Tình hình kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện ngân sơn tỉnh bắc kạn (Trang 39 - 43)

Ngân Sơn nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn, phía Đông giáp huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng, phía Bắc giáp huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng, phía Tây huyện Ngân Sơn giáp huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn, phía Nam giáp huyện Bạch Thông (phía Tây Nam) và giáp huyện Na Rì (phía Đông Nam), đều thuộc tỉnh Bắc Kạn. Trung tâm huyện nằm trên địa bàn xã Vân Tùng, cách thành phố Bắc Kạn 60 km, cách thành phố Thái Nguyên 145 km và cách thành phố Cao Bằng 58 km theo quốc lộ 3. Huyện có vị trí địa lý tƣơng đối thuận lợi để giao lƣu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội với các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Ngân Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 64.588ha, toàn huyện có 11 đơn vị hành chính (gồm 10 xã và 1 thị trấn), 174 thôn bản. Dân số của huyện là 30.705 ngƣời, trong đó dân số nông thôn 23.827 ngƣời (chiếm 77,6%); mật độ dân số 47,94 ngƣời/km2. Huyện gồm 6 dân tộc cùng chung sống, trong đó đông nhất là dân tộc Tày 12.022 ngƣời (chiếm 39,15%), dân tộc Dao 7.745 ngƣời (25,22% dân số), dân tộc Nùng 5.543 ngƣời (18,05% dân số), dân tộc H’Mông 2.479 ngƣời (chiếm 8,07% dân số), dân tộc kinh 1.701 ngƣời (chiếm 5,53% dân số), Hoa 712 ngƣời (chiếm 2,32%) và các dân tộc khác chiếm khoảng 1,66% dân số. Đa số các dân tộc sống bằng nghề nông lâm nghiệp là chủ yếu.

(Chi cục Thống kê huyện Ngân Sơn, 2017; Phòng Lao động TB&XH huyện Ngân Sơn, 2017).

Về địa hình: Mang đặc thù của địa hình miền núi, là nơi hội tụ của hệ thống nép lồi dạng cánh cung. Địa hình bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn. Diện tích đồi núi chiếm 90% tổng diện tích đất tự nhiên, hƣớng núi không đồng nhất. Độ cao trung bình phổ biến từ 600 - 800 m so với mặt nƣớc biển, các dãy núi phía Tây Bắc có đỉnh cao trên 1.200 m.

Về khí hậu, thuỷ văn: Có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 18 - 20,70C, lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1.248 mm, mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung nhiều vào các tháng 6,7. Độ ẩm không khí trung bình 83%. Ngoài ra trên địa bàn huyện hàng năm thƣờng xuất hiện 80 - 90 ngày có sƣơng mù, 35 - 37 ngày có mƣa phùn, 45 - 50 ngày có giông và một số đợt sƣơng muối. Nhìn chung Ngân Sơn có khí hậu thời tiết tƣơng đối thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp theo hƣớng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên, do địa hình cao, độ dốc lớn dễ gây lũ cuốn, lũ quét làm sói mòn, trƣợt lở đất dọc theo các suối và các sƣờn núi. Mặt khác mùa đông trời lạnh, thời tiết hanh khô, gây hạn hán đặc biệt ở vùng sâu, vùng cao và vùng núi đá vôi. Tiểu khí hậu có sự khác biệt khá rõ Bắc và Nam của huyện.

Về giao thông: Hiện nay toàn huyện có 103km đƣờng liên tỉnh đã đƣợc nhựa hóa (Quốc lộ 3, Quốc lộ 279, Đƣờng tỉnh ĐT 252); 03 tuyến đƣờng trục xã, liên xã đã đƣợc đầu tƣ có chiều dài 36,9km (Tuy nhiên 22,5km đã đƣợc rải cấp phối nhƣng xuống cấp, còn lại 14,4m theo tiêu chuẩn đƣờng cấp V miền núi). Hệ thống đƣờng trục thôn, liên thôn đi lại đƣợc đầu tƣ khoảng hơn 60%, tuy nhiên mới có một số tuyến đƣợc đầu tƣ cứng hóa bằng bê tông, xi măng. Còn lại là đƣờng đất do ngƣời dân mở với chiều rộng mặt đƣờng là 1,2 đến 1,5m, chỉ đi lại đƣợc trong mùa khô, do đó đƣờng giao thông các thôn vùng cao, vùng sâu đi lại rất khó khăn, nhất là mùa mƣa lũ.

Đất và tài nguyên: Đất đai thuộc loại nâu đỏ vàng (Macma trung tính, macma axít) là chủ yếu, phù hợp trồng cây dài ngày và cây nông nghiệp. Ngoài ra còn có đất đen và đất phù sa nhƣng chiếm tỷ lệ ít. Huyện có một số tài nguyên quý nhƣ đá vôi, quặng sắt, quặng chì kẽm, quặng vàng, đây là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội huyện.

Về phát triển kinh tế:

Cây lƣơng thực: Tổng diện tích gieo trồng cây lƣơng thực năm 2018 là 4.056/3.950ha, đạt 102,6%. Tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt: 17.274/17.193 tấn, đạt 100,47%; diện tích canh tác đất ruộng đạt giá trị 100 triệu đồng/ha/năm đạt 850ha/850 ha, đạt 100%;

Cây công nghiệp ngắn ngày: Cây thuốc lá 6

Diện tích trồng rừng 617,77/600 ha, đạt 102,9%, độ che phủ rừng đạt 66,4%. Công nghiệp, xây dựng cơ bản: Trên địa bàn huyện có 116 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giá trị sản xuất 9,187 tỷ đồng, đạt 100,2%. Tổng nguồn vốn xây dựng cơ bản

đồng, đạt 61,52%.

Thu chi ngân sách: thu ngân

Về văn hóa - xã hội:

Toàn huyện có 33 trƣờng, gồm 02 trƣờng Trung học phổ thông; 01 trƣờng Nội trú; 02 trƣờng phổ thông cơ sở; 03 trƣờng phổ thông Dân tộc bán trú; 03 trƣờng trung học cơ sở; 10 trƣờng tiểu học; 12 trƣờng mầm non; số trƣờng chuẩn quốc gia mức độ 1 là 04 trƣờng. Duy trì phổ cập giáo dục giáo

dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở, đến nay đã có 11/11 xã đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi.

m gia học 2 buổi/ngày và đƣợc tiến hành khảo sát cuối năm học; bậc Tiểu học hoàn thành chƣơng trình lớp học 2.314/2.314 học sinh đạt 100%, tăng 0,5% so với năm học trƣớc; bậc THCS xếp loại Hạnh kiểm khá, tốt đạt 98,19%, xếp loại học lực từ trung bình trở lên đạt 92,89%.

Trên địa bàn huyện có 01 bệnh viện trung tâm với quy mô 50 giƣờng bệnh, 11/11 Trạm y tế xã đạt chuẩn, 100% xã, thị trấn có y, bác sĩ đủ để phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, trong năm 2018 toàn huyện có 35

2018 là 14%; duy trì điểm cấp phát thuốc Methadone tổng số bệnh nhân là 27.

Công tác gi

017. (nguồn báo cáo 510/BC-UBND ngày 28/11/2018)

Đƣợc sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ huyện đƣợc công nhận là huyện 30a từ tháng 4/2018, do đó huyện sẽ đƣợc thực hiện các chính sách đặc thù về phát triển kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo, xây dựng kết cấu hạ tầng, vì vậy cần đội ngũ công chức có năng lực, trình độ, phẩm chất để đáp ứng yêu cầu,

nhiệm vụ phát triển tại địa phƣơng; việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế cũng là nhiệm vụ cần đƣợc quan tâm cao trong thời gian tới.

Nhƣ vậy, với điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phƣơng còn nhiều khó khăn nên việc tinh giản biên chế còn nhiều hạn chế nhƣ: công chức còn nặng về tƣ tƣởng hƣởng lƣơng từ ngân sách Nhà nƣớc, khó tìm đƣợc việc làm ổn định sau khi tinh giản,.... sau tinh giản biên chế phải tuyển dụng, thu hút những ngƣời có phẩm chất, năng lực, trình độ cao vào công tác tại huyện cũng không có đủ điều kiện để thực hiện tốt.

Hơn thế nữa với địa bàn chia cắt, dân cƣ sinh sống không tập trung thì để triển khai các chƣơng trình, dự án của Nhà nƣớc đến với đồng bào vùng đặc biệt khó khăn giúp phát triển kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo thì cũng cần phải có đủ đội ngũ công chức triển khai thực hiện các chƣơng trình, dự án đó, do vậy cũng làm cho việc tinh giản biên chế gặp rất nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện ngân sơn tỉnh bắc kạn (Trang 39 - 43)