Ứng dụng khoa học công nghệ mới là chìa khóa để địa phương có thể phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh một cách nhanh nhất và tiến bộ nhất. Giải pháp này được thực hiện thông qua việc ứng dụng triệt để tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh. Xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ về đầu tư và kỹ thuật đối với các trang trại quy mô vừa và lớn để phát triển và sử dụng rộng rãi các trang thiết bị năng lượng có hiệu suất cao, thay thế dần các trang thiết bị có hiệu suất thấp. Xây dựng Khung chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ xanh và Kế hoạch hành động phát triển khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh của nền nông nghiệp trong giai đoạn 2014 - 2020.
* Hỗ trợ về khoa học công nghệ và khuyến nông cho phát triển các mô hình cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề sau:
- Về loại hình công nghệ, cần ưu tiên đầu tư cho công nghệ cao, công nghệ sạch và công nghệ sinh học, ví dụ công nghệ sản xuất rau an toàn trong nhà lưới và tưới bằng nước ngầm qua xử lý, công nghệ sinh học lai tạo, chọn lọc giống chất lượng, năng suất và khả năng chống chịu môi trường cao, công nghệ vi sinh trong chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, công nghệ chăn nuôi chất lượng cao và xử lý chất thải, công nghệ truyền thống trong kỹ thuật canh tác nhằm bảo vệ nguồn lực và duy trì đa dạng sinh học.
- Vê loại nông sản chủ yếu cần chỉ đạo phát triển tập trung một số sản phâm chú yếu cho từng vùng trong từng giai đoạn, như sản xuất rau sạch, chăn nuôi lợn, gia cầm,thủy cẩm, nuôi trồng thủy sản, phát triển cây ăn quả, du lịch, sinh thái…
- Về lĩnh vực áp dụng công nghệ cần tập trung nghiên cứu và chuyển giao cho khâu chế biến, bảo quan sau thu hoạch, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi theo phương thức chăn thả hoặc bán công nghiệp kết hợp xử lý chất thải. Tiếp tục mở rộng tập huấn chuyển giao kỹ thuật áp dụng giống mới và sản xuất sạch.
- Về hạng mục các công trình đầu tư cho khu nông nghiệp công nghệ cao cần ưu tiên hoàn thành dứt điểm các công trình như Trại lợn giống Ông bà, Trung tâm kỹ thuật rau hoa quả; cơ sở chế biến gia cầm; Nhà máy giết mổ chế biến thực phẩm; Cơ sở chế biến rau quả…Nghiên cứu rà soát quy hoạch để đảy nhanh tiến độ lập và thực hiện dự án xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao, chú ý tính liên hoàn sản xuất - chế biến - bảo quản tại các vùng sản xuất tập trung trên cơ sở hợp lý vê fnhu cầu, địa điểm và không phá vỡ cảnh quan sinh thái của vùng.
Tuy nhiên, với những đặc điểm của nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam, để công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT) vào sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh đạt hiệu quả cao cần chú ý tới một số vấn đề:
Cần lựa chọn được những TBKT phù hợp điều kiện địa phương, phù hợp với trình độ và khả năng tiếp cận của cơ sở. Để chuyển giao TBKT trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thành công phải lựa chọn được những TBKT phù hợp với từng vùng. Cần căn cứ vào điều kiện đất đai, khí hậu, trình độ và mức độ phát triển cơ sở hạ tầng, tập quán sinh sống, tập quán và trình độ canh tác, khả năng tiếp công nghệ, tiếp quản thị trường của người dân, của vùng để lựa chọn TBKT phù hợp, không nên đưa những công nghệ cao vào những vùng có điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ tiếp nhận công nghệ yếu.
TBKT chuyển giao phải là những kết quả đã được khẳng định thông qua thử nghiệm, sản xuất hoặc đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi; có
tính thời sự và tính tiên tiến cho mỗi vùng, mỗi địa phương và phải phù hợp với điều kiện khí hậu, tự nhiên, hạ tầng kỹ thuật, phù hợp với khả năng tiếp nhận, năng lực quản lý và khả năng đầu tư của địa phương.
Cần lựa chọn đơn vị, cá nhân có đủ năng lực chuyển giao TBKT: Những đơn vị, cá nhân thực hiện chuyển giao TBKT vào sản xuất nông nghiệp được quy định tại Điều 8 (quy định quyền chuyển giao công nghệ) của Luật Chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, để chuyển giao thành công các TBKT vào sản xuất nông nghiệp và nông thôn đòi hỏi người cán bộ chuyển giao phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, tinh thần trách nhiệm và đặc biệt là phải có kiến thức bản địa: am hiểu điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, đất đai, khí hậu của vùng sản xuất; am hiểu tập quán canh tác, sinh sống của người dân địa phương, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Chuyển giao TBKT trong sản xuất nông nghiệp nói chung và các phương thức sản xuất nông nghiệp theo hướng “kinh tế xanh” cần kết hợp chặt chẽ giữa việc xây dựng mô hình với đào tạo cán bộ kỹ thuật và đào tạo nông dân, nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở, cho nông dân; thông qua xây dựng mô hình, các TBKT được chuyển giao cho nông dân. Tuy nhiên, để mô hình bền vững, có thể mở rộng thành sản xuất đại trà cần phải có các cuộc tham quan, hội thảo đầu bờ, đặc biệt là phải có tập huấn cho cán bộ cơ sở và nông dân. Thông qua tham quan, hội thảo và tập huấn, người nông dân sẽ tiếp cận, nắm vững, làm chủ TBKT, trên cơ sở đó họ có thể áp dụng TBKT vào sản xuất một cách chủ động và quy mô hơn.
Chuyển giao TBKT trong sản xuất nông nghiệp và các phương thức sản xuất nông nghiệp theo hướng “kinh tế xanh” cần có sự tham gia của doanh nghiệp là yếu tố bảo đảm thành công của quá trình chuyển giao. Để chuyển giao thành công các TBKT, đặc biệt là những tiến bộ kỹ thuật có hàm lượng
khoa học cao vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm có giá trị hàng hóa cao thì rất cần có sự tham gia của các doanh nghiệp, bởi các doanh nghiệp có ưu thế về tài chính để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng được yêu cầu của việc tiếp nhận những công nghệ mới, tiên tiến. Mặt khác, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm sẽ là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả của quá trình chuyển giao TBKT.
Nông nghiệp là nền tảng của công nghiệp và dịch vụ, là nghề chính của nông dân. Nông nghiệp có các đặc điểm riêng, đặc biệt là quá trình sản xuất chịu sự chi phối bởi rất nhiều yếu tố tự nhiên: đất đai, khí hậu, thủy văn…Vì vậy, cần phải nắm vững đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và đánh giá đúng những thành tựu và những tồn tại ở nông thôn để lựa chọn những TBKT phù hợp, lựa chọn đúng địa bàn, đối tượng tiếp cận, đơn vị chuyển giao, có kế hoạch và phương pháp chuyển giao phù hợp nhằm phát huy hiệu quả của TBKT, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh và xây dựng nông thôn mới.
Khi chuyển giao TBKT cần tập trung giải quyết tốt mối quan hệ trong phát triển sản xuất giữa sản xuất nhỏ và sản xuất lớn; giữa sản xuất tập trung và sản xuaadt phân tán; giữa tự cung tự cấp và sản xuất hang hóa, hỗ trợ công nghiệp chế biến nông sản và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững các mô hình. Đối tượng tiếp nhận TBKT chủ yếu là nông dân, trình độ còn hạn chế; nông dân Việt Nam có trình độ dân trí chưa cao, trình độ tiếp cận với công nghệ còn thấp, có sự khác biệt lớn về trình độ, tập quán sinh sống, canh tác (đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, nơi rất cần hỗ trợ các TBKT nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng kinh tế xanh). Mặt khác nông dân Việt Nam đa phần có mức thu nhập thấp, đời sống vật chất, tinh thần còn nghèo, tỷ lệ hộ đói nghèo
còn cao, khả năng tự đổi mới công nghệ thấp, không đủ kinh phí tiếp nhận, đổi mới công nghệ. Do vậy, việc lựa chọn, tiếp nhận TBKT rất cần có sự tư vấn của cơ quan chuyển giao, sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.
Công nghệ trong sản xuất nông nghiệp có tính đặc thù, thị trường công nghệ trong nông nghiệp chưa phát triển; công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp xanh bao gồm các TBKT, các quy trình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, các giống cây trồng, vật nuôi theo hướng kinh tế xanh…là những công nghệ đặc thù. Vì thế, có những công nghệ phù hợp với vùng này nhưng không phù hợp với vùng khác và khó giữ được bản quyền khi được chuyển giao vào sản xuất.
Thị trường công nghệ trong sản xuất nông nghiệp chưa phát triển, các TBKT, quy trình sản xuất, thậm chí cả giống cây trồng, vật nuôi chưa thật sự trở thành hang hóa, muốn chuyển giao vào sản xuất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức xã hội.
Thị trường công nghệ trong sản xuất nông nghiệp chưa phát triển, các TBKT, quy trình sản xuất, thậm chí cả giống cây trồng, vật nuôi chưa thật sự trở thành hang hóa, muốn chuyển giao vào sản xuất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức xã hội.