Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị-Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh và phát triển bền vững (Trang 63 - 78)

2.2.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, những lỗ hổng trong tổ chức thị trường tiêu thụ.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT thì hạn chế lớn nhất trong thực hành nông nghiệp theo hướng VietGAP là tổ chức thị trường tiêu thụ. Thứ nhất, do người sản xuất an toàn chưa biết cách tổ chức quảng bá sản phẩm của mình. Thứ hai, hệ thống thị trường đang thiếu sự minh bạch. Sản phẩm an toàn và sản phẩm không an toàn đang lẫn lộn trên thị trường, nên người tiêu dùng muốn mua những sản phẩm an toàn thì không biết mua ở đâu. Như đã nói ở trên, Nhà nước cũng chưa thông tin đầy đủ địa chỉ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Vì vậy mà niềm tin của người tiêu dùng đang bị lung lay đối với các sản phẩm an toàn.

Thứ hai, khó khăn trong việc nhân rộng các mô hình.

Đây là thực trạng đã và đang xảy ra gây nhiều bức xúc trong một bộ phận người dân sản xuất nông nghiệp ở các vùng đang xây dựng các mô hình như VietGAP, nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp sạch…thời gian qua, một bộ phận nông dân đã có chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tạo ra sản phẩm mà thị trường yêu cầu. Sản xuất theo tiêu chuẩn GAP (thực hành nông nghiệp tốt) đồng nghĩa với việc người nông dân phải thực hiện bước vượt khó, mọi tác động đến cây trồng, vật nuôi đều phải ghi chép rõ ràng vào sổ nhất ký hàng ngày. Song những nỗ lực của nông dân chưa được trả công xứng đáng. Sản xuất theo VietGAP, GlobalGAP phải tuân thủ rất nhiều tiêu chí, trong khi giấy chứng nhận tiêu chuẩn này chỉ có thời hạn 1 năm. Nếu muốn được cấp lại, phải tổ chức đánh giá lại từ đầu tốn kém rất nhiều chi phí. Chi phí tái cấp giấy chứng nhận vài chục triệu đồng, trong khi qua một vụ thu hoạch, giá sản phẩm chưa thật sự hấp dẫn so với phương thức sản xuất truyền thống, nên một số thành viên trong các tổ chức liên kết (Tổ chức sản xuất Global GAP) không đóng góp tiền để chi phí tái cấp giấy chứng nhận, điều

này cũng động nghĩa với việc các tổ quay về với sản xuất theo phương thức truyền thống.

Mặt khác, nông dân và cán bộ kỹ thuật địa phương chưa hiểu biết đầy đủ về VietGAP nên còn nhiều lung túng trong triển khai. Chi phí cho thực hiện VietGAP cũng là một trở ngại và chưa khuyến khích người thực hiện áp dụng. Chưa có quy chế rõ ràng thuận lợi cho việc chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, do đó chưa làm tăng giá trị sản phẩm theo Viet GAP so với sản phẩm bình thường.

- Việc phát triển mô hình kinh tế trang trại là cơ sở để áp dụng các công nghệ sạch trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên ở một số địa phương chưa có quy hoạch, kế hoạch phát triển trang trại nên khi hộ nông dân có điều kiện muốn phát triển trang trại thì UBND xã thường lúng túng trong điều hành, không tạo được sự liên kết giữa phát triển trang trại với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung và định hướng phát triển chung của cả vùng, vẫn còn những trang trại giống như vườn tạp, chỉ là mô hình VAC hoặc VACR cải tiến.

Nhu cầu sử dụng, tích tụ đất ngày càng tăng, song việc giao đất, cho thuê đất, đấu thầu đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại thực hiện chậm, việc cấp giấy chứng nhận trang trại cũng chưa được làm nhanh; thời hạn thuê, đấu thầu đất còn ngắn và chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến các chủ trang trại chưa yên tâm đầu tư vào sản xuất.

Chất lượng sản phẩm chưa cao, sản phẩm bán ra chủ yếu dưới dạng thô hoặc tươi sống, chưa qua chế biên nên giá bán thấp, sức cạnh tranh yếu. Nhiều chủ trang trại chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường nên sản xuất thụ động, hiệu quả thấp, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo và chưa được các trang trại lưu tâm đến nhiều.

Nhiều trang trại thiếu vốn dẫn đến đầu tư không đồng bộ, chưa đủ sức đầu tư theo chiều sâu. Nhiều tổ chức tín dụng, ngân hàng chưa thực sự quan

tâm, đánh giá đúng mức thị trường cho vay phát triển kinh tế trang trại. Thời hạn cho vay của các ngân hàng còn chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, nên chưa tạo điều kiện các trang trại đầu tư phát triển lâu dài.

Giá vật tư nông nghiệp đầu vào tăng mạnh làm tăng chi phí sản xuất của trang trại nên hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Bên cạnh đó, thời gian qua do thời tiết khí hậu bất thường, rét đậm, rét hại, dịch bệnh kéo dài, dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy cầm liên tục xảy ra, làm nhiều trang trại thủy sản bị thiệt hại và gặp nhiều khó khăn.

Đa số các chủ trang trại có trình độ học vấn chưa cao, việc điều hành, tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, lao động làm việc trong trnag trại chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề. Phần lớn các chủ trang trại là nông dân, các đối tượng khác chưa nhiều. Điều này gây khó khăn cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật, quản lý sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả làm ăn.

Đầu tư của Nhà nước cho phát triển kinh tế trang trại còn ít. Chính sách phát triển kinh tế trang trại còn nhiều bất cập cả về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện, các trang trại còn khó khăn và thiếu thông tin trong việc tiếp cận các chính sách. Phần lớn các chủ trang trại chưa được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước về đầu tư tài chính, tín dụng…do chưa được cấp giấy chứng nhận trang trại. đất đai manh mún, cơ sở hạ tầng nông thôn nhiều nơi còn kém phát triển cũng là một khó khăn không nhỏ đối với các trang trại. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với chủ trang trại trong việc bảo vệ tài sản, sản phẩm của trang trại, hiện tượng trộm cắp, làm tổn hại tài sản, sản xuất đã là mối lo ngại cho các chủ trang trại.

Các mô hình vẫn nằm trong môi trường sản xuất truyền thống nên tính bền vững không cao. Vấn đề đầu tư cho xử lý ô nhiễm môi trường đang là vấn đề lớn đối với các trang trại, nhất là những trang trại nằm xen kẽ khu dân cư

do chất thải chưa được xử lý, khó khăn cho việc phòng chống dịch bệnh cho người và gia súc, gia cầm. Một số trang trại thủy sản chưa có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải nên dễ xảy ra dịch bệnh ngay cả đối với các trang trại thực hiện theo mô hình sản xuất sinh thái. Về phía các trang trại chăn nuôi tập trung, mặc dù phần lớn đã có hệ thống xử lý chất thải và áp dụng một số các quy chuẩn trong quản lý, song thiếu đồng bộ nên hiệu quả xử lý chưa triệt để, số trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải bằng biogas khoảng 67%; số trang trại có đánh giá tác động môi trường chiếm chưa đầy 14%; 37,2% hộ chăn nuôi thâm canh và 36,2% chăn nuôi thời vụ không có biện pháp xử lý chất thải. Tình trạng trên đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí ở nông thôn. Ước tính, hiện có tới 80% các bệnh nhiễm trùng ở nông thôn có liên quan tới nguồn nước bị nhiễm vi sinh vật như giun sán, tả, bệnh ngoài da, mắt…

Thứ ba, nông nghiệp hữu cơ (NHHC) có ưu thế rõ rệt, nhưng vẫn chưa phát triển mạnh mẽ.

Nguồn lợi mang lại từ NNHC là rõ rệt. Đồng thời, NNHC rất an toàn với con người từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và bảo vệ tuyệt đối môi trường do chỉ sử dụng các sản phẩm thiên nhiên như bón phân ủ (từ tàn dư cây trồng, chất thải động vật), sử dụng thuốc diệt trừ sâu bệnh có nguồn gốc tự nhiên, thảo mộc (dấm gỗ, lá cây xoan nghiền), các cây dẫn dụ (hoa, cỏ)…Nông dân cũng có thể trồng luân canh và sử dụng phân xanh để tăng độ màu mỡ cho đất.

Tuy nhiên, dự án vẫn chưa mang lại hiệu quả rõ rệt do việc áp dụng NNHC gặp không ít trở ngại do thiếu vốn ban đầu do chuyển đổi ản xuất từ vô cơ sang hữu cơ, chưa có cơ quan chứng nhận chuẩn sản phẩm hữu cơ cũng như xác nhận giá cả.

Nông dân trồng thanh long Bình Thuận đồng loạt chối bỏ việc tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Lý do là người nông dân bỏ

ra hàng chục triệu đồng nhưng kết quả thu được là trái cây bán ra thị trường vẫn không cao hơn giá trái cây thường. Theo thống kê, hiện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có khoảng 16.000 ha thanh long, trong đó diện tích đang cho thu hoạch khoảng 12.000 ha với sản lượng hàng hóa đạt khoảng 400.000 tấn. Ngay từ năm 2009, nhằm nâng cao chất lượng trái cây thanh long hướng tới xuất khẩu bền vững vào những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu, tỉnh Bình Thuận đã đẩy nhanh thực hiện chương trình cấp giấy chứng nhận VietGAP và GlobalGAP và đến hết năm 2011 đã có 5100 ha được cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP và 1400 ha thanh long đạt chuẩn xuất khẩu sang Mỹ. Tuy vậy, theo bà Đào Thị Kim Dung, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long Bình Thuận, để đáp ứng đủ tiêu chuẩn của chương trình VietGAP thì người nông dân phải theo dõi trong vòng một năm liên tục, thực hiện 70 tiêu chuẩn để đánh giá cùng với chi phí chứng nhận khoảng 20 triệu/10ha. Đối với tiêu chuẩn GloabalGAP người dân phải đạt đến 234 tiêu chuẩn trước khi các tổ chức nói trên thẩm định, cấp giấy chứng nhận và chi phí hết khoảng 3.100-3.200 USD/ha.

Đến nay, hàng loạt diện tích thanh long tại Bình Thuận đã qua 2-3 năm sử dụng, bắt buộc phải thực hiện tại các quy trình để được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP nhưng hầu hết hộ nông dân ày tỏ ra ngần ngại hoặc từ chối bởi trong hai năm liên tiếp

(2010-2011), giá thanh long mặc dù được chứng nhận theo đúng các quy chuẩn nhưng giá bán không cao hơn bao nhiêu hoặc chỉ bằng giá thanh long thường. Hiện sản lượng thanh long xuất khẩu chiếm khoảng 10% nhưng chỉ khoảng 5% xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, chấu Âu…còn 80% thanh long được xuất khẩu sang Trung Quốc, Malaysia, Hồng Kông…Các thị trường này hầu như không đòi hỏi về chất lượng trái cây mà chỉ phục vụ theo nhu cầu thị trường.

Mặc dù NNHC vẫn được tiến hành phổ biến và sản xuất, nhưng nông sản hữu cơ chưa có một chuẩn mực nào để kiểm định hay được cấp chứng nhận sản phẩm an toàn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khâu thiệu thụ sản phẩm này.

Thăm dò ý kiến của một nông dân trồng rau hữu cơ tại thôn Tân Hòa, xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình: “Cảm quan ban đầu cho thấy rau vô cơ (sử dụng phân bón hóa học hoặc có thể sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng trông màu sắc tươi, ngon hơn rau hữu cơ. Người dân ở đây lại thiếu hiểu biết về tính ưu việt của rau hữu cơ nên họ thường chọn mua rau vô cơ, mặc dù giá rẻ hơn từ 1.000-2.000 đồng so với rau hữu cơ.”

Rau an toàn không khác rau thông thường: Gia đình anh Cao Đắc Dậu ở Hoài Đức, Hà Nội thực hiện trồng rau an toàn theo hướng VietGAP bắt đầu từ năm 2009. Anh Dậu cho biết với 1 sào rau trồng theo chuẩn VietGAP anh Dậu sẽ phải đầu tư từ 1-1,2 triệu đồng, số tiền cao hơn từ 30% - 40% so với rau thông thường. Anh Dậu chia sẻ: “Chỉ đơn giản như một lọ thuốc sâu hình thường mua 15 nghìn đồng mà đánh được 2 lần. Giờ mua thuốc sinh học tận 17 nghìn đồng. Trồng rau thế này, mình phải đầu tư công, tiền vốn như thế nhưng vẫn không bằng người ta làm tự do”.

Hiện nay, người sản xuất rau theo hướng VietGAP sẽ được hỗ trợ một phần chi phí làm nhà lưới và phân bón. Tuy nhiên, rau an toàn hiện cũng chỉ bán xô ở đầu bờ hoặc tại các chợ đầu mối với giá bán ngang với rau thường. Chợ Vân Trì vẫn được biết đến là chợ đầu mối rau an toàn của thành phố Hà Nội, tại đây lượng rau hàng chục tấn mỗi ngày được đổ về thì với người mua - người bán, việc phân biệt đâu là rau an toàn, đâu là rau thường không phải là điều họ quan tâm. Vấn đề họ quan tâm là giá cả. Bởi họ cũng không phân biệt được rau an toàn với rau thường.

Thực tế đang tồn tại một nghịch lý là ngay ở chợ đầu mối rau an toàn, rau an toàn vẫn phải chịu giá chung với giá rau thường. Thậm chí rau an toàn còn không thể cạnh tranh được với rau thường do không mỡ màng, xanh tốt như rau thường.

Hiện mỗi sản phẩm rau tại các cửa hàng bán rau an toàn chỉ bán chênh với rau thường tại các chợ dân sinh từ 10-20%. Các cửa hàng này cũng được Chi cục bảo vệ thực vật thành phố Hà Nội hỗ trợ 2 triệu đồng/tháng tiền thuê mặt bằng. Tuy nhiên, những con số này chưa đảm bảo mang lại lợi nhuận do phải gánh thêm quá nhiều chi phí. Anh Vũ Văn Hiếu, Giám đốc Công ty Thực phẩm an toàn Hà Nội cho biết: “ Cửa hàng phải bỏ tiền tem nhãn, bao nilong, nhân công…giá phải tăng tới 40$ so với hiện nay thì mới có lãi được”. Được thành lập tháng 7/2011, Công ty Thực phẩm an toàn Hà Nội có 7 cửa hàng bày bán các sản phẩm rau an toàn. Tuy nhiên, sau 5 tháng hoạt động, đến nay công ty buộc phải đóng cửa 5 cửa hàng vì thua lỗ.

Thứ tư, tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Một là, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Việc sử dụng hóa chất trong chăm sóc, bảo quản nông sản đã trở thành phổ biến. Ngày càng có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng được sử dụng trên đồng ruộng. Nguồn gốc xuất xứ, thành phần hóa học phức tạp, trong đó có không ít loại có độ độc hại cao, khả năng lưu giữ trong môi trường lâu. Sử dụng các loại hóa chất trên lâu dài sẽ làm cho đất, nước nông sản bị ô nhiễm không đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Hóa chất sử dụng ngày càng nhiều nhưng các biện pháp làm sạch môi trường đồng ruộng, diệt trừ mầm bệnh trước khi bước vào vụ sản xuất mới lại ít được nông dân quan tâm thực hiện, do vậy lượng hóa chất bảo vệ thực vật còn đọng lại

đất khá lớn. Kéo theo đó là việc nông sản bày bán tại các chợ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dẫn đến những vụ ngộ độc đáng tiếc.

Nguy hiểm hơn khi thói quen trong canh tác và lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật của bà con nông dân đã và đang khiến đồng ruộng ở nhiều địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng và sức khỏe cộng đồng. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bên cạnh những mặt tích cực, những hóa chất trên cũng có nhiều tác động xấu tới môi trường. Các loại này có đặc điểm là rất độc hại với mọi sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường đất và nước gây ra ô nhiễm. Tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là, gây chết cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất, nước.

Hai là, trong ngành chăn nuôi

Giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Chẳng hạn, mỗi năm, tỉnh Bình Định nuôi khoảng 684.000 con lớn, trên 276.000 con trâu, bò…đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân trên địa bàn tỉnh về nhu cầu thực phẩm. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị-Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh và phát triển bền vững (Trang 63 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w