2.2. Đánh giá thực trạng sử dụng công chức trong các cơ quan hành chính nhà
2.2.3.1. Bố trí, phân công công tác
Theo quy định, việc bố trí, phân công công tác đối với công chức thuộc trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức. Hàng năm, theo yêu cầu công tác và theo chỉ tiêu biên chế được giao, các Sở, ngành tỉnh (cơ quan sử dụng công chức) xác định, mô tả VTVL cần tuyển dụng, báo cáo UBND tỉnh (cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức), thông qua Sở Nội vụ để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng theo nhu cầu tuyển dụng công chức của cơ quan sử dụng công chức. Trên cơ sở đó, Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức báo cáo UBND phê duyệt và tổ chức tuyển dụng công chức, bố trí cho các Sở ngành tỉnh theo nhu cầu của đơn vị.
Căn cứ vào kết quả tuyển dụng công chức, thủ trưởng các Sở ngành tỉnh chịu trách nhiệm phân công, bố trí công việc cụ thể cho công chức, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của công chức, bảo đảm các điều kiện cần thiết để công chức thi hành nhiệm vụ và thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan
đến nhiệm vụ được phân công theo quy định. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị đều có kế hoạch rà soát bố trí công chức đảm bảo theo cơ cấu ngạch và phù hợp năng lực chuyên môn từng vị trí công tác và thực hiện tốt chính sách luân chuyển, điều động công chức theo quy định.
Thực hiện theo quy định trên, việc phân công, bố trí công chức vào công tác tại các cơ quan HCNN trên địa bàn tỉnh cơ bản luôn đảm bảo việc phù hợp về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức với VTVL tại cơ quan, đơn vị và tương ứng với cơ cấu ngạch công chức được bổ nhiệm, giúp phát huy được năng lực, sở trường của công chức.
Hiện nay số công chức cấp tỉnh, huyện đạt chuẩn về trình độ đào tạo là 99.12% (theo Báo cáo Tổng kết thực hiện Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ của UBND tỉnh Tiền Giang). Như vậy, cơ bản công chức đã được phân công, bố trí đúng với chuyên ngành đào tạo theo quy định. Tuy nhiên, vẫn còn một số công chức chưa đạt chuẩn hoặc đã đạt trình độ chuẩn, tương ứng với ngạch lương nhưng chưa được phân công, bố trí phù hợp với chuyên ngành được đào tạo hoặc trái với khả năng, sở trường, ngạch, bậc đang giữ. Điều này cũng thể hiện có tỷ lệ tương ứng với kết quả được khảo sát (tại Phụ lục, Mẫu 2 - Câu 1), cụ thể như sau:
Biểu 2.4: Khảo sát đánh giá về mức độ phù hợp trong phân công, bố trí công việc với chuyên ngành đào tạo của công chức
BỐ TRÍ, SẮP XẾP SỐ TỶ LỆ
TT LƢỢNG (%)
1 Phù hợp với chuyên ngành đào tạo 141 97.24
2 Không phù hợp 4 2.76
Tổng 145 100
Việc sử dụng, phân công công tác cho công chức vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết những tiềm năng của đội ngũ công chức hiện có. Cần
tạo điều kiện và cơ hội phát triển bình đẳng cho công chức là những nội dung cơ bản đã được pháp luật quy định. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc sử dụng công chức chưa hợp lý ở một số vị trí trong cơ quan nhà nước đã dẫn đến tình trạng quá tải trong thực hiện công việc, nhiệm vụ.
Qua khảo sát (xem Phụ lục, Mẫu 2 - Câu 2,3), có đến 56.55% công chức được khảo sát cho rằng khối lượng công việc hiện tại của họ là quá nhiều và có đến 31.03% cho rằng không phải lúc nào cũng có sự phân công công việc rõ ràng, cụ thể và kèm theo đó là trách nhiệm thực hiện công việc được giao, cụ thể như sau:
Biểu 2.5: Khảo sát đánh giá về tình hình phân công, bố trí công việc hiện tại của công chức
SỐ
TỶ LỆ
TT BỐ TRÍ, SẮP XẾP LƢỢNG
(%) (Ngƣời)
A Phân công công việc rõ ràng, cụ
thể, kèm theo trách nhiệm thực hiện
1 Có 92 63.45
2 Không 8 5.52
3 Tùy trường hợp cụ thể 45 31.03
B Khối lượng công việc
1 Vừa đủ 63 43.45
2 Quá ít
3 Quá nhiều 82 56.55
Tổng 145 100
Theo kết quả khảo sát, có tới hơn 40% công chức cho rằng họ không hài lòng với công việc hiện tại và có hơn 31% cho rằng họ vẫn chưa đáp ứng
Biểu số 2.6: Khảo sát đánh giá về mức độ hài lòng và đáp ứng với công việc của công chức
SỐ
TỶ LỆ
TT NỘI DUNG LƢỢNG
(%) (Ngƣời)
A Mức độ hài lòng của bản thân
với công việc hiện tại
1 Hài lòng 86 59.31
2 Không hài lòng 59 40.69
3 Không có ý kiến
B Mức độ đáp ứng của bản thân
với công việc hiện tại
1 Đáp ứng 67 46.21
2 Chưa đáp ứng 46 31.72
3 Không có ý kiến 32 22.07
Tổng 145 100
Điều này cho thấy việc phân công, bố trí công chức chưa được thực hiện một cách khoa học, dễ gây tâm lý hoang mang, bất mãn cho công chức khi không có sự phân công công việc cụ thể, rõ ràng hoặc phải ôm đồm quá nhiều việc, đồng thời cũng gây khó khăn cho người quản lý trong việc theo dõi, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện. Đây là một thách thức lớn để đảm bảo tính công bằng, công khai, dân chủ trong chính sách phân công, bố trí công chức hiện nay. Đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức và có những quy định chặt chẽ, khoa học hơn.