Đối với ngành nông nghiệp Việt Nam, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh được xem như là một trong những giải pháp quan trọng cho sự phát triển bền vững. Sự phát triển kinh tế xanh trong ngành nông nghiệp không những góp phần sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường mà còn làm thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân. Tuy nhiên, nông nghiệp nước ta đang đứng trước những thách thức không nhỏ như vấn đề ô nhiễm môi trường, đất đai bị suy thoái…để khắc phục những vấn đề trên, nông nghiệp Việt Nam đang từng
bước chuyển dịch sang nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ và thực hiện tốt công tác quản lý môi trường.
Học tập các mô hình tiên tiến trên thế giới, Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện cơ sở pháp lý tạo điều kiện thuận lợi để xã hội hóa nông nghiệp xanh, đặc biệt là nâng cao nhận thức cộng đồng và tăng cường năng lực cho các cán bộ nghiên cứu, thực thi trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng và tăng trưởng xanh nói chung. Khung pháp lý được thiết kế tốt sẽ tạo ra động lực khuyến khích phát triển nền nông nghiệp xanh. Một giải pháp để hướng tới nông nghiệp xanh là đề ra các mục tiêu chính sách cần ưu tiên cho quá trình phát triển trồng trọt, chăn nuôi nhằm đảm bảo an ninh lương thực, khuyến khích trao đổi thương mại giữa các vùng, trợ cấp giá cho các công ty nhà nước và hợp tác xã kinh nghiệm của Trung Quốc.
Theo đó, để xã hội hóa nền nông nghiệp xanh, chính phủ cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chính sách bao gồm giải quyết vấn đề quyền sử dụng đất, đảm bảo những cam kết lâu dài cho nông dân yên tâm sản xuất, hỗ trợ phát triển có sở hạ tầng, chế biến, marketing, quy hoạch đất đai. Ngoài ra cần tiếp tục tiếp cận các chính sách cải cách trong nông nghiệp như chính sách khoán hộ, tách quyền sở hữu ruộng đất với quyền kinh doanh, khuyến khích các xí nghiệp tăng sản lượng để bán ra thị trường, áp dụng chế độ thuế hợp lý để chia sẻ thu nhập giữa nông dân và Nhà nước, cải cách pháp lý cho kinh tế thị trường phát triển. Đồng thời, sự điều tiết vững mạnh cấp quốc gia, cũng như việc thực thi hiệu quả của pháp luật, có thể được xem là những phương tiện thúc đẩy đầu tư cho nông nghiệp xanh. Chẳng hạn như kinh nghiệm của Thái Lan về đa dạng hóa sản phẩm, hình thành những vùng sản xuất vệ tinh, chuyên môn hóa được khuyến khích phát triển ở các vùng có điều kiện thuận lợi về hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông đường bộ. Chính phủ Thái Lan đã rất quan tâm đến sư trợ giúp tài
chính, kỹ thuật cũng như sự hỗ trợ về thể chế nhằm đảm bảo mức thu nhập cho những hộ nông dân tham gia các chương trình sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh.
Một kinh nghiệm nhằm thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh là: không ngừng tăng cường năng lực, đào tạo chuyên môn cho cán bộ địa phương và nông dân. Sự thay đổi hướng tới một nền nông nghiệp xanh đòi hỏi Chính phủ phải tăng cường năng lực để phân tích những thách thức, xác định cơ hội, can thiệp ưu tiên, huy động nguồn lực, thực hiện chính sách và đánh giá tiến độ.
Đồng thời cần áp dụng linh hoạt kiến thức bản địa vào việc cải tiến phương thức và cơ cấu ngành trong quá trình phát triển nông nghiệp xanh.Chẳng hạn như tri thức về kết hợp trồng cây với chăn thả của đồng bào các dân tộc đang cải thiện sự bền vững của ngành chăn nuôi, đa dạng hóa sản phẩm và tăng thu nhập cho người nông dân.
Để khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào sự phát triển nền nông nghiệp xanh, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm về xây dựng thành phố sinh thái và kinh tế, tăng cường trách nhiệm xã hội và văn hóa cũng như hài hòa về cảnh quan môi trường.
Chương 2