2.2. Đánh giá thực trạng sử dụng công chức trong các cơ quan hành chính nhà
2.2.3.2. Chuyển ngạch, nâng ngạch công chức
1. Chuyển ngạch:
Việc chuyển ngạch công chức được thực hiện khi công chức thay đổi VTVL hoặc theo quy định phải chuyển đổi vị trí công tác mà ngạch công
Công chức chuyển ngạch phải đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch được chuyển.
Theo quy định, thủ trưởng Sở, ngành tỉnh khi chuyển ngạch cho công chức phải tiến hành kiểm tra để sát hạch về trình độ, năng lực của công chức. Nếu xem xét nhận thấy công chức đủ điều kiện để chuyển ngạch thì Thủ trưởng Sở, ngành tỉnh lập hồ sơ đề nghị chuyển ngạch gửi đến Sở Nội vụ để xem xét và lập thủ tục trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký quyết định hoặc ra quyết định chuyển ngạch cho công chức theo phân cấp.
Trong các năm qua, số lượng công chức chuyển ngạch không có biến động nhiều. Công chức được thực hiện chuyển xếp lại ngạch khi có quyết định điều động, tiếp nhận công chức về đơn vị mới, góp phần tạo điều kiện để công chức được thực hiện nhiệm vụ, chức năng phù hợp. Một số ngạch công chức khi chuyển đồng thời phải thực hiện việc bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm như các ngạch Thanh tra, Quản lý thị trường, Kiểm soát viên… Số lượng công chức được chuyển ngạch từ năm 2013 đến nay trên toàn tỉnh như sau:
Biểu 2.7: Tổng hợp số lƣợng công chức chuyển ngạch của tỉnh Tiền Giang (2013-2016)
NĂM
Số công chức chuyển 2013 2014 2015 2016
ngạch
19 2 7
Nguồn:Báo cáo công tác nội vụ các năm của Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang
2. Nâng ngạch:
Việc nâng ngạch công chức trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ theo nguyên tắc cạnh tranh, công khai và minh bạch, trên cơ sở căn cứ vào VTVL, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan sử dụng công chức và thông qua kỳ thi nâng ngạch theo quy định.
Theo phân cấp quản lý hiện nay, Sở Nội vụ quyết định bổ nhiệm ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch cho công chức từ ngạch chuyên viên và tương
đương trở xuống. Đối với ngạch chuyên viên và tương đương trở lên, thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Nội vụ.
Tình hình công chức được chuyển ngạch từ năm 2013 đến nay trên toàn tỉnh như sau:
Biểu 2.8: Tổng hợp số lƣợng công chức nâng ngạch của tỉnh Tiền Giang (2013-2016)
TT Số công chức nâng ngạch
NĂM
2013 2014 2015 2016
Ngạch Chuyên viên cao cấp
1 5 3 2
1 & tương đương
Ngạch Chuyên viên chính &
26 31 20
2 tương đương
Ngạch Chuyên viên &
91 53 105
3 tương đương
Tổng 92 31 87 127
Nguồn:Báo cáo công tác nội vụ các năm của Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang Hiện nay, hệ thống văn bản quy định tiêu chuẩn ngạch công chức đã được ban hành đầy đủ cùng với các quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục nâng ngạch, chuyển ngạch công chức, đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác này. “Việc nâng ngạch, chuyển ngạch công chức trên địa bàn tỉnh cơ bản được thực hiện đúng theo quy định về trình tự, thủ tục và tất cả đều phải qua thi tuyển (trừ các trường hợp được xem xét nâng ngạch không qua thi theo quy định) theo nguyên tắc cạnh tranh, công khai và minh bạch. Công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch phải đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định” (Theo Báo cáo của UBND tỉnh báo cáo Bộ Nội vụ theo Quyết định số 637/QĐ-BNV ngày 19/6/2014 phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức; quản lý, sử dụng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; công tác cán bộ tại doanh nghiệp nhà nước từ năm 2010 đến
hết Quý II năm 2014 và cải cách chế độ công vụ, công chức tại một số Bộ, ngành, địa phương).
Những kết quả đạt được từ công tác này đã giúp cho một bộ phận công chức phấn đấu học tập, nâng cao trình độ đạt được tiêu chuẩn ngạch tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ công tác, đồng thời là cơ sở pháp lý để công chức thực hiện đầy đủ vị trí, vai trò, trách nhiệm tương xứng với ngạch mình đang nắm giữ. Bên cạnh những thuận lợi trên, công tác nâng ngạch, chuyển ngạch công chức cũng còn gặp một số khó khăn như:
- Việc chuyển ngạch cho công chức trong một số trường hợp còn gặp khó khăn do có một bộ phận công chức được điều động, tiếp nhận về công tác tại các cơ quan HCNN, để đáp ứng nhu cầu công tác cấp thiết, nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN ngạch chuyên viên hoặc cán sự theo quy định, do đó, không thể thực hiện ngay việc chuyển ngạch mà phải đợi
đến khi công chức có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
- Theo Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014 của Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính thì không còn ngạch Chuyên viên (cao đẳng). Thế nhưng đến nay Chính phủ vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể việc chuyển lại ngạch đối với những công chức giữ ngạch này nên việc chuyển ngạch cho các đối tượng này chưa thực hiện được.
- Việc thực hiện nâng ngạch, chuyển ngạch tại một số cơ quan còn chưa đảm bảo nguyên tắc phù hợp với VTVL, cơ cấu ngạch công chức và
đảm bảo tính cạnh tranh, công khai, minh bạch. Theo kết quả khảo sát (tại Phụ lục, Mẫu 2 - Câu 4,5) như sau:
Biểu 2.9: Khảo sát đánh giá về việc thực hiện nâng ngạch, chuyển ngạch tại các cơ quan, đơn vị
SỐ
TỶ LỆ
TT NÂNG NGẠCH, CHUYỂN NGẠCH LƢỢNG
(%) (Ngƣời)
A Hình thức cử người dự thi nâng ngạch
tại các cơ quan, đơn vị Theo chỉ tiêu phân bổ và ưu tiên cho
1 người trong quy hoạch, người giữ chức 78 53.79 vụ hoặc người có thâm niên công tác
Không xét theo chỉ tiêu, tất cả những
2 người đủ điều kiện đều có quyền dự thi 67 46.21 theo nguyên tắc cạnh tranh, công bằng
Đảm bảo nguyên tắc phù hợp với vị trí
B việc làm, với cơ cấu ngạch công chức và
đảm bảo tính cạnh tranh, công khai, minh bạch
1 Có 64 44.14
2 Không 81 55.86
Tổng 145 100
Từ số liệu trên cho thấy, việc thực hiện các quy định về nâng ngạch công chức tại các cơ quan HCNN của tỉnh chưa đảm bảo tính cạnh tranh, công khai, minh bạch. Có đến hơn 50% công chức cho rằng việc lựa chọn người dự thi nâng ngạch tại cơ quan, đơn vị bằng cách ưu tiên cho người trong quy hoạch, người giữ chức vụ hoặc người có thâm niên công tác. Điều này là không đúng theo quy định tại Thông tư số 13/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ, quy định: Công chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định được đăng ký dự thi nâng ngạch theo nguyên tắc không hạn chế số lượng công chức đăng ký dự thi trên mỗi chỉ tiêu nâng ngạch. Đây là một thực tế, cần được sự quan tâm, điều chỉnh, khắc phục của các cơ quan có thẩm quyền, để đảm bảo tính công bằng, dân chủ trong tổ chức, hoạt động
Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, cơ quan quản lý công chức thực hiện việc điều động, luân chuyển hoặc biệt phái công chức nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản lý công chức.
Việc điều động, luân chuyển hoặc biệt phái công chức tại các cơ quan HCNN cấp tỉnh được thực hiện khi có sự điều động công chức giữa các sở, ngành tỉnh, giữa các huyện, giữa tỉnh và huyện; tiếp nhận cán bộ, công chức cấp xã thành công chức cấp huyện, tỉnh. Điều động, tiếp nhận cán bộ, viên chức ở các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp về cơ quan HCNN; Điều động công chức ra khỏi khu vực hành chính, ra ngoài tỉnh; Tiếp nhận sĩ quan quân đội, công an có cấp hàm từ đại úy trở xuống chuyển ngành sang cơ quan HCNN; Tiếp nhận các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức; Luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý từ các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đến các cơ quan đảng, đoàn thể cấp tỉnh; Luân chuyển công chức từ các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh về các cơ quan cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh; Biệt phái công chức cấp tỉnh về cấp huyện công tác.
Ngoài việc nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể, việc điều động công chức còn được thực hiện khi tiến hành chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức theo quy định hoặc theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, đơn vị.
Điều động, luân chuyển, biệt phái công chức vào công tác tại các cơ quan HCNN phải bảo đảm nơi đến còn chỉ tiêu biên chế; năng lực chuyên môn của công chức phải đáp ứng tiêu chuẩn theo VTVL và phù hợp với nhiệm vụ được phân công.
Điều động, luân chuyển, biệt phái công chức trên địa bàn tỉnh cơ bản được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Theo yêu cầu công tác, các cơ quan quản lý, sử dụng công chức có văn bản đề nghị điều động, luân chuyển, biệt phái công chức hoặc
theo đơn xin chuyển công tác của công chức, gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức theo phân cấp.
Bước 2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý, sử dụng công chức có văn bản thống nhất điều động, luân chuyên, biệt phái công chức hoặc ban hành quyết định đồng ý cho công chức chuyển công theo thẩm quyền.
Bước 3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi công chức chuyển đến có văn bản đồng ý tiếp nhận, phân công, bố trí công chức. Nội dung văn bản phải nêu rõ nhu cầu, chỉ tiêu biên chế, chức danh dự kiến phân công.
Tình hình thực hiện việc điều động, luân chuyển, biệt phái công chức cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang qua các năm như sau:
Biểu 2.10: Tổng hợp số lƣợng công chức điều động, luân chuyển, biệt phái của tỉnh Tiền Giang (2013-2016)
TT Số công chức NĂM 2013 2014 2015 2016 1 Điều động 24 39 42 32 2 Luân chuyển 2 1 3 Biệt phái Tổng 26 40 42 32
Nguồn:Báo cáo công tác nội vụ các năm của Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang Theo kết quả khảo sát (tại Phụ lục, Mẫu 2 - Câu 6,7), có hơn 97% (141/145) ý kiến cho rằng việc điều động, luân chuyển, biệt phái công chức tại các cơ quan, đơn vị thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục quy định. Số người được khảo sát còn lại cho rằng việc điều động, luân chuyển, biệt phái công chức tại cơ quan, đơn vị không theo quy định nhà nước, cụ thể như sau:
Biểu 2.11: Khảo sát đánh giá về tình hình điều động, luân chuyển, biệt phái của công chức
Việc điều động, luân chuyển, biệt phái công chức SỐ
TT LƢỢNG
không theo quy định về
(Ngƣời)
1 Thẩm quyền ra quyết định
2 Không theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể 1
3 Thời gian điều động, luân chuyển, biệt phái không phù 2 hợp
4 Không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức 1 Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan như lương,
5 phụ cấp... đối với công chức được điều động, luân chuyển, biệt phái chưa đảm bảo theo quy định 6 Khác
Tổng 4
Như vậy, thời gian qua, số lượng công chức trên địa bàn tỉnh thực hiện điều động không nhiều, đa phần là điều động công chức giữa các Sở ngành tỉnh; giữa tỉnh, huyện, xã và giữa Sở ngành tỉnh với các cơ quan thuộc khối Đảng, đoàn thể. Việc điều động công chức được thực hiện theo quy trình, thủ tục quy định do đã được quy định khá rõ ràng, cụ thể, theo các bước quy định. Các cơ quan HCNN của tỉnh đã thực hiện tương đối tốt quy tắc tập trung dân chủ trong cơ quan trong quá trình điều động, luân chuyển, biệt phái công chức. Việc điều động công chức đã căn cứ vào nhu cầu, nhiệm vụ công tác, nhiệm vụ chính trị, quy hoạch công chức, theo quy trình, thủ tục quy định và đảm bảo việc phù hợp về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức tại cơ quan, đơn vị mới và tương ứng với cơ cấu ngạch công chức được bổ nhiệm, đáp ứng phần lớn nhu cầu sắp xếp, tổ chức lại nhân sự tại các cơ quan HCNN của tỉnh.
Tuy nhiên, công tác luân chuyển và biệt phái công chức vẫn chưa được quan tâm thực hiện tốt, đa phần chỉ thực hiện luân chuyển cán bộ cấp huyện,
một số cơ quan, đơn vị còn chưa đảm bảo theo quy định. Việc điều động, sắp xếp công chức do người có thẩm quyền thực hiện trong vài trường hợp còn mang tính áp đặt, cảm tính, chủ quan, không xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, quy hoạch sử dụng công chức, không quan tâm đến mong muốn, nguyện vọng của công chức được điều động và thời gian thực hiện việc điều động chưa phù hợp.
2.2.3.4. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý trên địa bàn tỉnh được thực hiện dựa trên các nguyên tắc, Điều lệ Đảng và các quy định pháp luật của Nhà nước. Việc đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, đơn vị và cơ bản được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh có trách nhiệm thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ công chức của ngành, cấp mình theo quy trình hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương Đảng và của Tỉnh ủy vào các vị trí, chức danh lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị. Từ đó, định kỳ hàng năm tiến hành đánh giá, rà soát, bổ sung quy hoạch để có kế hoạch bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển và bố trí công chức cho phù hợp.
Bước 2. Thủ trưởng sở, ngành tỉnh quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) ban hành quyết định theo thẩm quyền phân cấp. Đối với các chức danh lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý như Giám đốc, Phó Giám đốc Sở ngành tỉnh, công chức giữ ngạch Chuyên viên cao cấp và tương đương, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phải do Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét cho chủ trương thực hiện.
Theo quy định hiện hành, công chức được đề nghị bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ lãnh đạo, quản lý của cơ quan, đơn vị mà là người đang công tác trong cơ quan, đơn vị phải là người đã được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm, ứng cử. Trường hợp đặc biệt, vì yêu cầu đột xuất, đối với công chức được điều động đến hoặc chưa được bổ sung vào quy hoạch, nhưng thật sự có năng lực thực tiễn và phẩm chất đạo đức tốt, được sự tín nhiệm cao thì cũng có thể bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định.
Tình hình thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý tại các Sở, ngành tỉnh (gồm có Giám đốc, Phó Giám đốc Sở, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc Sở) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang qua các năm như sau:
Biểu 2.12: Tổng hợp số lƣợng công chức bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm của tỉnh Tiền Giang (2013-2016)
TT Số công chức NĂM 2013 2014 2015 2016 1 Bổ nhiệm 45 42 24 43 2 Bổ nhiệm lại 53 56 37 51 3 Từ chức 1 4 Miễn nhiệm 14 6 10 Tổng 113 104 61 104
Nguồn:Báo cáo công tác nội vụ các năm của Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang Theo kết quả khảo sát về công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm tại các cơ quan, đơn vị (tại Phụ lục, Mẫu 2 - Câu 8), đa số công chức được khảo sát đều cho rằng công tác này được thực hiện đúng theo quy trình, thủ tục quy định (136/145 phiếu đồng ý, chiếm 93.79%). Như vậy, việc chấp hành các quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công