Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của NGUYÊN đơn TRONG GIẢI QUYẾT các vụ VIỆC dân sự ở HUYỆN TUYÊN hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 67)

2.3.1. Kết quả đạt được

Qua số liệu các năm đã thống kê cho thấy các vụ việc dân sự tăng về số lượng và ngày càng phức tạp. Quá trình giải quyết vụ việc dân sự Tòa án nhân dân huyện Tuyên Hóa đã giải thích cho các đương sự đặc biệt là nguyên đơn hiểu rõ các quyền của mình, tạo điều kiện để các bên hòa giải với nhau bảm đảm quyền được thỏa thuận giữa các bên, kết quả trong lĩnh vực hôn nhân gia đình tỷ lệ án được ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, án đình chỉ do nguyên đơn rút đơn khởi kiện có chiều hướng tăng qua các năm. Tòa án đã cơ bản đảm bảo được đường lối cũng như thời hạn xét xử, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của đương sự cũng như nguyên đơn; thu thập chứng cứ đúng trình tự thủ tục tố tụng. Đã khắc phục tốt tình trạng bản án tuyên không rõ ràng; thực hiện kịp thời việc gửi bản án, quyết định cho các chủ thể liên quan. Tòa án đã chú trọng nguyên tắc tự định đoạt và tự nguyện thỏa thuận của đương sự trên cơ sở pháp luật qui định. Quá trình thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự Tòa án nhân dân huyện Tuyên Hóa đã có nhiều biện pháp hỗ trợ bảo đảm cho nguyên đơn thực hiện quyền của mình như hướng dẫn về cách thức, trình tự viết đơn khởi kiện và thông báo về việc giao nộp các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện đối với từng vụ việc cụ thể, thực hiện việc giải thích rõ quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn, tạo điều kiện thuận lợi để nguyên đơn thực hiện tốt quyền khởi kiện của mình. Quá trình giải quyết đã đảm bảo cho nguyên đơn được trình bày hết những chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc cũng như các tài liệu, chứng cứ mà các đương sự

khác giao nộp. Đảm bảo cho nguyên đơn được quyền có Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Sau khi ra các quyết định và bản án Tòa án đã giải thích rõ cho nguyên đơn quyền kháng cáo của mình, tỷ lệ kháng cáo trong các vụ án tranh chấp dân sự cao.

Tuy nhiên, nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định của BLTTDS về quyền của nguyên đơn tại Tòa án nhân dân huyện Tuyên Hóa cũng cho thấy những hạn chế, bất cập, vướng mắc nảy sinh.

2.3.2. Hạn chế.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định về quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự cho thấy những hạn chế, bất cập sau đây:

- Sự thiếu hiểu biết pháp luật của nguyên đơn về điều kiện khởi kiện dẫn tới yêu cầu khởi kiện chậm được thụ lý hoặc mất quyền khởi kiện.

Thực tiễn thụ lý các vụ án dân sự cho thấy nhiều trường hợp do nhận thức, hiểu biết pháp luật của nguyên đơn về các điều kiện khởi kiện còn hạn chế dẫn đến việc nguyên đơn thực hiện các quyền của mình không đúng, không được đầy đủ. Chẳng hạn như nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhưng đơn khởi kiện không có đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật, thiếu những tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc khởi kiện hoặc nguyên đơn nộp đơn khởi kiện không đúng Toà án có thẩm quyền, người viết đơn khởi kiện không có đủ tư cách pháp lý khởi kiện nhưng vẫn thực hiện việc khởi kiện tại Toà án. Ngoài ra, việc nghiên cứu cho thấy không ít các trường hợp, do nguyên đơn không biết được các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện. Do vậy, khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện tại Toà án thì thời hiệu khởi kiện đã hết. Khi Tòa án trả lại đơn khởi kiện vì lý do hết thời hiệu khởi kiện thì nguyên đơn do thiếu hiểu biết pháp luật lại cho rằng Tòa án đã gây khó dễ cho họ và khiếu nại nhiều lần.

- Sự thiếu hợp tác của cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ chứng cứ, tài liệu dẫn tới khó khăn cho nguyên đơn trong việc cung cấp tài kiệu, chứng cứ.

Về nguyên tắc, khi Tòa án nhận được đơn khởi kiện thì Tòa án sẽ vào sổ nhận đơn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tiễn cho thấy vẫn còn có những trường hợp khi nhận đơn khởi kiện, cán bộ nhận đơn xét thấy đơn khởi kiện của nguyên đơn về hình thức và nội dung không theo đúng quy định của pháp luật hoặc còn thiếu các tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc thụ lý vụ án. Toà án đã yêu cầu nguyên đơn bổ sung chứng cứ, tài liệu ban đầu để có thể thụ lý vụ án nhưng nguyên đơn không thể bổ sung được do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác lưu giữ các tài liệu, chứng cứ này không có thiện chí cung cấp cho nguyên đơn. Trong khi đó, theo pháp luật hiện hành thì đương sự chỉ có quyền yêu cầu Toà án can thiệp sau khi vụ án đã được Toà án thụ lý và nguyên đơn phải xuất trình được cho Toà án văn bản trả lời của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó về lý do của việc không cung cấp chứng cứ, tài liệu cho nguyên đơn. Thực tế này đã dẫn tới việc nguyên đơn không thể thực hiện được quyền khởi kiện của mình, thậm chí mất quyền khởi kiện do thời hiệu khởi kiện đã hết.

- Toà án thụ lý không đúng, xác định sai quan hệ pháp luật tranh chấp, bỏ sót người tham gia tố tụng dẫn tới yêu cầu khởi kiện chậm được xem xét.

Thực tiễn thụ lý giải quyết tranh chấp dân sự cũng cho thấy nhiều trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền của Toà án nhận đơn, lẽ ra Toà án này phải chuyển đơn khởi kiện tới Toà án có thẩm quyền nhưng do không nắm vững các quy định về điều kiện thẩm quyền theo cấp và theo lãnh thổ nên Toà án nhận đơn vẫn thụ lý vụ án. Việc thụ lý không đúng thẩm quyền dẫn tới Toà án đã thụ lý phải chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền làm cho yêu cầu khởi kiện chậm được xem xét giải quyết. Ngoài ra, hiện

tượng xác định không đúng quan hệ pháp luật tranh chấp, giải quyết vụ án không đúng thẩm quyền, bỏ sót người tham gia tố tụng, vi phạm về thành phần hội đồng xét xử, vi phạm thủ tục tố tụng vẫn còn tồn tại dẫn tới Toà án cấp trên phải huỷ án để xét xử lại làm cho việc thực hiện quyền khởi kiện bị chậm trễ.

- Vụ án bị kéo dài thời gian giải quyết do Tòa án lạm dụng lý do tạm đình chỉ vụ án làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nguyên đơn.

Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án quyết định tạm ngưng việc giải quyết vụ án dân sự đã thụ lý trong một thời hạn khi có những căn cứ do pháp luật quy định. Khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn Tòa án lại tiếp tục giải quyết vụ án dân sự đó.

Quá trình triển khai thi hành BLTTDS năm 2015 thời gian qua, nhìn chung khá thuận lợi. Tuy nhiên, trên thực tế khi áp dụng một số điều luật của Bộ luật này có sự dẫn chiếu đến nội dung của điều luật khác có liên quan do chưa có quy định rõ ràng nên sẽ phát sinh bất cập, từ đó, việc hiểu và áp dụng không thống nhất, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đặc biệt là nguyên đơn, cụ thể sau:

Tại điểm đ, khoản 1, Điều 214 BLTTDS năm 2015 quy định về các trường hợp tạm đình chỉ vụ án dân sự: “Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong các căn cứ sau đây: đ) Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án;”

So với quy định tại khoản 5 Điều 189 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) trước đây, thì hiện nay Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, khi cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết

được vụ án, mà không phải phụ thuộc vào điều kiện thời hạn giải quyết vụ án đã hết.

Nghĩa là, nếu trong quá trình chuẩn bị xét xử Tòa án ra quyết định ủy thác hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cung cấp tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án theo quy định tại các điều 93, 94 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), thời hạn tiến hành thực hiện ủy thác thu thập chứng cứ là 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác; 15 ngày đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức khi nhận được yêu cầu của Tòa án hoặc Viện kiểm sát, nhưng đến khi hết thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định tại Điều 179 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) mà Tòa án vẫn chưa nhận được kết quả ủy thác hoặc tài liệu chứng cứ theo yêu cầu thì Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án để chờ kết quả, khi nào có kết quả Tòa án sẽ ra thông báo tiếp tục giải quyết vụ án.

Còn tại điểm đ khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015 quy định: Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án. Điều này cho phép, nếu trong quá trình chuẩn bị xét xử, Tòa án ra quyết định ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 105, Điều 106 BLTTDS năm 2015, thì không cần phải chờ hết thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định tại Điều 203 BLTTDS năm 2015 Tòa án có thể ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án ngay.

Việc áp dụng Điều 214 BLTTDS năm 2015 sẽ cho thấy một bất cập phát sinh, đó là, dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng quy định tại Điều 214 BLTTDS năm 2015 để Tòa án ban hành quyết định tạm đình chỉ vụ án. Chủ yếu các quyết định tạm đình chỉ đều có lý do chờ kết quả ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ.

Do vụ án được tạm đình chỉ, khi có căn cứ phục hồi, Tòa án ra thông báo tiếp tục đưa vụ án ra giải quyết và thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định tại Điều 203 BLTTDS năm 2015.

Như vậy, nhiều vụ án sẽ bị kéo dài thời gian giải quyết một cách không cần thiết, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đương sự, đặc biệt là nguyên đơn.

-Việc thực hiện quyền "được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập" của nguyên đơn.

Đối với những nguyên đơn có Luật sư bảo vệ thì luật sư có quyền nghiên cứu hồ sơ (Điều 76 BLTTDS) nên thông qua luật sư, nguyên đơn có thể biết được những chứng cứ, tài liệu của bên kia cung cấp và những chứng cứ tài liệu do Toà án thu thập. Còn nguyên đơn không có luật sư bảo vệ, BLTTDS không quy định nguyên đơn có quyền "nghiên cứu hồ sơ". Vì vậy việc thực hiện quyền này của nguyên đơn gặp không ít khó khăn.

- Tòa án gặp khó khăn trong việc xác định việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo yêu cầu của đương sự cũng như của nguyên đơn.

Điều 70 BLTTDS năm 2015, quy định đương sự có rất nhiều quyền và nghĩa vụ, mà theo đó, tại khoản 18 của Điều luật này ghi nhận quyền được “Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này”. Điều 214 BLTTDS năm 2015 quy định các căn cứ mà theo đó, Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Vấn đề đặt ra, với trường hợp quy định tại khoản 18 Điều 70 BLTTDS năm 2015 có thuộc quy định tại điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015 không vẫn chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể về điều này gây khó khăn trong việc đảm bảo quyền được yêu cầu Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Sự thiếu hiểu biết pháp luật của nguyên đơn về các điều kiện khởi kiện còn hạn chế dẫn đến việc nguyên đơn thực hiện các quyền của mình không đúng, không được đầy đủ là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng yêu cầu khởi kiện chậm được thụ lý hoặc mất quyền khởi kiện. Điều này xuất phát từ công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được thực hiện có hiệu quả, nguyên đơn không biết trong một vụ kiện cần phải thực hiện những hoạt động gì, chuẩn bị những tài liệu, chứng cứ cần thiết để Tòa án có thể nhận đơn khởi kiện, thụ lý vụ án đó.

- Do sự thiếu hợp tác của cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ chứng cứ, tài liệu dẫn tới khó khăn cho nguyên đơn trong việc cung cấp tài kiệu, chứng cứ xuất phát từ việc thiếu các quy định về việc cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ chứng cứ, tài liệu phải có trách nhiệm cung cấp kịp thời những chứng cứ, tài liệu đó để Tòa án thực hiện chức năng, nhiệm cụ của mình. Bên canh đó cũng do công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức chưa được chặt chẽ, làm cho hoạt động cung cấp tài liệu chứng cứ, phụ vụ cho vụ việc không được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, gây ảnh hưởng tới việc đảm bảo quyền của nguyên đơn và hoạt động của Tòa án.

- Toà án thụ lý không đúng, xác định sai quan hệ pháp luật tranh chấp, bỏ sót người tham gia tố tụng dẫn tới yêu cầu khởi kiện chậm được xem xét là do công tác xác minh ban đầu của Tòa án không được chú trọng, việc Tòa án thụ lý không đúng, xác định sai quan hệ tranh chấp, bỏ sót người tham gia tố tụng cũng xuất phát từ việc chủ quan, năng lực của cán bộ Tòa án. Chính vì điều này làm cho thời gian giải quyết một vụ việc dân sự luôn kéo dài, việc thực hiện quyền khởi kiện bị chậm trễ.

Ở đây chúng ta không xét tới những sai lầm của Toà án về nội dung vụ việc nhưng những vi phạm về tố tụng của Toà án cũng có thể làm cho vụ án

bị xử đi xử lại nhiều lần làm cho quyền khởi kiện của nguyên đơn chậm được thực hiện. Do vậy, những hiện tượng trên đây cũng cần được chấn chỉnh và khắc phục để quyền khởi kiện của nguyên đơn được bảo đảm thực hiện một cách có hiệu quả.

- Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án quyết định tạm ngưng việc giải quyết vụ án dân sự đã thụ lý trong một thời hạn khi có những căn cứ do pháp luật quy định. Khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn Tòa án lại tiếp tục giải quyết vụ án dân sự đó. Nguyên nhân của điều này cuất phát từ quy định chưa được chặt chẽ của Luật trong việc quy định cụ thể các trường hợp tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án, chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát có hiệu quả việc thực hiện quyền tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án. Chính vì nguyên nhân này làm cho việc giải quyết các vụ án dân sự luôn bị kéo dài, gây ảnh hưởng tới quyền lợi của những người tham gia tố tụng trong vụ án đó.

- Việc thực hiện quyền "được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN của NGUYÊN đơn TRONG GIẢI QUYẾT các vụ VIỆC dân sự ở HUYỆN TUYÊN hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 67)