Giải pháp trong tuyển dụng công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức tại các cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh tiền giang (Trang 104 - 109)

3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công chức trong các cơ

3.2.4.1. Giải pháp trong tuyển dụng công chức

Tuyển dụng công chức được xem là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn người để bố trí vào công tác tại các cơ quan HCNN, theo các nhu cầu công việc cụ thể. Tuyển dụng công chức là khâu đầu tiên của quá trình quản lý nhân sự trong một cơ quan, tổ chức, đồng thời cũng là cơ sở, tiền đề quan trọng trong công tác sử dụng công chức sau này. Chúng ta không thể phát huy hết công dụng, công năng của một vật khi cơ bản vật đó không thể hoạt động hoặc hoạt động không mang lại hiệu quả. Với việc quản lý nhân sự trong một tổ chức cũng tương tự, nhà quản lý không thể giúp cho người lao động phát huy hết năng suất làm việc, đem lại lợi ích cao nhất cho tổ chức

nếu như họ chỉ lựa chọn được những người chưa đạt được tiêu chuẩn tối thiểu cho yêu cầu công việc đòi hỏi hoặc những người yếu kém, không có năng lực. Như vậy, trong vấn đề sử dụng công chức, giải pháp về tuyển dụng công chức được xem như là giải pháp mang tính chiến lược. Nếu làm tốt công tác này, thì các công tác sử dụng công chức về sau như sắp xếp, phân công, bố trí, chuyển xếp lương, điều động, luân chuyển, đánh giá công chức…sẽ được tạo điều kiện thực hiện một cách thuận lợi hơn. Khi các cơ quan HCNN luôn đảm bảo lựa chọn được những người đã đạt trình độ, tiêu chuẩn quy định; có khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu công việc tại cơ quan, đơn vị thì hiệu quả làm việc mà công chức đó đem lại sẽ cao hơn, đáp ứng nhu cầu công việc tốt hơn so với những người được tuyển chọn khi chưa có đủ trình độ, tiêu chuẩn theo quy định. Trong công tác sử dụng công chức, với những công chức chưa đạt chuẩn, phẩm chất kém, thiếu năng lực quản lý, việc phải thực hiện phân công, bố trí, sắp xếp lại công chức cũng thường diễn ra, điều này cũng gây lãng phí về thời gian, nguồn lực của cơ quan, đơn vị khi thực hiện chuẩn hóa, đào tạo lại cho các đối tượng công chức này, để đảm bảo đội ngũ công chức luôn đạt trình độ, tiêu chuẩn theo quy định.

Việc tuyển dụng công chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cần phải được thực hiện theo đúng quy định của Luật Cán bộ, công chức, Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn thi hành. Việc tuyển dụng phải được thực hiện thông qua thi tuyển, trừ một số trường hợp được xem xét tiếp nhận vào công chức không qua thi theo quy định. Tuyển dụng công chức phải đảm bảo các nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật. Tuyển chọn công chức phải đảm bảo đúng người đáp ứng được yêu cầu công việc và VTVL, theo chỉ tiêu biên chế cho phép. Trong đó, nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên chọn người có tài năng, người có công với đất

nước và người dân tộc thiểu số. Để làm tốt công tác này, cần thực hiện việc tuyển dụng công chức theo các nội dung sau:

1. Việc tuyển dụng công chức phải được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục cơ bản theo quy định như:

Việc xác định vị trí cần tuyển dụng phải căn cứ vào VTVL và chỉ tiêu biên chế. Thông báo tuyển dụng phải được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, báo Ấp Bắc, trang thông tin điện tử của tỉnh, Sở Nội vụ và niêm yết công khai tại Sở Nội vụ về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần tuyển, kết quả tuyển dụng…Cho phép mọi công dân Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định, đều có quyền đăng ký tham gia thi tuyển, không phân biệt nam nữ, không phân biệt vùng, miền, không bắt buộc phải là người có hộ khẩu thường trú tại địa phương…đều có cơ hội được tham gia thi tuyển công chức.

2. Quy định chặt chẽ các khâu trong quá trình tổ chức thi tuyển công chức:

Thực tế cho thấy, đối với các kỳ thi tuyển công chức tại hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước có ghi nhận sai phạm, đều ghi nhận các trường hợp sai phạm trong quá trình tổ chức thi tuyển công chức. Đây là quá trình quan trọng nhất của công tác tuyển dụng công chức. Cần có sự quan tâm, quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm cá nhân của những người có thẩm quyền liên quan.

Hiện nay, các quy định hiện hành chưa quy định cụ thể việc làm thế nào để đảm bảo tính bảo mật của đề thi trong suốt quá trình soạn thảo đề thi, quản lý đề thi và sao chụp, in ấn, vận chuyển, chuyển giao đề thi cho các đơn vị tổ chức thi tuyển (trong trường hợp phối hợp với các Trường Chính trị hoặc tổ chức khác). Chỉ quy định trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thi tuyển công chức và các thành viên Ban Đề thi là: “Giữ bí mật của bộ đề thi

hoặc ngân hàng câu hỏi theo quy định”. Vấn đề này cần phải được vận dụng tương tự như công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông quốc gia, để đảm bảo tính an toàn, bảo mật tuyệt đối trong quá trình tổ chức thi tuyển.

3. Cần phải đổi mới nội dung và quy trình thi tuyển công chức:

Theo quy định hiện nay, công chức tham gia thi tuyển công chức qua các môn thi gồm: Môn kiến thức chung; Môn nghiệp vụ chuyên ngành; Ngoại ngữ và tin học, nếu không thuộc đối tượng miễn thi theo quy định. Hình thức là thi viết và trắc nghiệm. Việc xây dựng ngân hàng câu hỏi cũng như xây dựng hệ thống thang điểm phải đảm bảo tính phù hợp và chuẩn xác của đề thi cũng như đáp án đề thi, điều này đòi hỏi phải có sự tham gia của không ít người có đủ trình độ, tiêu chuẩn, có am hiểu, kinh nghiệm thực tiễn về việc xây dựng ngân hàng câu hỏi đề thi nhưng cũng phải là người có kinh nghiệm thực tiễn, hiểu rõ chuyên môn về ngành, lĩnh vực theo từng VTVL cần tuyển.

Theo quy định, người được cử làm thành viên Ban đề thi, Ban Chấm thi phải là công chức, viên chức, nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học, giảng viên có trình độ chuyên môn trên đại học hoặc người có nhiều kinh nghiệm đối với môn thi. Do đó, thông thường thành viên Ban Đề thi và Ban Chấm thi là những giảng viên công tác tại các Trường Chính trị tại địa phương và các công chức lãnh đạo, quản lý của Sở Nội vụ. Như vậy, việc soạn thảo và ban hành ra bộ ngân hàng câu hỏi đề thi là một nhiệm vụ hết sức khó khăn khi mà các giảng viên tuy được trang bị đầy đủ các kiến thức về Nhà nước và pháp luật nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tiễn công tác trong khi các công chức lãnh đạo, quản lý thì ngược lại.

Đối với môn thi nghiệp vụ chuyên ngành cũng vậy, được quy định là môn chính yếu, quan trọng, chiếm đến 2/3 tổng điểm các môn thi. Tuy nhiên đây là môn thi mới, lại chưa được sự hướng dẫn thực hiện của Trung ương và

tại địa phương, chưa có bất kì tài liệu chuyên ngành nào là cơ sở để các thành viên Ban Đề thi tham khảo và soạn ra bộ đề thi hoàn chỉnh phục vụ cho môn thi này, đặc biệt là môn thi trắc nghiệm. Do đó, nội dung môn thi này cũng chưa thể sát với ngành, lĩnh vực cần tuyển. Điều này dẫn đến việc không ít lần đề thi còn chưa sát với thực tế, chưa thể đánh giá đúng, phản ảnh được hết năng lực, trình độ của thí sinh. Như vậy, mục tiêu lựa chọn ra được người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng thông qua thi tuyển công chức là chưa thực hiện được.

Để khắc phục tình trạng này, cần có sự điều chỉnh như sau:

- Không quy định việc thành lập Ban đề thi và Ban Chấm thi chỉ ngay khi tổ chức kỳ thi tuyển công chức. Do thời gian để thành viên các Ban họp bàn, soạn thảo ngân hàng câu hỏi đề thi và đáp án là rất ít. Do đó, chất lượng của đề thi cũng như đáp án thi chưa đảm bảo, chưa thể là thước đo để phản ánh được trình độ, năng lực, phẩm chất của người dự tuyển. Quy định này có thể điều chỉnh bằng cách cho phép thành lập các Ban này trước khi tổ chức kỳ

thi và giao nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo ra ngân hàng câu hỏi, bộ đề thi, phục vụ cho các đợt thi sau này.

- Cần mở rộng sự tham gia của các thành viên là công chức chuyên môn, nghiệp vụ hoặc công chức lãnh đạo, quản lý tại các Sở, ngành tỉnh vào

Ban đề thi tuyển công chức, để việc xây dựng ngân hàng câu hỏi đề thi được sát với thực tiễn của ngành, lĩnh vực và phù hợp nhất với từng VTVL cần tuyển dụng.

4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thi tuyển: Việc áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác thi tuyển công

chức là biện pháp nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh cũng như mọi công dân được tiếp cận, thông tin kịp thời và đầy đủ, cũng như được theo dõi, giám sát toàn bộ quá trình tổ chức thi

tuyển công chức tại địa phương. Đồng thời, sử dụng triệt để công nghệ thông tin còn góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí, đơn giản hóa các thủ tục hành chính như việc thí sinh chỉ cần theo dõi nhu cầu tuyển dụng, kế hoạch tổ chức thi tuyển, kết quả thi, kết quả trúng tuyển…trên các trang thông tin điện tử của tỉnh mà không cần phải đến trực tiếp các cơ quan tuyển dụng công chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức tại các cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh tiền giang (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)