Tăng cường các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị-Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh và phát triển bền vững (Trang 103 - 116)

phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh

Tăng trưởng xanh là một mô hình rất mới mẻ tại Việt Nam, nhưng trong tương lai, đây sẽ là xu thế chung cho tất cả các ngành kinh tế. Chính vì vậy, cần có các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh từ phía các cơ quan chức năng, hoàn thiện mô hình tăng trưởng xanh ở từng địa phương. Giải pháp này thực hiện thông qua việc đánh

vững. Từ đó ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất nông nghiệp có điều kiện để chuyển đổi sang mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh. Hỗ trợ về vốn, chuyên gia đào tạo, tư vấn và các kỹ thuật, công nghệ mới. Xây dựng Khung chính sách nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh và Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2014-2020.

Thứ nhất, xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh trong ngành nông nghiệp.

Mục tiêu trong việc xây dựng Chiến lược tăng trưởng xanh trong ngành nông nghiệp nhằm tạo ra một sự phát triển đồng chiều trong ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh. Tránh tình trạng triệt tiêu các lợi ích xanh mà mỗi lĩnh vực sản xuất đem lại và cần tập trung vào 3 nội dung chính đó là: Trước hết, cần tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo hướng xanh hóa, khuyến khích các lĩnh vực sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, phát triển nuôi trồng thủy hải sản, tái tạo phát triển hệ thống rừng: bảo tồn, phòng hộ và sản xuất…), sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên có giá trị gia tăng cao; thứ hai, tăng cường nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp tiến tới loại bỏ việc sử dụng các loại hóa chất độc hại gây ô nhiễm môi trường, phát triển mở rộng ứng dụng các mô hình sản xuất sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên;. Thứ ba, phát triển bảo vệ cảnh quan môi trường nông thôn lành mạnh, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái của từng vùng…

- Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh là một nội dung không thể thiếu của chương trình xây dựng nông thôn mới.

Việc phát triển đúng hướng, trọng tâm, trọng điểm theo hướng kinh tế xanh sẽ góp phần rất lớn vào quá trình thực hiện “chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”. Nó sẽ góp phần làm cho thu nhập của nông dân ngày càng gia tăng bền vững, lao động nông thôn qua đào tạo ngày càng đáp

tiêu chí về thu nhập của người lao động nông thôn và lao động qua đào tạo trong xây dựng nông thôn mới.

Thứ hai, các chính sách về vốn đầu tư cho phát triển các mô hình theo hướng kinh tế xanh.

Để thúc đẩy phát triển các mô hình nông nghiệp theo hướng “Kinh tế xanh” cần phải có lượng vốn lớn. Đặc biệt là nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc chuyển đổi phương thức sản xuất như hệ thống nhà lưới, hệ thống thủy lợi cung cấp nước đủ tiêu chuẩn cho sản xuất sạch, hệ thống bảo quản sau thu hoạch, hệ thống giao thông, cung cấp điện…là những khoản chi phí chung rất lớn. Như vậy, để có đủ số lượng vốn theo hướng phát triển và đảm bảo cơ cấu đầu tư với hạng mục ưu tiên và cũng nhằm khắc phục tồn tại về mặt tiến độ thì các giải pháp về vốn cần chú ý các vấn đề như: đa dạng các nguồn huy động vốn từ nhiều nguồn không chỉ vốn ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài, vốn tín dụng mà còn khai thác từ tiềm năng của người sản xuất, của các doanh nghiệp. Việc lập quỹ “Khuyến xanh” cũng là một hình thức huy động vốn đầu tư xã hội cho phát triển kinh tế xanh ở nông thôn.

Thứ ba, chính sách đất đai.

- Hỗ trợ các địa phương thực hiện dồn điền đổi thửa:

Sự manh mún đất đai trong nông nghiệp gây cản trở rất lớn đến quá trình tái cơ cấu phát triển theo mô hình mẫu lớn hoặc các khu chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp xanh. Do đó cần tập trung đất đai với quy mô đủ lớn trên cơ sở dồn điền, đổi thửa và khuyến khích các hộ nông dân tích tụ, tập trung sản xuất.

Vấn đề này sẽ khó thành công nếu để các hộ nông dân tự phát, chuyển nhượng ruộng đất cho nhau. Do đó, vai trò của chính quyền huyện, xã là rất quan trọng trong việc xây dựng phương án dồn điền, đổi thửa. Kinh nghiệm thành công ở một số tỉnh cho thấy muốn dồn điền, đổi thửa thành công phải

đảm bảo dân chủ, công khai nhưng không thể thiếu vắng vai trò của chính quyền xã. Do đó, chính quyền các huyện, xã cần chỉ đạo xây dựng và thực hiện phương án này theo tinh thần “dân chủ, tự nguyện và thỏa thuận”. Để triển khai tốt dồn điền đổi thửa, các địa phương cần có chủ trương, chính sách tạo các điều kiện vật chất và pháp lý (hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng…) cho các huyện, xã thực hiện.

- Chính sách hỗ trợ huy động đất đai xây dựng cơ sở hạ tầng: Để xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh, hoặc phát triển các mô hình theo hướng kinh tế xanh cần phải chuyển đổi một số diện tích sản xuất nông nghiệp sang mục đích đó. Vì vậy, sẽ có một số hộ bị mất đất sản xuất nông nghiệp. Nếu không giải quyết các vấn đề nảy sinh, việc xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ gặp khó khăn.

- Các chính sách đất đai khác: Từng bước triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở những nơi đã quy hoạch rõ, sớm có những biện pháp xử lý ở những vùng tranh chấp. Vận dụng linh hoạt các chính sách đất đai thích hợp, tạo điều kiện giải phóng nhanah mặt bằng cho các công trình xây dựng, đặc biệt là các khu công viên nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao…Rà soát lại quy hoạch sử dụng đất để xây dựng phương án điều chỉnh vùng sản xuất tập trung, trước hết là phương án quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.

Thứ tư, nâng cao chất lượng cán bộ khuyến nông cơ sở về chuyên môn và chế độ đãi ngộ cần thiết.

Theo lý thuyết, để phát triển ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh, thì nông nghiệp xanh có nghĩa là việc tăng đầu tư nhằm áp dụng những phương thức và kỹ thuật canh tác. Vai trò của cán bộ khuyến nông viên cơ sở rất quan trọng, là người trực tiếp tổ chức vận động nông dân tham gia vào các chương trình nông nghiệp trọng điểm của các địa phương (cấp huyện

và cấp xã). Tuy nhiên, hiện nay họ không có lương, không có bảo hiểm y tế, không bảo hiểm xã hội, phụ cấp còn thấp nên không tuyển được người đúng chuyên môn, cán bộ năng động sáng tạo. Một số xã chưa tuyển được người có chuyên môn, hoặc có thì là người cao tuổi hoặc trình độ yếu kém.

Do đó, để phát triển các mô hình nông nghiệp xanh, trước hết các địa phương cần củng cố và nâng cao chất lượng cán bộ khuyến nông cơ sở về chuyên môn để đảm nhiệm được các nhiệm vụ chuyển giao các tiến bộ khoa học theo hướng “kinh tế xanh” trong sản xuất nông nghiệp (kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản…) cho nông dân. Đó là những người có tâm huyết, được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu công việc. Như vậy, cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ khuyến nông cơ sở và có chế độ đãi ngộ phù hợp. Để thu hút được những người có tâm huyết, có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, cần có chính sách “chiêu hiền, đãi sĩ”. Nghị định của Chính phủ số 02/2010/NĐ-CP ngày 8/1/2010 về Khuyến nông quy định: Khuyến nông viên cấp xã thuộc công chức xã được hưởng phụ cấp hoặc lương hoặc trình độ đào tạo do Chủ tịch UBND tỉnh quy định. Theo Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ thì có công chức cấp xã đối với lĩnh vực: Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn các xã do nhiều nguyên nhân nên chưa có công chức xã là cán bộ khuyến nông hay cán bộ nông nghiệp. Đối với lực lượng cán bộ khuyến nông cơ sở nếu là công chức xã hoặc có lương, phụ cấp tương xứng chắc chắn sẽ lựa chọn được những người có trình độ chuyên môn, có tâm huyết với nghề, từ đó công tác khuyến nông sẽ đạt hiệu quả cao hơn đáp ứng yêu cầu xây dựng phát triển các mô hình kinh tế xanh ở nông thôn và góp phần quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Thị trường là nhân tố quyết định sự sống còn của sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất kinh doanh nông nghiệp nói riêng. Trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, nhu cầu của thị trường như thế nào bắt buộc người nông dân phải cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó, với điều kiện phù hợp với đặc tính sinh thái và điều kiện tự nhiên của vùng. Trong nền nông nghiệp xanh, giải quyết tốt vấn đề thị trường lại là một nhiệm vụ cần thiết và khó khăn vì nhu cầu của người dân về các sản phẩm cao cấp và tinh thần ngày càng cao và phức tạp. Muốn chuyển dịch cơ cấu để phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh, trước tiên phải tạo ra một thị trường lành mạnh, đáng tin cậy cho người tiêu dùng để đảm bảo việc luân chuyển các hang hóa được trôi chảy, từ đó thúc đẩy việc sản xuất ra các sản phẩm của nông nghiệp xanh, đó mới là cơ hội để các mô hình phát triển thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn. Nói cách khác, giải pháp thị trường cho nông nghiệp xanh phải nhằm vào thúc đẩy việc sản xuất ra các hàng hóa là các sản phẩm nông nghiệp sạch trên cơ sở kích cầu và tạo cung cho các sản phẩm này.

Vì để nông dân có thể yên tâm sản xuất theo quy trình sạch thì đi đôi với vấn đề tổ chức sản xuất ra các sản phẩm an toàn là phải xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm an toàn, nghĩa là phải có những địa điểm, khu vực mà ở đó người sản xuất thì đem sản phẩm an toàn đến đó bán, người bán thì chịu trách nhiệm về sản phẩm an toàn của mình và người tiêu dùng đến đó để mua sản phẩm an toàn. Các khu vực địa điểm đó phải có sự giám sát, quản lý của Nhà nước để giúp người tiêu dùng yên tâm đến mua sản phẩm an toàn. Để làm được điều đó, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp cũng như phối hợp chặt chẽ giữa người sản xuất, người bán hàng, người tiêu dùng và vai trò quản lý Nhà nước là cầu nối.

Thứ sau, các chính sách về sử dụng nguồn năng lượng.

Tăng trưởng xanh là mô hình tăng trưởng kinh tế nhấn mạnh đến tác động đến tài nguyên thiên nhiên. Chính vì vậy, để phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh cần có biện pháp quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên có tính bền vững lâu dài. Giải pháp này hướng đến các tác nhân về tài nguyên thiên nhiên của ngành nông nghiệp. Cải tạo nguồn đất bị nhiễm phèn, xói mòn, bạc màu do các các tác nhân đã đề cập trước đó. Làm sạch các con sông, nguồn nước sử dụng trong sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Cải tạo các nguồn nước bị ô nhiễm. Tăng cường bảo vệ rừng, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn tại các xã miền núi như Hòa Bắc, Hòa Ninh, Hòa Phú. Nghiêm cấm việc khai thác và chặt phá rừng bừa bãi tránh gây ra hiện tượng lũ quét rất khó phòng tránh, gây thiệt hại mùa màng ngành nông nghiệp.

- Sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

Việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch là lý do dẫn đến biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp do việc khai thác quá mức và lượng khí thải các bon làm thủng tầng ô zôn. Năng lượng sạch là sự thay thế tối ưu nhất. Nội dung của giải pháp này là: hỗ trợ kinh phí lắp ráp, hướng dẫn người nông dân sử dụng các nguồn năng lượng mới đã nghiên cứu thành công (năng lượng sinh khối Biogas, xăng sinh học, mặt trời, gió…). Hỗ trợ đầu tư cho các chương trình điều tra, nghiên cứu, chế tạo thử, xây dựng thí điểm các mô hình sử dụng năng lượng mới và tái tạo. Có chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng và sử dụng công nghệ mới sản xuất năng lượng sạch đối với các cơ sở sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

- Nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi mới

Giải pháp này giúp tạo ra các loại cây trồng vật nuôi mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, tiết kiệm năng lượng, chi phí sản xuất nhằm giảm thiểu lượng khí các bon thải ra môi trường - vốn chiếm 43% lượng khí thải các bon

tại Việt Nam. Để thực hiện giải pháp này cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mới có vòng đời sinh trưởng ngắn, năng suất cao để rút ngắn thời gian thu hoạch, ít tác động, tổn hại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Ứng dụng các giống lúa ngắn ngày năng suất cao để giảm phát thải khí nhà kính. Áp dụng quy trình tưới tiêu tiết kiệm nước trong sản xuất lúa và các cây trồng khác. Ứng dụng phân ủ hữu cơ (compost) trong canh tác lúa và các loại cây trồng khác. Nghiên cứu phát triển các loại thức ăn giàu dinh dưỡng để tăng khả năng hấp thu, rút ngắn thời gian trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Tái sử dụng, tái chế phụ phẩm, phế thải trong nông nghiệp

Tái chế phụ phẩm, phế thải trong nông nghiệp làm nguyên liệu sinh khối, phân bón nông nghiệp là một giải pháp rất hữu hiệu để cải thiện vấn đề ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất nông nghiệp. Giải phải này được thực hiện thông qua việc hỗ trợ đầu tư cho các đề tài, dự án nghiên cứu, thí điểm và phổ biến công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp tạo ra thức ăn chăn nuôi, trồng nấm, làm nguyên liệu công nghiệp, biogas, than sinh học (biochar), phân bón hữu cơ. Tái sử dụng phụ phẩm trong trồng trọt để làm thức ăn chăn nuôi, trồng nấm. Chất thải trong chăn nuôi sẽ được sử dụng đưa vào hầm tạo ra khí biogas để phát điện. Bên cạnh đó, chất thải sau biogas còn được tận dụng làm phân bón rất tốt cho cây trồng.

Thứ bảy, phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp

Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp là một vấn đề rất quan trọng trong mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh vì nó đảm bảo tính linh động, thuận tiện trong quá trình sản xuất, đảm bảo năng lực tưới tiêu, khả năng chống chịu với vấn đề biến đổi khí hậu, bảo vệ mùa màng. Về hạ tầng giao thông: Nâng cấp các hệ thống, mạng lưới giao thông vận tải thủy, đường bộ trên cơ sở tiết kiệm năng lượng, có hiệu quả kinh tế, môi trường cao, có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Về hạ tầng năng lượng: Ưu

tiên, tăng cường đầu tư, nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các mạng lưới điện sử dụng năng lượng sạch như từ khí sinh học biogas, mặt trời, gió. Áp dụng

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị-Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh và phát triển bền vững (Trang 103 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w