- Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng
Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã nhấn mạnh, nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất trong quản lý cán bộ, đó là: “Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước”. Như vậy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ là khẳng định một lần nữa tầm quan trọng của công tác lãnh đạo của Đảng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng công chức, cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, phục vụ cho sự phát triển của nền hành chính quốc gia.
Sự nghiệp cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và khởi xướng, cùng với toàn thể nhân dân ta, đã là nhân tố quyết định sự thành công trong sự nghiệp đổi mới của đất nước ta, đưa đất nước ta từ một nước đói nghèo, có nền kinh tế lạc hậu thành một quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đứng hàng thứ 06 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 42 trên toàn thế giới [25]. Những thành tựu đổi mới trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, y tế, giáo dục… thời gian qua cũng đã khẳng định điều đó. Được sự chăm lo, rèn luyện và dưới sự lãnh đạo xuyên suốt của Đảng, đã tạo nên một đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước mang lý tưởng cách mạng cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, đã nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường, góp phần vào việc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế; hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Cùng với đó là sự chuyển mình mạnh mẽ
trong việc đổi mới toàn bộ nền HCNN với hệ thống thể chế về quản lý cán bộ, công chức ngày càng đồng bộ và hoàn chỉnh; tổ chức bộ máy HCNN ngày càng được sắp xếp, điều chỉnh lại theo hướng tinh gọn và hiệu quả; phương thức làm việc ngày càng được cải tiến và mức độ hiện đại hóa công sở, ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật ngày càng cao. Những thành tựu đạt được trong hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới là nhờ có sự đóng góp to lớn từ sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảng.
Những năm qua, Đảng ta luôn xác định xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức là khâu then chốt trong sự nghiệp phát triển đất nước. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VII đã chỉ rõ trong công cuộc đổi mới: “Cán bộ có vai trò quan trọng, hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới”[13]. Đến Đại hội XI của Đảng, Đảng ta vẫn tiếp tục xác định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển nhanh, bền vững đất nước”. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng cũng đề ra mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ giai đoạn 2011 - 2020 là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân”[14].
Hiện nay, chúng ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, cùng với những thuận lợi và thời cơ lớn, là không ít những khó khăn, phức tạp và cả những nguy cơ, thách thức. Trong bối cảnh đó, việc tiếp tục giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước là một nhiệm vụ đặc biệt cần thiết, một yêu cầu hàng đầu của sự nghiệp cách mạng.
Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ cần tập trung vào các nội dung sau: Tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh tại mỗi cơ
quan, đơn vị, gắn với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề, khó khăn trong hoạt động công vụ; Tăng cường chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ; Chú trọng công tác phát triển, kết nạp Đảng viên mới; Tăng cường việc phát huy trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và trách nhiệm người đứng đầu tại các cơ quan, đơn vị; Thực hiện tốt công tác quy hoạch và đào tạo nguồn cán bộ; Đánh giá, bồi dưỡng, lựa chọn, sử dụng cán bộ trên cơ sở lấy tiêu chuẩn, đạo đức, năng lực, sự tín nhiệm của cán bộ làm thước đo chủ yếu trong đánh giá cán bộ; Đổi mới, trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển; Tăng cường luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý.
- Tăng cƣờng sự quản lý của nhà nƣớc đối với công chức
Trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, Nhà nước đóng vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Là thiết chế biểu hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân và là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện quyền lực ấy. Không những đứng ở vị trí trung tâm của hệ thống chính trị mà Nhà nước còn là người đại diện chính thức cho các giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Điều đó làm cho Nhà nước có một cơ sở xã hội rộng rãi để có thể triển khai nhanh chóng và thực hiện tốt những quyết định, chính sách của mình, nhằm quản lý mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Nhà nước cũng là nơi duy nhất có thể quản lý toàn xã hội thông qua công cụ chính yếu là ban hành ra các VBQPPL, mang tính cưỡng chế và bắt buộc thi hành trong toàn xã hội. Nhà nước cũng được trang bị đầy đủ các phương tiện vật chất và tài chính cần thiết để thực hiện vai trò quản lý của mình.
Như vậy, nhà nước với vai trò quan trọng mang tính quyết định đối với sự phát triển của toàn xã hội, việc tăng cường hơn nữa sự quản lý của nhà nước đối với công chức là một điều kiện tối cần thiết để đảm bảo cho việc
quản lý và sử dụng công chức được thực hiện một cách tốt nhất, đem lại hiệu quả cao nhất.
Theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, còn đối với công chức, việc quản lý nhà nước về công chức do Chính phủ quản lý thống nhất. Chính phủ, với tư cách là cơ quan HCNN cao nhất, có nhiệm vụ đề xuất, xây dựng chính sách, trình Quốc hội ban hành Luật và các văn bản pháp quy khác; thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia và quản lý công chức.
Tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với công chức cần tập trung vào các nội dung sau: Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách về quản lý công chức, đảm bảo sự đồng bộ, kịp thời, hiệu quả và phù hợp với nền hành chính hiện đại; Tăng cường xây dựng đội ngũ công chức có đạo đức, năng lực, tận tụy, hết lòng phục vụ nhân dân, có khả năng đáp ứng yêu cầu tình hình mới; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng công chức.
- Sự nỗ lực của đội ngũ công chức
Một yếu tố quan trọng để đảm bảo cho việc sử dụng có hiệu quả đội ngũ công chức nhà nước, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, đó là không thể thiếu sự nỗ lực của chính đội ngũ công chức đó. Đội ngũ công chức là người trực tiếp thực hiện những tác nghiệp cụ thể, nhằm đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước vào thực tiễn cuộc sống. Nếu quan điểm, định hướng của Đảng là đúng, chính sách, pháp luật của nhà nước được ban hành đồng bộ nhưng cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện không có quyết tâm cao, không có đủ trình độ, năng lực để thực hiện thì việc sử dụng công chức không mang lại bất kỳ hiệu quả nào. Vì thế, bên cạnh việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, đòi hỏi cán bộ, công chức trong toàn hệ thống chính trị phải nỗ lực hết mình để thực hiện
có hiệu quả việc sử dụng công chức. Cán bộ, công chức phải không ngừng nỗ lực, cố gắng tự trao dồi, rèn luyện cả về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và nâng cao các kỹ năng công tác của mình, nhằm đáp ứng công việc một được giao.
Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị cần quan tâm hơn nữa trong việc tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật trong sử dụng công chức đến toàn thể công chức được biết và thực hiện đúng theo quy định. Đặc biệt đối với công chức trực tiếp làm các công tác liên quan đến việc sử dụng công chức, cần được tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện về các kỹ năng, nghiệp vụ để công chức thực hiện tốt hơn.
Kết luận Chƣơng 3
Trên cơ sở thực trạng những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân tồn tại trong việc sử dụng công chức tại các cơ quan HCNN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, tác giả đã đề ra một số giải pháp, kiến nghị mang tính cấp thiết và lâu dài, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công chức tại các cơ quan HCNN ở địa phương trong thời gian tới như: Giải pháp hoàn thiện thể chế về sử dụng và quản lý công chức; Hoàn thiện phân tích công việc của công chức theo VTVL; Giải pháp về công tác tinh giản biên chế và các giải pháp khác như tuyển dụng, bổ nhiệm, đánh giá công chức. Đồng thời nêu lên các điều kiện cơ bản cần thiết để thực hiện các giải pháp như tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với công chức và sự nỗ lực của đội ngũ công chức.
Việc thực hiện các giải pháp cần được tiến hành một cách thường xuyên và đồng bộ trong toàn bộ hệ thống các cơ quan HCNN, trong đó, giải pháp hoàn thiện thể chế về sử dụng và quản lý công chức và hoàn thiện phân tích công việc theo VTVL đối với công chức được xem là giải pháp cơ bản và quan trọng để thực hiện các giải pháp khác.
KẾT LUẬN
Công chức làm việc tại các cơ quan HCNN cấp tỉnh giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong bộ máy HCNN và là lực lượng nòng cốt trong hệ thống chính trị tại địa phương. Là đội ngũ trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng, ban hành và thực thi các VBQPPL tại địa phương, quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội tại địa phương. Đồng thời, là cầu nối giữa trung ương và các cấp chính quyền địa phương trong việc chuyển tải, triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật từ Trung ương đến địa phương. Đội ngũ công chức này cần được quan tâm xây dựng và có những chính sách, cơ chế riêng để thúc đẩy sự phát triển, hình thành nên đội ngũ công chức chuyên nghiệp, có đủ năng lực và phẩm chất, nhằm giúp cho lực lượng này phục vụ đắc lực cho sự phát triển của địa phương. Đây cũng là một nhiệm vụ trọng tâm của tiến trình CCHC ở nước ta.
Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của công tác cán bộ, từ đó đã quan tâm lãnh đạo và tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác quản lý và sử dụng công chức nói chung và công chức cấp tỉnh nói riêng. Đội ngũ công chức cấp tỉnh ngày càng được chuẩn hóa, việc thực hiện các quy định về sử dụng công chức tại hầu hết các cơ quan, đơn vị cơ bản đều thực hiện đúng theo quy định. Từ đó, công tác sử dụng công chức trên địa bàn tỉnh ngày càng được củng cố, tăng cường và đi vào nề nếp, đem lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, công tác sử dụng công chức vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như: Đánh giá công chức vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa hiệu quả; Phân công, bố trí công chức chưa hợp lý, tình trạng quá tải trong thực hiện công việc đối với một bộ phận công chức, chưa phát huy hết những tiềm năng của đội ngũ công chức hiện có; Việc chuyển ngạch, nâng ngạch công chức tại một số cơ quan, đơn vị chưa đảm
bảo tính cạnh tranh, công khai, minh bạch; Việc điều động công chức còn mang tính cảm tính, chủ quan, không theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể...
Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn xuất phát từ việc nhà nước chưa ban hành hệ thống thể chế đảm bảo tính cụ thể, hoàn chỉnh và đồng bộ; việc đổi mới, cải cách cả về tư duy và hình thức tại địa phương trong công tác sử dụng và quản lý công chức còn diễn ra quá chậm so với yêu cầu của tình hình mới và thực trạng yếu kém của một bộ phận không nhỏ công chức hiện nay.
Từ thực tiễn đó, tác giả đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công chức tại các cơ quan HCNN ở địa phương trong thời gian tới như: Giải pháp hoàn thiện thể chế về sử dụng và quản lý công chức; Hoàn thiện phân tích công việc của công chức theo VTVL; Giải pháp về công tác tinh giản biên chế và các giải pháp khác như tuyển dụng, bổ nhiệm, đánh giá công chức.
Song, dù có sự cố gắng đáng kể của bản thân, nhưng trong quá trình nghiên cứu, thì đây là vấn đề hết sức mới mẻ, đây cũng chỉ là những kết quả bước đầu của quá trình nghiên cứu vấn đề. Nhưng thực tế, tỉnh Tiền Giang cần có sự nghiên cứu với nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau và đầy đủ hơn. Chính vì vậy, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, bất cập, tác giả rất mong nhận được chỉ dẫn góp ý của quý Thầy, Cô, các nhà nghiên cứu, các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh; các Sở, ngành tỉnh có liên quan và các bạn đồng nghiệp để đề tài luận văn góp phần vào quá trình phát triển công chức trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng ngang tầm với nhiệm vụ mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị (2015), Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
2. Bộ Nội vụ (2010), Thông tư số 13/2010/TT-BNV quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, ngày 30/12/2010.
3. Bộ Nội vụ (2010), Thông tư số 05/2012/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, ngày 24/10/2012.
4. Bộ Nội vụ (2013), Thông tư số 05/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, ngày 25/6/2013.
5. Bộ Nội vụ (2014), Thông tư số 11/2014/TT-BNV quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính, ngày 09/10/2014.
6. Bộ Nội vụ (2015), Thông tư số 03/2015/TT-BNV sửa đổi, bổ sung điều 9 của Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, ngày 10/3/2015.
7. Chính phủ (2016), Nghị quyết số 100/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021.
8. Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010