Bảo đảm về đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của NGUYÊN đơn TRONG GIẢI QUYẾT các vụ VIỆC dân sự ở HUYỆN TUYÊN hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 49 - 51)

1.4.2.1. Quy định về sự độc lập, khách quan của Tòa án - Bảo đảm cần thiết của việc thực thi quyền của nguyên đơn.

Sự độc lập của Tòa án được ghi nhận là một nguyên tắc quan trọng nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền của nguyên đơn. Sự độc lập và khách quan của Tòa án được quy định tại khoản 1 Điều 12 BLTTDS:

“Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết

việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Ngoài ra, một nguyên tắc

khác cũng được ghi nhận tại khoản 1 Điều 16 BLTTDS là nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng dân sự. Theo đó, “Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người phiên dịch, người giám định, thành viên Hội đồng định giá không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể

không vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”.

các Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án thường bị chi phối, tác động từ nhiều phía. Những tác động tiêu cực này có thể làm cho một số cán bộ không vững vàng, thiếu bản lĩnh hoặc thoái hóa, biến chất dẫn đến việc tiến hành tố tụng thiếu trung thực, không khách quan, xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, trong đó có quyền của nguyên đơn. Do đó, độc lập, khách quan chính là điều kiện để Tòa án có thể giải quyết vụ án một cách công minh. Nếu không không độc lập, khách quan thì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân không thể ra phán quyết đúng pháp luật và quyền của nguyên đơn không được thực thi trên thực tế.

Để bảo đảm sự độc lập của Thẩm phán, hội thẩm nhân dân thì việc ghi nhận bằng pháp luật như trên vẫn chưa đủ mà cần phải có thêm những cơ chế hỗ trợ khác như về cơ chế bổ nhiệm Thẩm phán, chế độ đãi ngộ. Về bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng dân sự, các Điều 52, 53, 54 BLTTDS cũng có quy định về việc từ chối, thay đổi những người tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng sự tiến hành tố tụng của họ không vô tư, khách quan dẫn tới quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự không được bảo đảm thực hiện.

1.4.2.2. Quy định về sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát - Điều kiện cần thiết để quyền khởi kiện không bị xâm phạm

Như đã phân tích ở Chương 1, quyền lực mà không bị giám sát, kiềm chế sẽ dẫn tới lạm quyền. Do vậy, việc ghi nhận quyền tham gia tố tụng của VKS ngay từ khi Tòa án thụ lý vụ án là điều kiện cần thiết để bảo đảm quyền của đương sự, trong đó có nguyên đơn không bị xâm phạm. Một mặt sự tham gia này sẽ hạn chế tối đa việc quyền của nguyên đơn không được thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng quy đinh của pháp luật. Ngoài ra, thông qua hoạt động kiểm sát của mình VKS có thể kịp thời kháng nghị để quyền của nguyên đơn được bảo đảm thực hiện.

Quyền tham gia tố tụng của Viện kiểm sát được quy định tại Điều 107 Hiến pháp 2013; Điều 27 Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân; các Điều 21,

23, 25 BLTTDS. Theo đó, cơ chế giám sát, kiểm sát các hoạt động tố tụng dân sự được quy định thông qua nhiều phương thức khác nhau như kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các VADS của Tòa án, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án, kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự… Sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch số 02/20166/TTLT-VKSNDTC-TANDTC quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Các quy định trên đã thể hiện vai trò của Viện kiểm sát trong việc bảo đảm quyền của nguyên đơn thông qua các quy định về kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà án trong giải quyết các vụ việc dân sự. Toà án phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý vụ án dân sự cũng như toàn bộ các văn bản tố tụng liên quan đến giải quyết vụ việc cho Viện kiểm sát. Ngoài ra, Viện kiểm sát cũng có quyền kháng nghị và tham gia phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của NGUYÊN đơn TRONG GIẢI QUYẾT các vụ VIỆC dân sự ở HUYỆN TUYÊN hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)