tại các địa phƣơng
Việc quản lý và sử dụng công chức do Chính phủ quản lý thống nhất và được thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, tại một số tỉnh, thành vẫn có những bước đột phá, đổi mới trong việc ban hành và thực hiện các chính sách, Đề án, Chương trình thí điểm… trong công tác sử dụng công chức như đổi mới về công tác đánh giá, tuyển chọn công chức lãnh đạo, quản lý như:
Tại Đà Nẵng, sau khi được sự đồng ý của Bộ Nội vụ, thành phố Đà Nẵng tiến hành thí điểm xây dựng mô hình đánh giá công chức dựa trên kết quả đầu ra và theo thỏa thuận mục tiêu công việc. Đây là cách làm mới, được triển khai thực hiện từ tháng 7/2013 đến nay. Việc đánh giá công chức vẫn được thực hiện dựa trên Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành, vẫn đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trong đánh giá và đảm bảo các mục tiêu, nội dung, trình tự đánh gia theo quy định. Tuy nhiên, để cụ thể hóa, khoa học hơn, mô hình này đã chọn hình thức cho điểm, lượng hóa tối đa các nội dung tiêu chí, lấy kết quả đầu ra làm thước đo và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác được giao. Để việc đánh giá khách quan, đa chiều, mô hình đánh giá công chức mới này đã áp dụng phương pháp 360 độ, đánh giá theo các chiều khác nhau, cá nhân tự đánh giá, đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau, cấp trên trực tiếp đánh giá và đánh giá của hội đồng. Kết quả đánh giá được công khai để mọi người cùng giám sát, điều này góp phần làm giảm mức độ cảm tính trong đánh giá.
Nội dung đánh giá cũng được cải tiến theo hướng quy định cụ thể thang điểm theo từng nhóm tiêu chí khác nhau như: Tiêu chí yêu cầu về thời gian, số lượng, chất lượng của từng công việc cụ thể; Nhóm tiêu chí về việc thực hiện các quy định, quy chế, nội quy, về dạo dức công vụ, ý thức tổ chức kỷ luật…Cuối cùng là thái độ trách nhiệm, mối quan hệ đối với tổ chức, công
dân trong quá trình thực thi công vụ. Mỗi nhóm tiêu chí có nhiều chỉ số thành phần, trong quá trình phân loại, tính điểm có thể linh hoạt về khung điểm căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị.
Thời gian đánh giá cũng được thực hiện linh hoạt hơn bao gồm đánh giá hàng tháng, hàng quý và hàng năm, đảm bảo cho việc đánh giá được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục và không bỏ sót công việc. Đồng thời kịp thời tiến hành rút kinh nghiệm, chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của công chức.
Một điểm nổi bật trong việc đổi mới công tác đánh giá công chức tại Đà Nẵng đó là việc cho phép tất cả các thao tác đánh giá của cá nhân cũng như sự tham gia đánh giá cho từng cá nhân đều được thực hiện bằng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và được hỗ trợ cho đến kết quả cuối cùng. Đồng thời, Sở Nội vụ Đà Nẵng cũng đã triển khai mô hình đánh giá kết quả làm việc của công chức hành chính toàn thành phố qua mạng, sau thời gian thí điểm với nhiều kết quả khả quan.
Việc triển khai mô hình đánh giá kết quả làm việc của công chức tại Đà Nẵng đã bước đầu đạt được hiệu quả tích cực. “Tại khối sở ngành, quận huyện, tỷ lệ công chức phân loại khá (hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực) tăng từ 4,3 % lên 11,4%, tỷ lệ xuất sắc giảm mạnh từ 21,4% xuống 4,7%. Tại khối phường xã, tỷ lệ công chức phân loại khá tăng từ 3,7% đến 29,8%, tỷ lệ xuất sắc và loại tốt giảm xuống 1%.” [27]
Công tác tuyển chọn công chức lãnh đạo, quản lý cũng đã được quan tâm và được sự hưởng ứng, đồng thuận của các ngành, các cấp. Thực hiện việc đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo, Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước triển khai thí điểm thi tuyển công chức lãnh đạo cấp sở.
Các đối tượng dự thi tuyển công chức lãnh đạo cấp sở được mở rộng. Ngoài đối tượng trong diện quy hoạch chức danh cần tuyển dụng, cán bộ
đương nhiệm hoặc trong diện quy hoạch các chức danh: phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; phó các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và tương đương trở lên thì lãnh đạo quản lý doanh nghiệp; cán bộ quản lý cấp phòng (thuộc sở) và tương đương trở lên ở các cơ quan, đơn vị thuộc Trung ương, trong và ngoài tỉnh đủ điều kiện và tiêu chuẩn đều có thể tham gia thi tuyển.
Về hình thức thi tuyển, người dự thi sẽ được nhận đề tài ở lĩnh vực dự thi, sau 20 ngày chuẩn bị sẽ phải thuyết trình và giải đáp các câu hỏi của Hội đồng thi tuyển. Công tác lựa chọn cán bộ sẽ được Ban thường vụ Tỉnh ủy thực hiện theo hình thức bỏ phiếu kín. Trước khi tổ chức thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp sở, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai quy chế để cán bộ lãnh đạo trong tỉnh đều phải làm đề án và bảo vệ đề án trước khi được bổ nhiệm. Đây là sự đổi mới quy trình, nâng cao chất lượng bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý, góp phần lựa chọn được cán bộ lãnh đạo giỏi, có phẩm chất tốt, đồng thời thể hiện tính dân chủ, công khai minh bạch trong công tác cán bộ của tỉnh Quảng Ninh.
Mục đích cuối cùng trong công tác sử dụng công chức vẫn là làm thế nào để có được một đội ngũ những người có năng lực thực sự, có đạo đức nghề nghiệp, phát huy được hết năng lực, sở trường và nỗ lực hết mình trong công tác.
Kết luận Chƣơng 1
Công tác cán bộ nói chung và công tác sử dụng công chức luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình thực hiện quản lý HCNN của mỗi quốc gia, là tiền đề quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trên cơ sở vận dụng, quán triệt quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những đường lối, chủ trương, chính sách để xây dựng đội ngũ công
chức có lý tưởng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước và hết lòng phục vụ nhân dân. Xuất phát từ những quan điểm trên, từ những quy định của pháp luật về công chức và quy định về việc sử dụng công chức ở nước ta và từ một số kinh nghiệm đổi mới trong công tác sử dụng công chức tại các địa phương, là cơ sở lý luận để tác giả nghiên cứu các vấn đề từ thực tiễn tình hình sử dụng công chức hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng công chức tại các cơ quan HCNN tại địa phương, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN, đáp ứng được yêu cầu về QLNN trong thời đại hiện nay.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TỈNH TẠI TỈNH TIỀN GIANG
2.1. Tổng quan về tỉnh Tiền Giang 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Tiền Giang nằm ở tả ngạn Sông Tiền, giáp với biển Đông. Chiều dài Sông Tiền chảy qua địa phận tỉnh Tiền Giang là 103 km, có chiều dài bờ biển Đông là 32 km. Nằm trên trục giao thông quan trọng của cả nước, là cửa ngỏ vào miền Tây Nam Bộ, một địa bàn giao lưu khối lượng lớn nông sản, hàng hóa của miền Tây với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh 250.830,33 ha, dân số 1.677.986 người (chiếm 10,06%), nhiệt độ trung bình 270C, có hai mùa mưa nắng rõ rệt, nhờ vậy động thực vật càng trở nên phong phú. Tỉnh Tiền Giang gồm 11 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thành phố, 2 thị xã, 8 huyện) với 173 đơn vị cấp xã (7 thị trấn, 22 phường, 144 xã). Trong đó, thành phố Mỹ Tho (đô thị loại 1), là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh, đồng thời cũng là trung tâm, là hội điểm giao lưu văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch từ lâu đời của các tỉnh trong vùng, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc.
Từ thế kỷ XVII, người Việt từ vùng Ngũ Quảng với nhiều đợt di dân đã đến khai phá vùng đất hoang vu, biến nơi rừng rậm, đầm lầy, sấu bơi, cọp chạy thành những cánh đồng mênh mông, những vườn cây trĩu quả, làm nên những làng xóm trù phú của vùng châu thổ.
Với các vùng sinh thái đa dạng: biển, kênh rạch, giồng gò, vùng trũng Đồng Tháp Mười… mà mỗi vùng có những loại động thực vật đặc trưng đã
tạo ra sự đa dạng không những về cảnh quan mà cả về văn hóa cho tỉnh Tiền Giang.
Nhìn chung, với các điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế và giao thông thủy bộ, tỉnh Tiền Giang có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch với các tỉnh trong vùng…đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
1. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
Giá trị sản xuất khu vực nông, lâm, ngư nghiệp đạt 42.887 tỷ đồng, tăng bình quân 3,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nông nghiệp tăng 3,8%. Giá trị tăng thêm ước tăng 3,6% (năm 2015 tăng 4,4%); trong đó nông nghiệp ước tăng 3,6% (năm 2015 tăng 4,7%).
Tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp phòng chống hạn mặn có hiệu quả đã giảm thiệt hại rất nhiều so với dự báo, là 01 trong 4 tỉnh vùng ĐBSCL ngành nông nghiệp tăng trưởng dương trong 6 tháng đầu năm 2016; tập trung đầu tư, xây dựng nông thôn mới, đến cuối năm 2016 toàn tỉnh có 24 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, tăng 12 xã so với năm 2015.
2. Về phát triển công nghiệp và xây dựng
Giá trị sản xuất khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 86.988 tỷ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành công nghiệp tăng 19,3% (cùng kỳ tăng 22,7%). Giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp xây dựng, ước tăng 16,9% so năm 2015, trong đó công nghiệp tăng 17,8%, là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế, thu hút được nhiều dự án sản xuất công nghiệp tập trung trong các khu, cụm công nghiệp. 3. Các lĩnh vực dịch vụ
Khu vực dịch vụ tăng trưởng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các ngành trong khu vực này đều tăng, hoạt động du lịch lữ hành có mức tăng khá, các dịch vụ ngân hàng vận tải, viễn thông... tiếp tục phát triển ổn định. Hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, lượng khách du lịch đạt gần 1.590,4 nghìn lượt khách, đạt 104,6% so với kế hoạch, trong đó, khách quốc tế đạt 513,7 nghìn lượt khách, tăng 9,9%; tổng doanh thu 611,4 tỷ đồng.
4. Xuất, nhập khẩu
- Về xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 2,116 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 100,8% kế hoạch năm. Thị trường xuất khẩu, tập trung chủ yếu thị trường châu Mỹ, nhất là Hoa Kỳ với các mặt hàng may mặc, ống đồng, giày, túi xách, thủy sản, gạo...; kế đến là thị trường châu Âu.
- Về nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu năm 2016 ước đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 23,9% so năm 2015, đạt 115,3% kế hoạch; trong đó, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày, vải nguyên liệu....
5. Thu, chi ngân sách
- Tổng thu ngân sách từ kinh tế địa phương: cả năm đạt 6.590 tỷ đồng, đạt 112,6% dự toán cả năm, tăng 18,2% so với năm 2015, bao gồm: thu nội địa 6.240 tỷ đồng, đạt 129,9% (trong đó, thu xổ số kiến thiết 1.300 tỷ đồng, đạt 130% dự toán); thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 350 tỷ đồng, đạt 50,0% dự toán năm. Trong các nguồn thu ngân sách, chiếm tỷ trọng cao nhất là thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 1.955 tỷ đồng (chiếm 31,3% thu nội địa),
b) Tổng chi ngân sách địa phương cả năm 2016 là 10.417,8 tỷ đồng, đạt 138,5% dự toán năm và tăng 29,1% so năm 2015, trong đó chi đầu tư phát triển là 3.571,6 tỷ đồng (bao gồm chi đầu tư từ nguồn xổ số kiến thiết, chuyển nguồn, kết dư năm 2015 chuyển sang, vốn vay,...), đạt 162,4% dự toán năm.
2.1.3. Tổ chức các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp tỉnh tại tỉnh Tiền Giang
Hệ thống các cơ quan HCNN ở tỉnh Tiền Giang bao gồm UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã), các sở, phòng, ban và các cơ quan, tổ chức trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân. Ðây là các cơ quan HCNN được thành lập và hoạt động trên địa bàn nhất định, các văn bản pháp luật do các cơ quan này ban hành có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ nhất định. Các cơ quan HCNN này luôn tạo thành một thể thống nhất, quan hệ chặt chẽ với nhau trên nguyên tắc thứ bậc và tập trung dân chủ. Do đó, cơ cấu tổ chức bộ máy HCNN tại tỉnh Tiền Giang cũng được tổ chức thực hiện mang tính thứ bậc.
Chính phủ là cơ quan HCNN cao nhất. UBND tỉnh Tiền Giang là cơ quan HCNN ở địa phương. UBND tỉnh làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự kết hợp giữa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể UBND tỉnh với quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh và từng thành viên UBND tỉnh. Thành viên UBND tỉnh là Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh chịu trách nhiệm về nội dung và tiến độ trình các đề án, dự án, văn bản pháp luật do cơ quan mình chủ trì, soạn thảo.
Chủ tịch UBND tỉnh là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND tỉnh, chịu trách nhiệm giải quyết công việc được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và những vấn đề khác mà pháp luật quy định. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo đa số các vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh phải được đa số thành viên UBND tỉnh biểu quyết tán thành thì mới có hiệu lực.
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được giao
tại địa phương và những công việc được ủy quyền. Đồng thời, chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về công tác chuyên môn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương quản lý chuyên ngành, lĩnh vực.
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh phải báo cáo công tác trước HĐND và UBND cấp tỉnh khi có yêu cầu; cung cấp tài liệu cần thiết theo yêu cầu của HĐND tỉnh; trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh về những vấn đề trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý; phối hợp với các Giám đốc sở khác, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của sở.
Sở, ban, ngành tỉnh làm việc theo chế độ thủ trưởng và theo Quy chế làm việc của UBND tỉnh, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. Căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của UBND tỉnh, Giám đốc Sở ban hành Quy chế làm việc của Sở và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy định đó.
Tổ chức các cơ quan HCNN cấp tỉnh tại tỉnh Tiền Giang (theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ), được cụ thể bằng sơ đồ sau :
UBND TỈNH TIỀN GIANG SỞ NỘI VỤ SỞ TƢ PHÁP SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ SỞ TÀI CHÍNH SỞ CÔNG THƢƠNG SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI