Bảo đảm về đổi mới và cải cách tư pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của NGUYÊN đơn TRONG GIẢI QUYẾT các vụ VIỆC dân sự ở HUYỆN TUYÊN hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 51 - 54)

Đổi mới và cải cách tư pháp nhằm bảo vệ quyền con người là vấn đề ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, quyền của đương sự khi tham gia tố tụng là một phần của quyền con người được pháp luật bảo vệ, trong đó quyền của nguyên đơn cũng không phải là ngoại lệ. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, cải cách tư pháp vẫn tiếp tục được duy trì và là một yêu cầu không thể thiếu trong công cuộc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, với mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt động xét xử của Tòa án được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao, cải cách tư pháp sẽ khắc phục những bất cập, hạn chế của công tác tư pháp, đảm bảo tốt

hơn việc thực hiện tốt hơn quyền tố tụng của đương sự, đặc biệt là nguyên đơn.

Cải cách tư pháp gắn với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong Nhà nước pháp quyền, hệ thống các cơ quan tư pháp là công cụ hữu hiệu để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong đó có nguyên đơn trong quá trình tham gia tố tụng, hạn chế đến mức thấp nhất những biểu hiện xâm phạm hoặc quyền của nguyên đơn không được đảm bảo thực hiện đầy đủ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Cải cách tư pháp được tiến hành khẩn trương, đồng bộ đồng thời xác định rõ khâu then chốt. Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp là một nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp có liên quan chặt chẽ với tổ chức và hoạt động của nhiều cơ quan trong bộ máy nhà nước. Trên cơ sở các quan điểm của Đảng, Nhà nước thể chế hóa thành các quy định pháp luật, làm cơ sở pháp lý cho việc kiện toàn, đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, bảo đảm cho các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

Tóm tắt chương 1

Trong một vụ việc dân sự không thể thiếu chủ thể quan trọng đó là nguyên đơn, việc xác định đâu là nguyên đơn, nguyên đơn được hưởng những quyền gì theo quy định của pháp luật thì trước tiên chúng ta cần phải nắm rõ thế nào là nguyên đơn, đặc điểm của nguyên đơn là gì, từ đó mới có thể xác định đúng tư cách tham gia tố tụng của những người tham gia tố tụng trong một vụ việc dân sự. Quyền của nguyên đơn trong vụ việc dân sự được cụ thể hóa trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, nhằm bảo đảm có căn cứ để xác định nguyên đơn được pháp luật trao cho những quyền gì, được tự mình hoặc nhờ người khác thực hiện những hoạt động gì. Việc hiểu rõ những quy định về quyền của nguyên đơn giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện tốt nhiềm vụ của mình, từ đó cũng giúp cho nguyên đơn khi tham gia bất kì một hoạt động tố tụng nào trong một vụ việc dân sự cũng có pháp luật bảo vệ, bảo đảm cho những quyền mà nguyên đơn được hưởng luôn được thực hiện và tôn trọng.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGUYÊN ĐƠN

TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ Ở HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của NGUYÊN đơn TRONG GIẢI QUYẾT các vụ VIỆC dân sự ở HUYỆN TUYÊN hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)