Thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị-Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh và phát triển bền vững (Trang 45)

kinh tế xanh ở Việt Nam

kinh tế xanh ở Việt Nam

Những thành công mà ngành nông nghiệp nước ta đạt được trong thời gian qua có sự đóng góp rất lớn của các mô hình kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu thời gian qua đã hình thành nên một số mô hình chuyên môn hóa kết hợp phát triển tổng hợp (như VAC, VACR…), với các cơ cấu ngành hàng khá đa dạng và với nhiều tên gọi khác nhau như: nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, nông nghiệp bền vững, nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp hiệu quả, mô hình làng kinh tế sinh thái…

Hiện nay, các mô hình sản xuất nông nghiệp nước ta đang hướng tới thực hiện theo tiêu chuẩn GAP - là chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ khâu đầu đến khâu cuối cùng của dây chuyền sản xuất. Nó bắt đầu từ khâu chuẩn bị nông trại, canh tác đến khâu thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ, kể cả các yếu tố liên quan như: môi trường, các hóa chat hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc, phúc lợi của người lao động trong nông trại. Các mô hình này đều hướng tới giảm chi phí đầu vào, naag cao hiệu quả về kinh tế, đảm bảo về sinh thái và môi trường và giải quyết được các vấn đề xã hội nông thôn như nghèo đói và việc làm.

Thực trạng phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng “kinh tế xanh” thời gian qua chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, quy mô trang trại và doanh nghiệp tư nhân sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị-Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh và phát triển bền vững (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w