Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của NGUYÊN đơn TRONG GIẢI QUYẾT các vụ VIỆC dân sự ở HUYỆN TUYÊN hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 73)

- Sự thiếu hiểu biết pháp luật của nguyên đơn về các điều kiện khởi kiện còn hạn chế dẫn đến việc nguyên đơn thực hiện các quyền của mình không đúng, không được đầy đủ là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng yêu cầu khởi kiện chậm được thụ lý hoặc mất quyền khởi kiện. Điều này xuất phát từ công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được thực hiện có hiệu quả, nguyên đơn không biết trong một vụ kiện cần phải thực hiện những hoạt động gì, chuẩn bị những tài liệu, chứng cứ cần thiết để Tòa án có thể nhận đơn khởi kiện, thụ lý vụ án đó.

- Do sự thiếu hợp tác của cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ chứng cứ, tài liệu dẫn tới khó khăn cho nguyên đơn trong việc cung cấp tài kiệu, chứng cứ xuất phát từ việc thiếu các quy định về việc cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ chứng cứ, tài liệu phải có trách nhiệm cung cấp kịp thời những chứng cứ, tài liệu đó để Tòa án thực hiện chức năng, nhiệm cụ của mình. Bên canh đó cũng do công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức chưa được chặt chẽ, làm cho hoạt động cung cấp tài liệu chứng cứ, phụ vụ cho vụ việc không được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, gây ảnh hưởng tới việc đảm bảo quyền của nguyên đơn và hoạt động của Tòa án.

- Toà án thụ lý không đúng, xác định sai quan hệ pháp luật tranh chấp, bỏ sót người tham gia tố tụng dẫn tới yêu cầu khởi kiện chậm được xem xét là do công tác xác minh ban đầu của Tòa án không được chú trọng, việc Tòa án thụ lý không đúng, xác định sai quan hệ tranh chấp, bỏ sót người tham gia tố tụng cũng xuất phát từ việc chủ quan, năng lực của cán bộ Tòa án. Chính vì điều này làm cho thời gian giải quyết một vụ việc dân sự luôn kéo dài, việc thực hiện quyền khởi kiện bị chậm trễ.

Ở đây chúng ta không xét tới những sai lầm của Toà án về nội dung vụ việc nhưng những vi phạm về tố tụng của Toà án cũng có thể làm cho vụ án

bị xử đi xử lại nhiều lần làm cho quyền khởi kiện của nguyên đơn chậm được thực hiện. Do vậy, những hiện tượng trên đây cũng cần được chấn chỉnh và khắc phục để quyền khởi kiện của nguyên đơn được bảo đảm thực hiện một cách có hiệu quả.

- Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án quyết định tạm ngưng việc giải quyết vụ án dân sự đã thụ lý trong một thời hạn khi có những căn cứ do pháp luật quy định. Khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn Tòa án lại tiếp tục giải quyết vụ án dân sự đó. Nguyên nhân của điều này cuất phát từ quy định chưa được chặt chẽ của Luật trong việc quy định cụ thể các trường hợp tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án, chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát có hiệu quả việc thực hiện quyền tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án. Chính vì nguyên nhân này làm cho việc giải quyết các vụ án dân sự luôn bị kéo dài, gây ảnh hưởng tới quyền lợi của những người tham gia tố tụng trong vụ án đó.

- Việc thực hiện quyền "được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập" của nguyên đơn còn gặp nhiều bất cập và khó khăn. Nguyên nhân là do quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự chưa quy định về quyền được nghiên cứu hồ sơ của nguyên đơn khi tham gia tố tụng mà không có luật sư bào chữa. Điều này xuất phát từ việc chưa chú trọng về việc đảm bảo quyền của nguyên đơn khi tham gia tố tụng trong một vụ việc dân sự.

- Việc Tòa án gặp khó khăn trong việc xác định việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo yêu cầu của đương sự cũng như của nguyên đơn là do pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa cụ thể việc việc những trường hợp nào đương sự yêu cầu tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ, điều nàu gây khó khăn cho hoạt động của Tòa án, làm cho việc giải quyết vụ án dân sự gặp nhiều khó khăn và luôn bị kéo dài.

Tóm tắt chương 2

Quyền của nguyên đơn trong các vụ việc dân sự được giải quyết ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình trong nhưng năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2015 - 2017 ngày càng được nâng cao và chú trọng, phù hợp với các quy định của pháp luật. Nguyên đơn được bảo đảm và thực hiện đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia tố tụng trong vụ việc dân sự. Các cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng giải quyết các vụ án dân sự trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đã thực hiện đúng và có hiệu quả nhiệm vụ của mình, tôn trọng quyền của đương sự trong các vụ việc dân sự, góp phần giải quyết có hiệu quả các vụ việc dân sự phát sinh trên địa bàn huyện. Tuy nhiên bên cạnh đó không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Vì vậy Các cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng cần đánh giá khách quan, tiếp thu những thiếu sót, hạn chế trong việc giải quyết các vụ việc dân sự nhằm khắc phục có hiệu quả, đảm bảo quyền của nguyên đơn cũng như giải quyết tốt các vụ việc dân sự trong thời gian tới.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO QUYỀN CỦA NGUYÊN ĐƠN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC

DÂN SỰ TẠI HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. Phương hướng đảm bảo thực hiện quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự.

Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về nguyên đơn trên cở sở các phương hướng sau đây:

Thứ nhất, phải thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới

và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Đường lối của Đảng luôn là kim chỉ nam định hướng cho mọi hoạt động của nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội và mọi cá nhân thực hiện. Kịp thời thể chế hoá đường lối, chính sách đổi mới của Đảng là một trong những nhiệm vụ, đồng thời cũng là chìa khoá dẫn đến thành công của công tác xây dựng hoàn thiện pháp luật. Pháp luật về tố tụng dân sự cũng như các quy định về quyền của nguyên đơn cũng không nằm ngoại lệ đó.

Trước yêu cầu đổi mới đất nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó có các quy định về tố tụng dân sự là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN. Ngày 24 tháng 05 năm 2005 Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ/BCT “về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, hướng đến 2020”, đề ra mục tiêu “xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần

quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng nàh nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân, góp phần đưa đất nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”.

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đề ra mục tiêu “Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất năng lực đá ứng yêu cầu, nhiệm vụ; phát huy dân chủ, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống

tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tệ nạn xã hội và tội phạm”.

Các quy định về quyền của nguyên đơn cần tuân theo các quan điểm trên của Đảng và Nhà nước. Nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự cũng như các quy định cụ thể về quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự.

Thứ hai, phải thể hiện được chủ trương của Đảng, Nhà nước về cải

cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa;

Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta đặc biệt quan tâm tới việc cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện mới. Đặc biệt, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ 1994, Đảng ta đã khẳng định phương hướng xây dựng nhà nước ta là nhà nước pháp quyền Việt Nam. Phương hướng này đã được chính thức khẳng định trong các văn kiện của Đảng kể từ hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khóa VII, đến văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và được thể chế hóa tại Điều 2 Hiến pháp 2013, đó là: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân,

vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Nhà nước pháp quyền có nhiều nội dung, nhưng một trong những nội dung quan trọng nhất đó là sự ngự trị pháp luật, pháp luật là công cụ chủ yếu và hiệu quả để quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Pháp luật đóng vai trò như những quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc, định ra hành lang pháp lý cho các quan hệ của toàn xã hội. Pháp luật về tố tụng dân sự nói chung và những quy định về quyền của nguyên đơn nói riêng vừa phải đảm bảo tính công bằng và thể hiện ý chí của nhân dân lao động. Trong khi đó, hệ thống pháp luật nước ta nói chung và pháp luật về tố tụng dân sự cũng như các quy định về quyền của nguyên đơn nói riêng còn nhiều hạn chế, bất cập. Sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản luật và thậm chí có nhiều lỗ hổng luật gây cản trở trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự phát sinh, một số quan hệ dân sự thậm chí không có luật điều chỉnh. Điều đó gây cản trở cho công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

Vì vậy, một trong những yêu cầu cơ bản của nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay là phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, chất lượng cao, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan của cuộc sống. Để có được một hệ thống pháp luật như thế, đòi hỏi phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện từng ngành luật, từng chế định pháp luật làm cho các ngành luật, các chế định pháp luật phát triển đồng bộ, phù hợp có tính khả thi. Trong đó có các quy định về quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự trong Bộ luật dân sự, đáp ứng kịp thời nhu cầu giải quyết vụ án, giải quyết các quan hệ dân sự phát sính, phù hợp với điều kiện cụ thể Việt Nam và xu hướng của nhân loại, các quy định về quyền của nguyên đơn cũng chính là bảo vệ quyền của công dân, quyền con người. Có như vậy xây dựng nhà nước pháp quyền mới sớm đạt kết quả.

Thứ ba, phải phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế.

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, các quốc gia muốn phát triển không thể độc lập với bên ngoài,mà phải thiết lập các mối quan hệ bang giao rộng rãi. Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, chúng ta đã chú ý hội nhập với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ… Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho phép chúng ta tiếp thu học tập nhữg kinh nghiệm của các nước và vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể Việt Nam.

Để thực hiện thành công đường lối đối ngoại, yêu cầu đặt ra chúng ta phải xây dựng được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với pháp luật của cộng đồng quốc tế. Theo Tiến sĩ Dương Đăng Huệ: Pháp luật của Việt Nam không chỉ thể hiện được tính đặc thù của nền kinh tế xã hội Việt Nam mà còn phải thể hiện được những thông lệ những quy định có tính chất chung đã được nhiều nước thừa nhận. Không tuân thủ nguyên tắc này, thì chúng ta về mặt lập pháp đã tự gây trở ngại cho chính mình trong việc hội nhập khu vực và quốc tế.

Hiện nay nền kinh tế ở nước ta đang trên đà hội nhập với khu vực và quốc gia. Kinh tế thị trường phát triển sẽ phát sinh nhiều giao dịch dân sự cũng như là các quan hệ hôn nhân gia đình… phức tạp và rắc rối, để đảm bảo cho quyền của các bên, đặc biệt là nguyên đơn khi tham gia vào giải quyết vụ việc dân sự thì hệ thống pháp luật nói chung, BLTTDS quy định về quyền của nguyên đơn nói riêng phải thường xuyên được hoàn thiện theo điều kiện thực tế của Việt Nam và phù hợp với những giá trị, chuẩn mực chung của pháp luật quốc tế.

Như vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, các quy định về quyền của nguyên đơn trong Bộ luật tố tụng dân sự nói riêng phải luôn chú ý để đảm bào xích lại gần nhau giữa pháp luật dân sự Việt Nam và pháp luật

dân sự thế giới. Qua đó đảm bảo cho việc đảm bảo quyền của nguyên đơn khi tham gia tố tụng dân sự được thực hiện một cách nghiêm túc và triệt để.

3.2. Giải pháp đảm bảo quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự. việc dân sự.

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật

Để quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về quyền của nguyên đơn được thực hiện tốt trên thực tế thì cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc hướng dẫn một số quy định cụ thể hơn như sau:

Một là, Bộ luật tố tụng dân sự chỉ quy định về quyền của nguyên đơn

trong giải quyết vụ án dân sự mà chưa quy định rõ về quyền của nguyên đơn trong việc dân sự, sự thiếu hụt này đã gây không ít khó khăn cho đương sự trong vụ việc dân sự khi họ tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Vì vậy cần quy định bổ sung về nguyên đơn trong việc dân sự để họ có thể bảo vệ quyền, lợi ích của mình một cách hiệu quả, tức là phải sửa đổi Điều 70, 71 Bộ luật tố tụng dân sự theo hướng quy định nguyên đơn trong việc dân sự cũng như quy định các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ như các nguyên đơn trong vụ án dân sự.

Hai là, hiện nay BLTTDS quy định thủ tục giải quyết các vụ án dân sự

và việc dân sự khác nhau, nhưng lại không quy định thủ tục chuyển hóa trong việc giải quyết giữa các vụ việc dân sự dẫn đến làm phức tạp hóa quá trình giải quyết các vụ việc cụ thể, gây khó khăn cho đương sự cũng như nguyên đơn trong việc định đoạt bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình vì vậy cần quy định thủ tục chuyển hóa trong việc giải quyết giữa các vụ việc dân sự để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của NGUYÊN đơn TRONG GIẢI QUYẾT các vụ VIỆC dân sự ở HUYỆN TUYÊN hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 73)