Giải pháp về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức tại các cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh tiền giang (Trang 109 - 113)

3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công chức trong các cơ

3.2.4.2. Giải pháp về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức

Trong bộ máy HCNN, công chức lãnh đạo, quản lý đóng vai trò chủ chốt, là đội ngũ chỉ huy, điều hành mọi hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhằm đạt được các mục tiêu chính trị và mục tiêu về QLNN. Do đó, đội ngũ công chức này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của toàn bộ bộ máy HCNN. Như vậy, công tác bổ nhiệm công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh là một khâu cực kỳ quan trọng trong công tác cán bộ.

Để công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan HCNN tỉnh Tiền Giang được thực hiện tốt, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý tại địa phương, cần thực hiện các nội dung sau:

1. Trong công tác bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý, phải luôn đảm bảo nguyên tắc hàng đầu là nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, bảo đảm vai trò lãnh đạo tập trung của cấp ủy đi đôi với việc phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Cần tiếp tục quán triệt đến các cấp ủy, tổ chức đảng và lãnh đạo cơ quan, đơn vị Sở, ngành tỉnh đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc trên.

2. Công tác quy hoạch công chức lãnh đạo, quản lý phải xuất phát từ yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế; từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của từng cơ quan, đơn

vị. Khi xem xét lựa chọn giới thiệu người vào quy hoạch các chức danh phải đảm bảo quy trình, thể hiện sự công khai, khách quan, dân chủ, thực chất để lựa chọn những người có phẩm chất đạo đức, có năng lực đưa vào quy hoạch. Công tác quy hoạch phải gắn với đào tạo, điều động, luân chuyển để công chức được rèn luyện; kịp thời thay thế những vị trí, chức danh lãnh đạo chủ chốt khi cần thiết, đảm bảo tính ổn định, kế thừa liên tục và phát triển của đội ngũ này.

Tiêu chuẩn hóa và công khai các tiêu chuẩn trong quy hoạch cán bộ là bước đầu tiên và là cơ sở quan trọng để đảm bảo tính công bằng, dân chủ trong công tác lựa chọn công chức lãnh đạo, quản lý kế thừa. Nhằm đảm bảo cho đội ngũ công chức trẻ, có năng lực tại cơ quan, đơn vị an tâm công tác, cố gắng phấn đấu để có cơ hội được tham gia vào công tác lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị, cũng như đảm bảo cho đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý sau này đều đã đạt trình độ, tiêu chuẩn theo quy định.

Cần thực hiện việc quy hoạch mang tính linh hoạt, một vị trí lãnh đạo, quản lý phải có nhiều người được quy hoạch và một người có thể quy hoạch nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau.

3. Đổi mới phương thức tuyển chọn công chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan HCNN là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra hiện nay. Việc tuyển chọn công chức lãnh đạo, quản lý bằng hình thức thi tuyển chức danh lãnh

đạo là một chủ trương đúng đắn, mang tính đột phá và hoàn toàn phù hợp trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, để công tác thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý được thực hiện tốt, tránh cho công tác này lại rơi vào hình thức, như kết quả đã được khảo sát nêu tại Mục 1.2.5 cho thấy những hạn chế trong công tác bổ nhiệm công chức không xuất phát từ việc không tuân thủ các quy trình, thủ tục bổ nhiệm theo quy định, mà từ những nguyên do khác, cần thực hiện các nội dung cơ bản sau:

- Về nguyên tắc tổ chức thi tuyển:

Đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp và toàn diện trong công tác cán bộ, trong các khâu của quy trình thi tuyển đều phải thông qua, có sự thống nhất và giám sát của các cấp ủy cùng cấp và cơ quan chuyên môn. Toàn bộ thông tin trong quá trình tổ chức thi tuyển cần được công khai cho toàn thể công chức trong đơn vị cũng như các cá nhân, tổ chức có liên quan khi có nhu cầu được biết. Việc thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý phải đảm bảo các nguyên tắc cạnh tranh, dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch, khách quan, lựa chọn được người có đủ tài và đức, đáp ứng được yêu cầu quản lý trong thời kỳ mới.

- Về đối tượng tham gia dự tuyển:

Công chức được tham gia dự tuyển phải là người trong quy hoạch ở các chức danh cùng cấp hoặc tương đương tại đơn vị hoặc các đơn vị khác thuộc các cấp, ngành địa phương. Ngoài ra, nếu theo yêu cầu đột xuất, đối với công chức được điều động đến hoặc chưa được bổ sung vào quy hoạch, nhưng thật sự có năng lực thực tiễn và phẩm chất đạo đức tốt, được sự tín nhiệm cao thì cũng có thể tham gia dự tuyển. Công chức được tham gia dự tuyển khi đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn theo quy định.

- Về nội dung và hình thức thi tuyển:

Đảm bảo phù hợp với từng vị trí của chức danh dự tuyển. Nội dung, hình thức thi tuyển phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị.

Nội dung thi tuyển phải mang tính đột phá, tránh việc rơi vào lối mòn là đánh giá thí sinh dự tuyển qua các tiêu chí chung chung, chỉ yêu cầu những kiến thức và kỹ năng cơ bản mà công chức nào cũng biết. Hình thức thi tuyển cần thường xuyên được đổi mới, đa dạng và linh hoạt để đảm bảo phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ khác nhau. Cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm

công chức có thể yêu cầu các điều kiện cụ thể đối với vị trí cần bổ nhiệm tương ứng với đòi hỏi của VTVL của chức danh lãnh đạo, quản lý đó và trình cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức xem xét quyết định.

Mỗi vị trí chức danh thi tuyển phải có ít nhất từ 02 ứng viên đăng ký dự tuyển.

- Người trúng tuyển:

Công chức trúng tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý phải là người có kết quả thi tuyển cao nhất và được cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm.

4. Các cơ quan Sở, ngành tỉnh cần thường xuyên tăng cường chủ động, tích cực xây dựng, triển khai thực hiện công tác quy hoạch, luân chuyển, gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng rèn luyện chuẩn bị cho đội ngũ công chức kế

cận, phục vụ công tác nhân sự, bổ sung kịp thời các chức danh còn khuyết hoặc sẽ biên động trong thời gian tới do nghỉ hưu, điều động, đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện và đủ số lượng theo quy định.

5. Công tác đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý là khâu quan trọng nhất, phản ánh được hết năng lực lãnh đạo thật sự của công chức trong việc

điều hành mọi hoạt động của đơn vị cũng như khả năng dẫn dắt, tập hợp, đoàn kết công chức. Do đó, đánh giá công chức lãnh đạo tất yếu phải gắn chặt với kết quả hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, hiện nay, công tác đánh giá đang tồn tại khá nhiều hạn chế, còn mang nặng tính hình thức, cả nể nên chưa phản ánh đúng thực chất năng lực, phẩm chất công chức. Đối với công chức lãnh đạo, quản lý thì sự nể nang, ngại va chạm càng lớn. Do đó, để làm tốt công tác này cần tiếp tục đổi mới công tác đánh giá, việc đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý cần quy định các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng hơn đối với từng chức danh, từng đối tượng. Hiệu quả công tác thực tế của công chức

là một yêu cầu cơ bản trong công tác đánh giá, cần kết hợp thông tin bên trong, bên ngoài và dư luận xã hội.

Các cơ quan Sở, ngành tỉnh cần thực hiện việc đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý theo định kỳ hàng năm và thời điểm sắp hết thời hạn bổ nhiệm, để xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Kiên quyết sàng lọc, loại ra những người quản lý không đủ tiêu chuẩn, không được tín nhiệm khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc xem xét bổ nhiệm lại, đề bạt chức vụ cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức tại các cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh tiền giang (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)