trong việc phát triển nền kinh tế xanh nói chung và tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh nói riêng
Tuyên truyền, giáo dục Tăng trưởng xanh là một thuật ngữ khá mới mẻ đối với Việt Nam. Chính vì vậy, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về các nội dung sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh với người dân, cộng đồng là điều đầu tiên cần thực hiện. Chính quyền địa phương cần hỗ trợ kinh phí giáo dục cho nguồn lao động trẻ vùng cao, khó khăn của huyện. Mục tiêu hành động này nhằm phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao hơn và là những người chủ trong tương lai góp phần đưa ngành nông nghiệp của quê hương phát triển theo hướng tăng trưởng xanh. Để giải pháp này được đạt được mục tiêu cần phát huy tinh thần tự giác trong sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh. Đào tạo, mở các lớp hướng dẫn, tập huẩn cho người nông dân tiếp cận với các mô hình mẫu trong sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh. Tổ chức các hoạt động cộng đồng như mitting, các cuộc thi, vận động xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp, xây dựng lối sống xanh, bảo vệ môi trường xung quanh. Tạo nhận thức đến thói quen và hành động lan tỏa trong cộng đồng dân cư.
Trước hết là về nhận thức, thế nào là một nền “kinh tế xanh” hiện nay ở Việt Nam vẫn còn hết sức mới mẻ, đòi hỏi phải có những những nghiên cứu và phổ biến rộng rãi kiến thức trong tầng lớp lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và người dân. Nếu không nhận thức đầy đủ tính chất, tính đồng thuận trong xã hội sẽ không đạt được, do vậy sẽ khó thực hiện. Thứ hai, là về cách thức (phương thức) tiến hành, so với nền kinh tế truyền thống “Nền kinh tế nâu”, xây dựng mô hình mới - “Nền kinh tế xanh”, thay đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế có sự khác biệt như thế nào và bắt đầu từ đâu trong bối cảnh phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Về vai trò của phát triển nông nghiệp xanh trong đời sống kinh tế - xã hội, trong phát triển bền vững nông thôn…đều đỏi hỏi cả một quá trình và cần xây dựng một lộ trình cho quá trình nhận thức và cách thức tiến hành theo những lộ trình một cách khoa học và bền vững. Trong đó cần xây dựng và thực hiện các chương trình thông tin về vai trò của phát triển nông nghiệp xanh đối với cá nhân và cộng đồng: Khâu yếu nhất trong nhận thức của người dân và cộng đồng là chưa có hiểu biết đầy đủ về cơ chế của hệ sinh thái nông nghiệp xanh về mối quan hệ giữa vật sản xuất, vật tiêu thụ và vật phân giải, về chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Để nâng cao hiểu biết của người dân và cộng đồng về vấn đề này phải giành nhiều thời gian, công sức và nguồn lực tuyên truyền, cung cấp thông tin cho các cấp lãnh đạo quản lý đến người dân và cộng đồng để họ có cơ sở quy hoạch sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng để duy trì hệ sinh thái tự nhiên ở nông thôn làm cơ sở cho sự phát triển bền vững. Việc tuyên truyền, cung cấp thông tin cho người dân có ý nghĩa quan trọng để họ có hiểu biết và tham gia một cách tự giác vào các hoạt động cộng đồng vì sự phát triển một nền nông nghiệp xanh. Nhận thức về vai trò của nền nông nghiệp xanh được hình thành tốt nhất khi vấn đề sinh thái nói chung và việc bảo vệ môi trường sống của cộng đồng nói riêng trở thành mục tiêu của hoạt
động của mỗi cá nhân và cộng đồng. Các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của người dân và các cấp chính quyền địa phương về phát triển nông nghiệp xanh rất phong phú từ những thông tin chung về lợi ích của nông nghiệp sinh thái (hiệu quả về kinh tế, về xã hội và về môi trường).
Thông tin về sản phẩm của nông nghiệp xanh đó là sản phẩm sạch có ý nghĩa quan trong đối với cư dân và cộng đồng. Các thông tin cung cấp cho người dân và cộng đồng. Các thông tin cung cấp cho người dân nhằm phát triển nền nông nghiệp xanh cũng cần gắn với những thữ trạng của mỗi địa phương cụ thể về các hoạt động sản xuất đang diễn ra tại địa phương có ảnh hưởng tích cực cũng như các yếu tố, các hoạt động sản xuất và sinh hoạt đang ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đến sản xuất nông nghiệp, bền vững như các vấn đề ô nhiễm, suy thoái tài nguyên đất, vấn đề ô nhiễm nguồn nước, vấn đề rác thải, vấn đề mất cân bằng sinh thái tự nhiên tại cồng đồng, các hoạt động sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm và các vấn đề đang giải quyết và sẽ được giải quyết để phát triển sản xuất nông nghiệp xanh tại địa phương. Do đó, cần xây dựng các chương trình truyền thông sâu rộng tới mọi đối tượng (từ từng cá nhân những người lao động đến những nhà lãnh đạo, từ các cộng đồng dân cư đến các tổ chức xã hội…) về đạo đức sinh thái và vai trò của nền nông nghiệp xanh đối với sự phát triển bền vững của xã hội nước ta hiện nay. Như vậy, các giải pháp về nâng cao nhận thức cho người dân và các cấp chính quyền địa phương cần đi trước một bước tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai cũng như phát triển các mô hình kinh tế xanh tại các địa phương và trong đời sống sản xuất của dân cư.
Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng “kinh tế xanh” một cách đồng bộ các điều kiện cho đầu vào cũng như cho đầu ra của mô hình các điều kiện về lao động, vật tư và tiêu thụ sản phẩm của mô hình và sự liên kết nhiều chiều nhằm tạo ra sự hỗ trợ giữa các mô hình trong chuỗi giá trị của sản xuất nông nghiệp.
Liên kết ngang là liên kết giữa các thành viên ở cùng một 1 cấp trong chuỗi sản xuất. Chẳng hạn nông dân liên kết trong những câu lạc bộ, tổ hợp tác xã…Quy mô sản xuất lớn hơn, chất lượng sản phẩm đồng nhất, chi phí đầu vào thấp hơn do được hợp đồng trực tiếp đối với công ty cung cấp nguyên liệu với số lượng lớn, có triết khấu cao, được công ty tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cũng như bao tiêu sản phẩm đầu ra, được cung cấp thông tin kịp thời…Đó là những lợi ích mà hình thức liên kết ngang mang lại. Liên kết ngang ở quy mô lớn hơn là hình thức hiệp hội nông dân tỉnh, liên minh hợp tác xã…Mục đích của hình thức liên kết này chủ yếu nhằm hỗ trợ về chính sách, tài chính, nghiên cứu thị trường, thống kê, dự báo, hướng dẫn, đào tạo và huấn luyện nâng cao năng lực cho các tổ chức thành viên. Ở quy mô toàn quốc cũng có thể hình thành những tổ chức liên kết cấp vĩ mô như Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VÁEP), Hội Nghề cá Việt Nam
(VINAFIS), Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA),… Các tổ chức này tập trung vào hoạt đọng cầu nối với cơ quan Chính phủ, đối thoại với chính phủ trong xây dựng chính sách, bảo vệ quyền lợi hội viên; đào tạo, tư vấn và huấn luyện nâng cao năng lực cho các thành viên của mình; tăng cường quan hệ với các đối tác chiến lược trong nước và nước ngoài; thu thập, phân tích và cung cấp thông tin thị trường, công nghệ và tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại và phát triển thị trường.
Liên kết dọc là liên kết giữa hai hay nhiều thành viên tham gia chuỗi sản xuất ở các cấp khác nhau (giữa các khâu trong chuỗi giá trị) thông qua các hợp đồng được đảm bảo bởi pháp luật, như liên kết giữa nhà cung cấp đầu vào với người sản xuất, liên kết giữa nhà sản xuất nguyên liệu với công ty chế biến…Với đặc điểm quản lý chuỗi đầu từ đầu vào cho tới đầu ra với quy trình khép kín, liên kết dọc giúp kiểm soát được chi phí, chất lượng sản phẩm tốt và đồng đều, ổn định được giá đầu ra và cân đối cung cầu. Đặc biệt, các
sản phẩm cuối sung, do đó dễ dàng chia sẻ thông tin, thông qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng.
Liên kết dọc là quan hệ tất yếu hình thành trong quá trình phát triển các chuối giá trị nông sản. Sự liên kết dọc này hình thành từ hai áp lực chính: một là đòi hỏi ngày càng gắt gao của thị trường về chất lượng về chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm và hai là ổn định nguyên liệu và giá nguyên liệu cho chế biến.
Liên kết “nhiều nhà”: Theo cách tiếp cận chuỗi giá trị, để phát triển bền vững chuỗi giá trị, để phát triển bền vững chuỗi sản phẩm thì ngoài liên kết ngang và liên kết dọc được đề cập ở trên còn có sự hỗ trợ riêng lẻ cho từng tác nhân trong chuỗi như về kỹ thuật từ các Viện, Trường, cán bộ khuyến nông, công ty công ứng, vật tư đầu vào, công ty chế biến về xúc tiến thương mại, kiểm soát thị trường và chất lượng; hoặc ngân hàng hỗ trợ về vốn cho toàn chuỗi, chính sách từ chính quyền địa phương các cấp…Đây là mối liên kết “nhiều nhà”, một đảm bảo cao hơn cho sự phát triển bền vững chuỗi ngành hàng.
Liên kết khu vực là liên kết vùng giữa các nhà sản xuất cùng ngành hàng trong cùng khu vực địa lý được hình thành nhằm cân bằng cung cầu sản phẩm trên thị trường, tránh khủng hoảng “thừa - thiếu” sản phẩm, dự báo thị trường tốt hơn thông qua quy hoạch sản xuất đảm bảo cân đối cung - cầu, ổn định chi phí và giá, tạo dựng thương hiệu, đặc biệt là sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực…Trong quan hệ liên kết vùng, cần có những thành viên đóng vai trò chủ đạo để hướng sản phẩm của vùng đáp ứng nhu cầu của thị trường tốt hơn và kịp thời hơn thông qua dự báo thị trường và quản lý tầm vĩ mô hợp lý và hiệu quả. Liên kết vùng tốt phải dựa trên cơ sở của các tổ chức liên kết ngang, liên kết dọc và liên kết “nhiều nhà”.
Không một mô hình liên kết riêng lẻ nào cho kết quả tối ưu trong mọi hoàn cảnh. Trong sản xuất, tùy theo tình hình thực tế mà có sự phối hợp giữa các mô hình với nhau để bổ sung, hỗ trợ cho nhau, đảm bảo hài hòa lợi ích cho tất cả các bên tham gia trong chuỗi. Đây chính là một trong những xu hướng trong tương lai để hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp bền vững.