Các nhân tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị-Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh và phát triển bền vững (Trang 28 - 30)

hướng phát triển kinh tế xanh

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là vấn đề bao trùm rộng, bởi lẽ đó có khá nhiều nhân tố tác động đến quá trình này, trong đó có các nhân tố cơ bản như:

- Hệ thống chính sách

Chính sách thể hiện các can thiệp của Nhà nước đối với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Chính sách hợp lý sẽ kích thích, thúc đẩy được sự phát triển chung của ngành và đẩy mạnh được quá trình tái cơ cấu, ngược lại nếu chính sách không phù hợp sẽ tạo ra nhiều rào cản cho sự phát triển. Do vậy, các chính sách nông nghiệp đều có tác động tới thực hiện tái cơ cấu. - Vốn đầu tư vào nông nghiệp

Đầu tư vào nông nghiệp là một trong những điều kiện căn bản để có thể thúc đẩy phát triển và hiện đại hóa đối với ngành. Mức độ đầu tư cao sẽ góp phần đẩy mạnh xây dựng, sử dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiến bộ vào sản xuất nhằm đạt được kết quả cao, song nếu mức đầu tư thấp sẽ tạo ra rất khó khăn. Bởi lẽ đó, mức độ đầu tư vào ngành có chi phối nhất định tới các hoạt động trong thực hiện tái cơ cấu.

- Sự quản lý của nhà nước

Để vận hành hệ thống chính sách vào thực tế hiệu quả, sự quản lý của nhà nước là yếu tố dẫn đầu và không thể thiếu được. Công tác quản lý càng tốt sẽ thúc đẩy được thực hiện tái cơ cấu có kết quả cao và ngược lại nếu từ hoạt động quản lý mà phát sinh vấn đề, điều này có thể kéo theo cả hệ thống đi xuống.

- Khoa học công nghệ

Để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp một trong những yêu cầu là phải đổi mới căn bản và toàn diện, trong đó sự hiện đại hóa và tiến bộ đưa vào sản xuất cần phải tăng cường đẩy mạnh. Do vậy, mức độ ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào nông nghiệp sẽ có những ảnh hưởng nhất định. - Lao động nông nghiệp, nông thôn

Lao động là yếu tố thuộc về con người có tác động rất lớn tới quá trình sản xuất nông nghiệp. Với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại hoá, tiến bộ, sẽ yêu cầu lớn về nguồn lao động chất lượng cao, do đó

tay nghề, trình độ lao động sẽ ảnh hưởng nhiều tới thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đặc biệt là sự phân công lao động sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá thị trường.

- Chất lượng của sản phẩm nông nghiệp

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp hướng tới nền nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng, để làm được điều này các sản phẩm đầu ra của sản xuất nông nghiệp phải được chú trọng về cả số lượng và chất lượng; trong đó mục tiêu cụ thể của thực hiện tái cơ cấu còn hướng tới phát triển các sản phẩm có thế mạnh, có tiềm năng phù hợp với từng khu vực, từng địa phương, điều này hướng tới xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm, hay chính là tạo ra những sản phẩm có chất lượng. Như vậy, đầu ra của các sản phẩm nông nghiệp cũng có những tác động đối với kết quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Sự hiểu biết của các tổ chức sản xuất nông nghiệp

Công tác định hướng và lãnh đạo toàn ngành thuộc về các cán bộ quản lý, tuy nhiên việc thực hiện các chủ trương, chính sách là do người dân và các tổ chức sản xuất nông nghiệp thực hiện. Như vậy, mức độ hiểu biết của người dân và các tổ chức sản xuất này cao hay thấp sẽ có ảnh hưởng nhất định tới kết quả thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan nhà nước và người dân Để chính sách đi vào thực tế có hiệu quả, phía cơ quan quản lý nhà nước phải có sự phối hợp tốt với nhau và cũng đòi hỏi phải có sự kết hợp tốt trong thực hiện đối với người dân. Sự phối hợp càng tốt sẽ tạo thuận lợi cho thực hiện quá trình tái cơ cấu và ngược lại.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị-Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh và phát triển bền vững (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w