quá trình tố tụng dân sự hay không sẽ ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự. Những trường hợp có nguy cơ dẫn đến việc không khách quan trong việc giải quyết vụ án, pháp luật quy định họ phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi. Những căn cứ để thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch được quy định tại các Điều 53, Điều 54, Điều 60, Điều 84 BLTTDS.

Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch cũng được ghi nhận là quyền của đương sự để đảm bảo quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Quyền

này được thực hiện trước hoặc trong phiên tòa. Do vậy, Tòa án phải có trách nhiệm thông báo cho đương sự biết những người tiến hành tố tụng giải quyết vụ án trước khi quyết định đưa vụ án ra xét xử.

1.3.3.3. Quyền tham gia phiên tòa.

Về quyền tham gia phiên tòa, phiên tòa là nơi xem xét và giải quyết các vấn đề của vụ án dân sự. Kết thúc phiên tòa, quyền lợi và nghĩa vụ của các đương sự, đặc biệt là nguyên đơn được Tòa quyết định ghi trong bản án và được đảm bảo thi hành. Bởi vậy, việc tham gia tố tụng tại phiên tòa có ý nghĩa rất lớn đối với việc đảm bảo quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự cũng như là nguyên đơn. Quyền tham gia phiên tòa của nguyên đơn cũng được ghi nhận tại khoản 15 Điều 70 BLTTDS.

1.3.3.4. Quyền tranh luận tại phiên tòa.

Cùng với quyền tham gia phiên tòa, phiên họp pháp luật còn trao cho nguyên đơn một quyền rất quan trọng nữa đó là quyền được tham gia tranh luận tại phiên tòa, quy định tại khoản 20 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự. Đây là điều kiện cần thiết để Hội đồng xét xử nắm bắt được tất cả các tình tiết vụ án. Đồng thời, đây cũng là biện pháp tốt để nguyên đơn đưa ra những chứng cứ, lý lẽ thuyết phục trên cơ sở pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án.

Theo quy định của BLTTDS thì nguyên đơn có quyền tranh luận trong suốt quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự kể từ khi nguyên đơn có yêu cầu và Tòa án thụ lý cho đến khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, quyền tranh luận về chứng cứ, trình bày quan điểm, lập luận của mình về các tình tiết của vụ án; có quyền bác bỏ những lập luận của các đương sự khác, đưa ra quan điểm của mình về hướng giải quyết vụ án; đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án khi được phép của Tòa án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi với người khác; được đối chất với nhau hoặc người làm chứng; có

quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật để yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm…

Tòa án có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tạo điều kiện cho nguyên đơn thực hiện quyền tranh luận để ra bản án, quyết định đúng pháp luật như nguyền đơn phải được Tòa án triệu tập tham gia tố tụng, giải thích cho nguyên đơn quyền tranh luận của họ, tạo điều kiện cho họ biết, sao chụp các chứng cứ, tài liệu do người khác cung cấp hoặc Tòa án thu thập v.v...

1.4. Các yếu tố bảo đảm quyền của nguyên đơn trong giải quyết vụ việc dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của NGUYÊN đơn TRONG GIẢI QUYẾT các vụ VIỆC dân sự ở HUYỆN TUYÊN hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 45 - 48)