Tình hình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị-Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh và phát triển bền vững (Trang 45 - 57)

kinh tế xanh ở Việt Nam

2.2.1. Tình hình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướngphát triển kinh tế xanh ở Việt Nam phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam

Những thành công mà ngành nông nghiệp nước ta đạt được trong thời gian qua có sự đóng góp rất lớn của các mô hình kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu thời gian qua đã hình thành nên một số mô hình chuyên môn hóa kết hợp phát triển tổng hợp (như VAC, VACR…), với các cơ cấu ngành hàng khá đa dạng và với nhiều tên gọi khác nhau như: nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, nông nghiệp bền vững, nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp hiệu quả, mô hình làng kinh tế sinh thái…

Hiện nay, các mô hình sản xuất nông nghiệp nước ta đang hướng tới thực hiện theo tiêu chuẩn GAP - là chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ khâu đầu đến khâu cuối cùng của dây chuyền sản xuất. Nó bắt đầu từ khâu chuẩn bị nông trại, canh tác đến khâu thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ, kể cả các yếu tố liên quan như: môi trường, các hóa chat hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc, phúc lợi của người lao động trong nông trại. Các mô hình này đều hướng tới giảm chi phí đầu vào, naag cao hiệu quả về kinh tế, đảm bảo về sinh thái và môi trường và giải quyết được các vấn đề xã hội nông thôn như nghèo đói và việc làm.

Thực trạng phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng “kinh tế xanh” thời gian qua chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, quy mô trang trại và doanh nghiệp tư nhân sản xuất nông nghiệp.

Kinh tế hộ gia đình là một loại hình kinh tế tương đối phổ biến và được phát tiển ở nhiều nước trên thế giới. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Ở Việt Nam, kinh tế hộ gia đình lại càng có ý nghĩa to lớn, bởi vì nước ta bước vào nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước trên nền tảng 80% dân số đang sinh sống ở nông thôn và điểm xuất phát để tạo cơ sở vật chất cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại đi từ nên kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Kinh tế hộ gia đình là một loại hình để phân biệt với các hình thức tổ chức kinh tế khác. Một trong các thanh viên của kinh tế hộ gia đình đồng thời là chủ hộ. Trong hoạt động kinh tế, gia đình có thể tiến hành tất cả các khâu của quá trình sản xuất và tái sản xuất, là một mắt xích rất quan trọng trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật vào nông thôn nói chung và trong tổ chức sản xuất nông nghiệp nói riêng. Chủ hộ điều hành toàn bộ mọi quá trình sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của mình. Song song với kinh tế hộ, tại một số địa phương đã hình thành các trang trại gia đình có quy mô sản xuất và kinh doanh tương đối lớn. Xu hướng này đang có chiều hướng phát triển và mở rộng trên quy mô toàn quốc.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến 1/7/2015 cả nước có khoảng 20.028 trang trại (theo tiêu chí mới), bình quân mỗi năm số trang trại tăng gần 6%, diện tích đất sử dụng, trên 900.000 ha, đa số trang trại là quy mô nhỏ. Các trang trại chuyên trồng cây nông nghiệp chiếm 43,3% chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm 31,7%, nuôi trồng thủy sản chiếm 22,6%. Hàng năm, các trang trại tạo điều kiện cho khoảng 95 nghìn lao động có việc làm thường xuyên và 6 triệu ngày công lao động thời vụ, đóng góp cho nền kinh tế trên 39,1 nghìn tỷ đồng giá trị sản lượng. Việc phát triển nhanh cả số lượng lẫn chất lượng trang trại đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trạch nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn hạn chế. Thời gian qua với chủ trương phát triển mô hình “ Đối tác công - tư” đã khuyến khích đầu tư tư nhân theo hướng tăng trưởng nông nghiệp bền vững. Thực tế, doanh nghiệp tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trình độ áp dụng công nghệ trong ngành đồng thời tạo ra những cơ hội mới cho nông dân tiếp cận công nghệ cao. Tuy nhiên, mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân nhưng doanh nghiệp tư nhân vẫn gặp nhiều khó khăn khi đầu tư vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Các doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp chủ yếu là do nông dân tự đứng ra làm chủ hoạt động với quy mô nhỏ, vốn ít, áp dụng công nghệ cũ, sử dụng trang thiết bị thủ công, nhà xưởng chế biến và kho cất trữ nông sản sơ sài.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp thời gian qua đã hình thành nên những nhóm hộ cơ bản, tương ứng với các mô hình chuyên môn hóa hoặc kết hợp phát triển tổng hợp, với cơ cấu ngành hàng, cụ thể là:

Thứ nhất, sự hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông nghiệp đã chú ý tới việc xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp tại mỗi vùng, hướng tới sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành và tạo cảnh quan môi trường. Các mô hình nông nghiệp kết hợp được hình thành từ hai nguồn đầu tư là đầu tư của nông hộ qua quá trình tích tụ, tập trung đất đai, nguồn lực và đầu tư từ ngân sách để xây dựng các khu nông nghiệp sinh thái. Mức độ tập trung, chuyên môn hóa của các hộ sản xuất nông nghiệp được thể hiện ở quy mô và cơ cấu sản xuất của các hộ. Một số hộ sản xuất nông nghiệp đã tập trung các điều

kiện nguồn lực vào sản xuất một số sản phẩm chủ yếu thể hiện ở thế mạnh của nông nghiệp của vùng, nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời tạo ra một cơ cấu sản xuất bổ sung hỗ trợ nhau hướng tới sự cân bằng sinh thái.

Mô hình hộ sản xuất chuyên canh trong nông nghiệp.

Chuyên chăn nuôi gia súc, thủy sản: Chăn nuôi gia súc nói chung là nghề chăn nuôi truyền thống ở Việt Nam. Sản phẩm một số loại thịt gia súc nuôi, đặc biệt là thịt lơn, thịt gà, không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị mà con in đậm trong đời sống xã hội bởi một nền văn hóa ẩm thực với cả yếu tố tâm linh. Với những lý do đó, sản phẩm gia súc luôn có vị trí trên thị trường tiêu thụ, đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Hiện nay (năm 2015) Việt Nam có khoảng 4,13 triệu hộ nuôi lợn; 7,9 triệu hộ nuôi gà và 720 nghìn hộ nuôi trồng thủy sản (chiếm khoảng 70%) hộ gia đình liana quan đến chăn nuôi, với các đối tượng nuôi chính là bò sữa; cá, tôm, cua; hươu, trăn, rắn…Những mô hình này đang phát triển mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), ven biển miền Trung và 70% có quy mô chuồng, trại có thể làm khí biogas được.

- Mô hình sản xuất nhóm hộ trồng rau, với rau là sản phẩm chính. Mô hình này có quy mô cơ cấu đất đai và nguồn lực ở mức độ tương đối nhỏ khoảng trên 1.000m2. Các mô hình chuyên canh rau đang được sự quan tâm trong việc ứng dụng các công nghệ sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Việc sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP luôn đòi hỏi một sự quản lý chặt chẽ, ghi chép các chi tiết từ khâu xử lý đất trồng, nguồn nước tưới tiêu, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thời gian cách ly với phân thuốc trước khi thu hoạch sơ chế, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

Điển hình là mô hình trồng rau su su ở Sa Pa (Lào Cai): Ở Sa Pa có thể trồng rau ôn đới, cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả. Ở Sa Pa có mô

hình trồng su su mang lại hiệu quả cao cho người dân. Điển hình cho mô hình này là hợp tác xã Hoa Đào ở xã Sản Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Các xã viên được tập huấn trồng giống cây nguyên chủng, bón phân hữu cơ và không dùng thuốc trừ sâu. Từ khi thành lập (năm 2007) đến nay, hợp tác xã Hoa Đào đã phát huy tốt vai trò, tạo được sự gắn kết giữa các xã viên và Ban chủ nhiệm hợp tác xã. Sản phẩm quả và ngọn su su đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Người sản xuất không phải tốn nhiều thời gian, công sức để tìm đầu ra cho sản phẩm, có điều kiện để sản xuất được nhiều sản phẩm, chất lượng tốt hơn.

Kỹ thuật trồng cây su su ở đây có đặc điểm rất khác so với các địa phương khác. Trong khi ở các nơi khác, cây su su thường được trồng hàng năm (tức là mỗi năm phải trồng lại 1 lần) thì Sa Pa cây su su chỉ trồng một lần và thu hoạch trong nhiều năm, có nhiều gốc su su có tuổi đời hàng chục năm. Điều này giúp tiết kiệm chi phí đầu tư cho giống cây của bà con xã viên. Sau mỗi mùa thu hoạch, người trồng lại cắt bỏ các dây su su ở trên mặt đất rồi bón phân chăm sóc cho phần gốc, đến đầu năm sau từ những gốc su su sẽ mọc lên các mầm su su rất mập, các mầm này tiếp tục phát triển thành các giàn su su rộng lớn.

Hợp tác xã phối hợp với Phòng kinh tế huyện và Trung tâm Khuyến nông tỉnh thường xuyên tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất rau sạch cho các xã viên. Các xã viên được tập huấn trồng nguyên chủng, bón phân hữu cơ và không dùng thuốc trừ sâu. Do người dân dùng cây ngải cứu là loại cây mọc rất nhiều trên địa bàn, trộn với phân gà ủ hoại để bón cho cây su su, không dùng phân hóa học nên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không gây hại cho môi trường đất. Bên cạnh đó, các xã viên được vay vốn để mua vật tư làm giàn bằng cọc bê tông và dây thép bền chắc, dùng được nhiều năm thay cho giàn bằng gỗ và tre nên góp phần bảo vệ rừng tự nhiên. Vì vậy, mô hình này

đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân và lợi ích về mặt môi trường. Ngoài ra mô hình này cũng tạo ra hàng trăm việc làm ổn định, bảo đảm cho cuộc sống và có thể phát triển để tiến lên làm giàu trong tương lai.

Hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình này thể hiện rất rõ qua thu nhập của các hộ cũng như uy tín của sản phẩm trên thị trường vì là sản phẩm sạch.

Hiệu quả kinh tế: Sa Pa hiện có khoảng 200 hộ nông dân trồng rau su su với diện tích tương đối lớn, trong đó có một số là người dân tộc Mông, Dao, Giáy…Trước đây, cuộc sống nghèo đói do chỉ quen phát nương làm rẫy, nay nhờ trồng su su, bà con đã thoát nghèo và đang giàu lên. Su su được trồng vào thàng 1-2, sau bốn tháng cho quả, năng suất đạt hơn 50 tấn quả/ha, sản lượng hàng năm khoảng 2.650 tấn. Khác với Tam Đảo hay Đà Lạt, ở Sa Pa, su su chỉ trồng một lần có thể để nguyên gốc cho thu hoạch hàng chục năm không tàn. Nhờ có mô hình này mà cuộc sống của người dân được nâng lên đáng kể. Thu nhập của các hộ gia đình trồng su su đã tăng lên và ổn định. Đặc biệt có hộ gia đình trồng 5 ha sis u được sản xuất theo quy trình sạch - an toàn thì mồi năm bán khoảng 200-250 tấn quả, thu về 180-200 triệu đồng. Nếu vụ nào su su được giá thì thu nhập của gia đình tăng lên tới 400 triệu đồng.

Hiệu quả xã hội: mô hình trồng su su đã giúp công ăn việc làm cho nhiều nông dân trong khu vực. Hợp tác xã Hoa Đào có 37 lao động thường xuyên và thuê thêm khhi vào mùa vụ, một lao động được trả công 90.000đ/ngày. Không chỉ giúp tạo công ăn việc làm hay cung cấp sản phẩm an toàn cho người nông dân, hợp tác xã Hoa Đào còn hướng dẫn và tạo điều kiện nhân rộng cho các hộ nông dân tham gia vào hợp tác xã. Khu vực Ô Qúy Hồ - Sa Pa có khoảng 130 hộ dân trồng su su và 90% đã thoát nghèo, hàng chục hộ trở thành triệu phú nhờ trồng su su.

Hiệu quả môi trường: do các xã viên được tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất rau sạch - an toàn và được hướng dẫn trồng bằng giống nguyên

chủng, bón pân hữu cơ, hạn chế dùng phân hóa học và không dùng thuốc trừ sâu nên mô hình trồng su su của hợp tác xã Hoa Đào không gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước.

Bên cạnh đó, hệ thống cọc leo cho su su được làm bằng cọc bê tông và dây thép bền chắc, dùng được nhiều năm nên người dân không chặt phá rừng lấy thân cây làm giàn, do vậy bảo vệ được rừng tự nhiên. Khi người dân có công ăn việc làm, thu nhập tốt để đảm bảo đời sống thì họ không khai thác rừng bừa bãi mà giữ được rừng là bảo vệ được đất không bị xói mòn, giữ được nước, phục vụ cho quá trình sản xuất chính của người dân.

- Mô hình nuôi bò sữa

Mô hình này được phát triển ở ngoại thành Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hoặc các vùng có khi hậu thuận lợi như Mộc Châu (Sơn La), Vĩnh Phúc, Lâm Đồng. Nếu chế biến và marketing tốt, có trang thiết bị hiện đại, tổ chức quản lý tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thì mô hình này sẽ đạt hiệu quả và phát triển bền vững.

Theo Friesland Campina, chủ nhãn sữa Cô gái Hà Lan, năng suất sữa bình quân của các hộ nuôi bò cung cấp sữa nguyên liệu cho công ty đã tăng liên tục từ 11,4kg/bò vắt sữa/ngày vào năm 2005, lên 13,2kg/bò vắt sữa/ngày hiện nay (2015). Nhờ đó lợi nhuận đã tăng từ 2,9% - 9,9% (năm 2006) lên đến 22% hiện nay. Đặc biệt với các trang trại có trên 40 con bò có thể thu lãi 28%/năm. Để đạt được kết quả này, các trang trại và hộ chăn nuôi bò sữa đã đầu tư các kỹ thuật mới như trồng cỏ mulato chất lượng cao, lắp đặt hầm biogas, hệ thống làm mát cho bò sữa…Đồng thời, nhằm hỗ trợ nông dân nâng cao chất lượng sữa, công ty sữa đã lắp đặt các bồn lạnh sữa ngay tại trang trại hoặc các điểm thu mua; hỗ trợ nông dân thành lập các nhóm tự quản, tổ hợp tác…

Theo Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội (Sở NN &PTNT), hiện nay tổng đàn bò sữa của Hà Nội đạt 9.899 con với 2.799 hộ nuôi, quy mô bình

quân 3,5 con/hộ, sản lượng sữa 87,8 tấn/ngày. Mặc dù nghề chăn nuôi bò sữa không phát triển mạnh và nhanh như chăn nuôi lợn, gia cầm nhưng bò sữa được các công ty thu mua ổn định, giúp người nuôi bò sữa không chịu cảnh bấp bênh như chăn nuôi các loại con khác. Nuôi từ 3 con trở lên, trừ chi phí, mỗi hộ có thể lãi từ 10 đến q5 triệu đồng/tháng. Không những thế, chăn nuôi bò sữa còn tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp nên nông dân có thể yên tâm mạnh dạn đầu tư phát triển đàn bò sữa. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, toàn thành phố đã xây dựng được 8 xã chăn nuôi trọng điểm về bò sữa như Yến Bài, Vân Hòa, Tản Lĩnh, Trung Mầu, Dương Hà, Phù Đổng, Thượng Cách…Nhờ vậy đã bước đầu hình thành vùng chăn nuôi bò sữa quy mô lớn trên địa bàn thành phố. Hiện nay toàn thành phố có

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị-Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh và phát triển bền vững (Trang 45 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w