Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị-Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh và phát triển bền vững (Trang 30 - 33)

Thái Lan là nước có bước phát triển mạnh về nông nghiệp. Cách đây 40 năm, Thái Lan có xuất phát điểm tương đối thấp. Nhưng trong những năm qua, kinh tế Thái Lan phát triển mạnh trong đó có ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp của Thái Lan bình quân là 3,9%/năm.

Sự phát triển bùng nổ của kinh tế Thái Lan trong các thập kỷ 70 và 80 nhờ vào quá trình đô thị hóa và phát triển nông nghiệp ven đô ở Bangkok. Quá trình đô thị hóa ở Bangkok đã làm tăng dân số đô thị lên 51% giữa các năm 1970 và 1980, còn dân số ngoại ô tăng lên 41%. Các hoạt động công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh và tập trung ở vùng Bangkok và ngoại vi của nó. Các hoạt động nông nghiệp bị đẩy ra vùng bên ngoài và hình thành nên những vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hóa với các sản phẩm chính là lúa gạo để phục vụ chiến lược hướng vào xuất khẩu và các sản phẩm rau quả đa dạng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của cư dân đô thị.

Bên cạnh phát triển rau quả ở ngoại thành, Thái Lan còn rất nổi tiếng trong phát triển các mô hình nông nghiệp kết hợp nhằm đa dạng hóa sản phẩm và cải tạo đất đai. Một trong các mô hình nông nghiệp kết hợp được phát triển ở tỉnh Siasaket ở phía Đông Bắc Thái Lan là mô hình lúa - cá, được xây dựng theo nhiều kiểu như các ao nuôi cá nhỏ định vị hoặc bên trong hoặc bên cạnh các cánh đồng lúa, các lồng nuôi cá trong các ao lớn hoặc các cánh đồng lúa và cá được cung cấp đầy đủ nước vào mùa khô. Mô hình này thường xuất hiện ở những vùng có lưu vực nhỏ và ít bị ảnh hưởng của lũ lụt. So sánh với nhiều mô hình khác, mô hình lúa - cá là mô hình rủi ro thấp, cần ít vốn đầu tư, ít lao động, tuy nhiên Thái Lan đã rất quan tâm đến việc sử dụng các chất hóa học cho lúa vì có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của cá.

Mô hình kết hợp giữa trồng trọt (lúa - rau - quả) và chăn nuôi (lợn - gia cầm) bắt đầu phát triển ở ngoại ô Bangkok từ khi chính phảu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống và công nghệ nuôi. Các mô hình chăn nuôi thâm canh

cao được các hộ nông dân ngoại thành phát triển trên cơ sở đầu tư mạnh mẽ về vốn, kỹ thuật và đã đem lại lợi nhuận khá lớn cho nông dân.

Tuy nhiên các trang trại chăn nuôi ngoại ô cũng gây ra nhiều vấn đề về môi trường, như ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồn, dịch bệnh…những chi phí môi trường đã không được tính đến trong hợp đồng giữa các hộ chăn nuôi và các công ty thu mua và người nông dân, cuối cùng chịu sự phản đối của chính phủ về vấn đề ô nhiễm môi trường. Trước thực tế đó, chính phủ Thái Lan đã thực hiện một chương trình có tên gọi “quản lý các trang trại chăn nuôi”, trong đó tập trung vào giải quyết vấn đề môi trường, ví dụ như xử lý chất thải để sản xuất khí biogas và phân bón. Trong chương trình này, chính phủ rất quan tâm đến sự trợ giúp tài chính, kỹ thuật cũng như sự hỗ trợ về thể chế nhằm đảm bảo mức thu nhập tối thiểu cho những hộ nông dân tham gia chương trình.

Tóm lại, sản xuất nông nghiệp ở Thái Lan nói chung và ở thủ đô Bangkok nói riêng đã đạt được những thành quả to lớn không chỉ về tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp mà còn về chất lượng sản phẩm và mức độ đáp ứng nhu cầu của người dân về vật chất lẫn cảnh quan môi trường. Nguyên nhân quan trọng để có được thành công này là do Thái Lan đã biết giải quyết tốt quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất khẩu, kết hợp với thúc đẩy đa dạng hóa sản phẩm, nhằm giải quyết tốt những vấn đề của nông nghiệp ven đô. Các yếu tố quan trọng nhất góp phần đạt được các kết quả nói trên là sự phát triển của cơ sở hạ tầng, sự tiếp cận dễ dàng về tín dụng đối với các hộ nông dân, chính sách khuyến nông cho phép tiếp cận các kỹ thuật mới và chính sách phát triển các quan hệ hợp đồng giữa các công ty chế biến với nông dân nhằm tạo đầu ra cho nông sản. Vai trò của nhà nước là rất quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện chính sách quy hoạch đất

đaio, điều tiết giá cả, giải quyết các vấn đề môi trường, tư vấn, tạo khung pháp lý cho phát triển nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ kinh tế chính trị-Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh và phát triển bền vững (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w