Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức tại các cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh tiền giang (Trang 51)

1. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

Giá trị sản xuất khu vực nông, lâm, ngư nghiệp đạt 42.887 tỷ đồng, tăng bình quân 3,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nông nghiệp tăng 3,8%. Giá trị tăng thêm ước tăng 3,6% (năm 2015 tăng 4,4%); trong đó nông nghiệp ước tăng 3,6% (năm 2015 tăng 4,7%).

Tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp phòng chống hạn mặn có hiệu quả đã giảm thiệt hại rất nhiều so với dự báo, là 01 trong 4 tỉnh vùng ĐBSCL ngành nông nghiệp tăng trưởng dương trong 6 tháng đầu năm 2016; tập trung đầu tư, xây dựng nông thôn mới, đến cuối năm 2016 toàn tỉnh có 24 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, tăng 12 xã so với năm 2015.

2. Về phát triển công nghiệp và xây dựng

Giá trị sản xuất khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 86.988 tỷ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành công nghiệp tăng 19,3% (cùng kỳ tăng 22,7%). Giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp xây dựng, ước tăng 16,9% so năm 2015, trong đó công nghiệp tăng 17,8%, là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế, thu hút được nhiều dự án sản xuất công nghiệp tập trung trong các khu, cụm công nghiệp. 3. Các lĩnh vực dịch vụ

Khu vực dịch vụ tăng trưởng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các ngành trong khu vực này đều tăng, hoạt động du lịch lữ hành có mức tăng khá, các dịch vụ ngân hàng vận tải, viễn thông... tiếp tục phát triển ổn định. Hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, lượng khách du lịch đạt gần 1.590,4 nghìn lượt khách, đạt 104,6% so với kế hoạch, trong đó, khách quốc tế đạt 513,7 nghìn lượt khách, tăng 9,9%; tổng doanh thu 611,4 tỷ đồng.

4. Xuất, nhập khẩu

- Về xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 2,116 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 100,8% kế hoạch năm. Thị trường xuất khẩu, tập trung chủ yếu thị trường châu Mỹ, nhất là Hoa Kỳ với các mặt hàng may mặc, ống đồng, giày, túi xách, thủy sản, gạo...; kế đến là thị trường châu Âu.

- Về nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu năm 2016 ước đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 23,9% so năm 2015, đạt 115,3% kế hoạch; trong đó, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày, vải nguyên liệu....

5. Thu, chi ngân sách

- Tổng thu ngân sách từ kinh tế địa phương: cả năm đạt 6.590 tỷ đồng, đạt 112,6% dự toán cả năm, tăng 18,2% so với năm 2015, bao gồm: thu nội địa 6.240 tỷ đồng, đạt 129,9% (trong đó, thu xổ số kiến thiết 1.300 tỷ đồng, đạt 130% dự toán); thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 350 tỷ đồng, đạt 50,0% dự toán năm. Trong các nguồn thu ngân sách, chiếm tỷ trọng cao nhất là thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 1.955 tỷ đồng (chiếm 31,3% thu nội địa),

b) Tổng chi ngân sách địa phương cả năm 2016 là 10.417,8 tỷ đồng, đạt 138,5% dự toán năm và tăng 29,1% so năm 2015, trong đó chi đầu tư phát triển là 3.571,6 tỷ đồng (bao gồm chi đầu tư từ nguồn xổ số kiến thiết, chuyển nguồn, kết dư năm 2015 chuyển sang, vốn vay,...), đạt 162,4% dự toán năm.

2.1.3. Tổ chức các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp tỉnh tại tỉnh Tiền Giang

Hệ thống các cơ quan HCNN ở tỉnh Tiền Giang bao gồm UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã), các sở, phòng, ban và các cơ quan, tổ chức trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân. Ðây là các cơ quan HCNN được thành lập và hoạt động trên địa bàn nhất định, các văn bản pháp luật do các cơ quan này ban hành có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ nhất định. Các cơ quan HCNN này luôn tạo thành một thể thống nhất, quan hệ chặt chẽ với nhau trên nguyên tắc thứ bậc và tập trung dân chủ. Do đó, cơ cấu tổ chức bộ máy HCNN tại tỉnh Tiền Giang cũng được tổ chức thực hiện mang tính thứ bậc.

Chính phủ là cơ quan HCNN cao nhất. UBND tỉnh Tiền Giang là cơ quan HCNN ở địa phương. UBND tỉnh làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự kết hợp giữa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể UBND tỉnh với quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh và từng thành viên UBND tỉnh. Thành viên UBND tỉnh là Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh chịu trách nhiệm về nội dung và tiến độ trình các đề án, dự án, văn bản pháp luật do cơ quan mình chủ trì, soạn thảo.

Chủ tịch UBND tỉnh là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND tỉnh, chịu trách nhiệm giải quyết công việc được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và những vấn đề khác mà pháp luật quy định. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo đa số các vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh phải được đa số thành viên UBND tỉnh biểu quyết tán thành thì mới có hiệu lực.

Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được giao

tại địa phương và những công việc được ủy quyền. Đồng thời, chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về công tác chuyên môn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương quản lý chuyên ngành, lĩnh vực.

Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh phải báo cáo công tác trước HĐND và UBND cấp tỉnh khi có yêu cầu; cung cấp tài liệu cần thiết theo yêu cầu của HĐND tỉnh; trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh về những vấn đề trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý; phối hợp với các Giám đốc sở khác, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của sở.

Sở, ban, ngành tỉnh làm việc theo chế độ thủ trưởng và theo Quy chế làm việc của UBND tỉnh, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. Căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của UBND tỉnh, Giám đốc Sở ban hành Quy chế làm việc của Sở và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy định đó.

Tổ chức các cơ quan HCNN cấp tỉnh tại tỉnh Tiền Giang (theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ), được cụ thể bằng sơ đồ sau :

UBND TỈNH TIỀN GIANG SỞ NỘI VỤ SỞ TƢ PHÁP SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ SỞ TÀI CHÍNH SỞ CÔNG THƢƠNG SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỞ XÂY DỰNG SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG SỞ LAO ĐỘNG - THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỞYTẾ THANH TRA TỈNH SỞ NGOẠI VỤ VĂN PHÕNG ỦY BAN NHÂN DÂN Chú thích:

Chịu sự chỉ đạo trực tiếp Điều hòa, phối hợp hoạt động

Đơn vị không có tổ chức hành chính trực thuộc Đơn vị có tổ chức hành chính trực thuộc

Biểu 2.2: Tổ chức các cơ quan HCNN trực thuộc Sở, ngành tỉnh tại tỉnh Tiền Giang

TT Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh

Tên đơn vị Đơn vị trực thuộc

1 Sở Công thương Chi cục Quản lý Thị trường

2 Sở Nông nghiệp và Phát triển Chi cục Kiểm lâm nông thôn

Chi cục Bảo vệ Thực vật Chi cục Thủy sản

Chi cục Phát triển nông thôn Chi cục Thú y

Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản

Thanh tra Sở

3 Sở Giao thông vận tải Thanh tra Giao thông

VP Ban An toàn giao thông

4 Sở Xây dựng Thanh tra Xây dựng

5 Sở Lao động - Thương binh Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội và xã hội

8 Sở Y tế Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

9 Sở Nội vụ Ban Tôn giáo

Ban Thi đua, Khen thưởng Chi cục Văn thư - Lưu trữ

2.2. Đánh giá thực trạng sử dụng công chức trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp tỉnh tại tỉnh Tiền Giang hành chính nhà nƣớc cấp tỉnh tại tỉnh Tiền Giang

2.2.1. Thực trạng công chức trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp tỉnh tại tỉnh Tiền Giang nƣớc cấp tỉnh tại tỉnh Tiền Giang

* Số lượng, chất lượng công chức cấp tỉnh năm 2016: Tổng sốcó 1.099/2.082 công chức toàn tỉnh, cụ thể:

+ Ngạch công chức: Chuyên viên cao cấp: 12 người, chiếm 1.09%; Chuyên viên chính: 156 người, chiếm 14.19%; Chuyên viên: 832 người, chiếm 75.70%; Cán sự: 81 người, chiếm 7.37%; Còn lại: 18 người, chiếm 1.63%.

+ Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ: 7 người, chiếm 0.63%; Thạc sĩ: 141 người, chiếm 12.82%; Đại học: 861 người, chiếm 78.34%; Cao đẳng: 14 người, chiếm 1.27%; Trung cấp: 55 người, chiếm 5%; Còn lại: 21 người, chiếm 1.91%.

+ Trình độ Lý luận chính trị: Cao cấp, cử nhân: 231 người, chiếm 21.01%; Trung cấp: 215 người, chiếm 19.56%.

+ Trình độ ngoại ngữ, tin học: 935 người có bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ, chiếm 85.07%; 998 người có bằng cấp, chứng chỉ tin học, chiếm 90.8%. + Độ tuổi: Dưới 30: 178 người, chiếm 16.19%; Từ 30 đến 50: 653

người, chiếm 59.41%; Trên 50 đến 60: 268 người, chiếm 24.38%. + Nữ: 371 người, chiếm tỷ lệ 33.75%.

+ Đảng viên: 766 người, chiếm tỷ lệ 69.69%.

Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức hàng năm của tỉnh Tiền Giang (Năm 2013, năm 2014, năm 2015, năm 2016).

Biểu số 2.3: Thống kê số lƣợng, chất lƣợng công chức cấp tỉnh theo trình độ đào tạo năm 2016 (Đính kèm tại Phụ lục 2)

2.2.2. Các quy định của tỉnh Tiền Giang về sử dụng công chứctrong các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp tỉnh trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp tỉnh

Trên cơ sở Luật Cán bộ, công chức và hệ thống văn bản pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương về công tác sử dụng công chức và theo thẩm quyền được phân cấp, tỉnh Tiền Giang đã ban hành một số VBQPPL nhằm triển khai, hướng dẫn, cụ thể hóa việc thực hiện các quy định về sử dụng công chức trong các cơ quan HCNN thuộc tỉnh như sau:

- Quyết định số 30/2011/QĐ-UBND ngày 19/10/2011 của UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quy định thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;

- Quyết định số 44/2016/QĐ-UBND ngày 26/8/2016 của UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quy định thẩm quyền và trình tự tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;

- Hướng dẫn số 261/HD-SNV ngày 14/12/2011 của Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30/2011/QĐ-UBND ngày 19

tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quy định thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;

- Hướng dẫn số 01/HDLN ngày 11/01/2016 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang hướng dẫn về việc đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

2.2.3. Tình hình việc sử dụng công chức trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp tỉnh tại tỉnh Tiền Giang hiện nay chính nhà nƣớc cấp tỉnh tại tỉnh Tiền Giang hiện nay

Hiện nay, hệ thống các VBQPPL về công tác sử dụng công chức do các cơ quan Trung ương và tỉnh ban hành đã quy định, hướng dẫn khá đầy đủ, cụ thể các nội dung về sử dụng công chức, làm cơ sở cho việc thực hiện sử dụng công chức trong các cơ quan HCNN tại địa phương. Các VBQPPL được ban hành đều đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất. Hệ

thống các văn bản này đã tạo nên hệ thống thể chế quản lý và sử dụng công chức; là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, phát triển và quản lý công chức trong thời gian qua.

Việc phân cấp trong công tác quản lý đội ngũ công chức tại tỉnh trước kia được thực hiện theo Quyết định số 30/2011/QĐ-UBND ngày 19/10/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh, áp dụng cho cả đối tượng là cán bộ và công chức. Vừa qua, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và các quy định của Nhà nước về quản lý công chức, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 44/2016/QĐ- UBND ngày 26/8/2016, quyết định này đã quy định cụ thể các nội dung về phân cấp quản lý công chức trên địa bàn tỉnh như: Tuyển dụng, bố trí, phân công, sử dụng, nhận xét, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, hưu trí, thôi việc… Tình hình việc sử dụng công chức trong các cơ quan HCNN tỉnh Tiền Giang hiện nay như sau:

2.2.3.1. Bố trí, phân công công tác

Theo quy định, việc bố trí, phân công công tác đối với công chức thuộc trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức. Hàng năm, theo yêu cầu công tác và theo chỉ tiêu biên chế được giao, các Sở, ngành tỉnh (cơ quan sử dụng công chức) xác định, mô tả VTVL cần tuyển dụng, báo cáo UBND tỉnh (cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức), thông qua Sở Nội vụ để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng theo nhu cầu tuyển dụng công chức của cơ quan sử dụng công chức. Trên cơ sở đó, Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức báo cáo UBND phê duyệt và tổ chức tuyển dụng công chức, bố trí cho các Sở ngành tỉnh theo nhu cầu của đơn vị.

Căn cứ vào kết quả tuyển dụng công chức, thủ trưởng các Sở ngành tỉnh chịu trách nhiệm phân công, bố trí công việc cụ thể cho công chức, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của công chức, bảo đảm các điều kiện cần thiết để công chức thi hành nhiệm vụ và thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan

đến nhiệm vụ được phân công theo quy định. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị đều có kế hoạch rà soát bố trí công chức đảm bảo theo cơ cấu ngạch và phù hợp năng lực chuyên môn từng vị trí công tác và thực hiện tốt chính sách luân chuyển, điều động công chức theo quy định.

Thực hiện theo quy định trên, việc phân công, bố trí công chức vào công tác tại các cơ quan HCNN trên địa bàn tỉnh cơ bản luôn đảm bảo việc phù hợp về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức với VTVL tại cơ quan, đơn vị và tương ứng với cơ cấu ngạch công chức được bổ nhiệm, giúp phát huy được năng lực, sở trường của công chức.

Hiện nay số công chức cấp tỉnh, huyện đạt chuẩn về trình độ đào tạo là 99.12% (theo Báo cáo Tổng kết thực hiện Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ của UBND tỉnh Tiền Giang). Như vậy, cơ bản công chức đã được phân công, bố trí đúng với chuyên ngành đào tạo theo quy định. Tuy nhiên, vẫn còn một số công chức chưa đạt chuẩn hoặc đã đạt trình độ chuẩn, tương ứng với ngạch lương nhưng chưa được phân công, bố trí phù hợp với chuyên ngành được đào tạo hoặc trái với khả năng, sở trường, ngạch, bậc đang giữ. Điều này cũng thể hiện có tỷ lệ tương ứng với kết quả được khảo sát (tại Phụ lục, Mẫu 2 - Câu 1), cụ thể như sau:

Biểu 2.4: Khảo sát đánh giá về mức độ phù hợp trong phân công, bố trí công việc với chuyên ngành đào tạo của công chức

BỐ TRÍ, SẮP XẾP SỐ TỶ LỆ

TT LƢỢNG (%)

1 Phù hợp với chuyên ngành đào tạo 141 97.24

2 Không phù hợp 4 2.76

Tổng 145 100

Việc sử dụng, phân công công tác cho công chức vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết những tiềm năng của đội ngũ công chức hiện có. Cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức tại các cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh tiền giang (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)