doanh bất động sản tại thành phố Hà Nội
UBND Thành phố Hà Nội:
đẩy phát triển các thị trƣờng khác, cũng nhƣ tăng cƣờng hiệu quả công tác kiểm soát, điều tiết TTBĐS phát triển đúng hƣớng, UBND thành phố đã và đang nghiên cứu, xây dựng Chiến lƣợc phát triển TTBĐS trên cơ sở quán triệt các quan điểm khoa học và đƣa ra các giải pháp đồng bộ phù hợp với điều kiện thực tiễn của Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội là cơ quan có trách nhiệm phê duyệt quy hoạch kiến trúc xây dựng tỷ lệ 1/500 hoặc ủy quyền cho UBND cấp quận huyện phê duyệt. UBND thành phố tổ chức thẩm định cho phép đầu tƣ hoặc tổ chức thẩm định trình Thủ tƣớng Chính phủ xem xét cho phép đầu tƣ. Căn cứ vào quy hoạch chung và quy hoạch cụ thể xây dựng 1/500 và quy hoạch sử dụng đất đô thị, UBND thành phố thực hiện việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện từng dự án theo quy định cho phép đầu tƣ, kết quả đấu thầu dự án BĐS có sử dụng đất hoặc kết quả đấu giá quyền sử dụng đất theo
quy định của pháp luật về đất đai. Việc giao đất đƣợc thực hiện một lần hoặc nhiều lần tùy thuộc vào phân kỳ đầu tƣ, kế hoạch thực hiện đầu tƣ. UBND thành phố và cấp quận huyện theo phân công có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Những chính sách mới của thành phố Hà Nội gần đây 'chuyển mình' rất tốt, đặc biệt những chính sách liên quan đến đô thị nhƣ cây xanh, chiếu sáng, trang trí thành phố… là chuẩn xác, đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân. UBND TP. Hà Nội có chỉ đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc xây dựng chƣơng trình phát triển đô thị, điều này cho thấy thành phố đã có định hƣớng rõ khu vực phát triển. Song song với việc xây dựng chƣơng trình phát triển đô thị, Nhà nƣớc sẽ tập trung nguồn vốn đầu tƣ về hạ tầng, đặc biệt là giao thông, điện nƣớc, cây xanh, giúp tiết kiệm cho các nhà đầu tƣ tập trung vào các khu vực, hình thành các tuyến đô thị vệ tinh.
Sở Xây dựng: Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố thực hiện chức năng tham mƣu, giúp UBND thành phố quản lý nhà nƣớc về các lĩnh vự TTBĐS. Nghiên cứu xây dựng để trình UBND thành phố xem xét, báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố quyết định ban hành chƣơng trình, kế hoạch phát triển nhà ở của thành phố, bao gồm chƣơng trình, kế hoạch phát triển nhà ở nói chung và các chƣơng trình mục tiêu của thành phố về hỗ trợ nhà ở cho các đối tƣợng xã hội gặp khó khăn về nhà ở; tổ chức triển khai thực hiện sau khi đƣợc cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt; Xây dựng và công bố các chỉ số đánh giá TTBĐS. Các chỉ số công bố là cơ sở để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc quản lý TTBĐS tại địa phƣơng. Xây dựng hệ thống thông tin về TTBĐS. Hệ thống thông tin về nhà ở và TTBĐS gồm: Cơ sở dữ liệu về nhà ở và TTBĐS; hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin về nhà ở và TTBĐS; hệ thống phần mềm
phục vụ quản lý, vận hành, khai thác. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về KDBĐS, tình hình triển khai thực hiện dự án BĐS. Đây là công tác nhằm rà soát tiến độ, tình hình thực hiện hoạt động đầu tƣ KDBĐS, nhằm xử lý nghiêm đối với vi phạm pháp luật. Phổ biến, giáo dục pháp luật về KDBĐS. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong KDBĐS. Khi có khiếu nại, tố cáo cơ quan, tổ chức, có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ đứng ra giải quyết, xử lý vi phạm.
Sở Quy hoạch kiến trúc: Trên cơ sở quy hoạch chung, sở Quy hoạch kiến trúc có trách nhiệm tổ chức lập và thẩm định dự án quy hoạch kỹ thuật xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000. Quy hoạch kiến trúc xây dựng đô thị 1/2000 đã đƣợc phê duyệt là cơ sở hình thành và phát triển dự án khu đô thị mới. Có các chƣơng trình, dự án trọng điểm đến năm 2020 nhƣ sau: Về nhà ở: Cải tạo khu chung cƣ cũ; Phát triển các khu đô thị mới phía Đông đƣờng vành đai 4, Đông Anh, Mê Linh – Đông Anh. Xây dựng cụm “Nông thôn mới” điển hình. Về dịch vụ: Phát triển du lịch sinh thái nghỉ dƣỡng Suối Hai - Ba Vì, Hƣơng Sơn - Sóc Sơn; Xây dựng trung tâm thƣơng mại và văn hóa Tây Hồ Tây; Trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia. Về Văn hóa xã hội: Xây dựng các khu trụ sở các Bộ ngành tập trung tại Tây Hồ Tây, Mễ Trì; Xây dựng các cụm trƣờng đại học tại Hòa Lạc, Xuân Mai, Sóc Sơn...Xây dựng các Tổ hợp công trình y tế đa chức năng tại Gia Lâm – Long Biên, Hòa Lạc, Sóc Sơn, Sơn Tây; Hoàn thiện khu liên hợp thể dục thể thao Mỹ Đình.
Các sở ban ngành ngành liên quan khác: nhƣ sở Tài chính, sở Tài nguyên và môi trƣờng. Các Phòng ban liên quan nhƣ: Phòng Quản lý nhà và TTBĐS thuộc sở Xây dựng: Tham mƣu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng QLNN về nhà, công sở và TTBĐS; Xây dựng, trình UBND thành phố ban hành cơ chế, chính sách về quản lý TTBĐS; các giải pháp nhằm minh bạch
hóa hoạt động giao dịch, KDBĐS trên địa bàn thành phố; tổ chức thực hiện sau khi đƣợc UBND thành phố phê duyệt, ban hành;
Thực hiện các chính sách, giải pháp điều tiết và bình ổn TTBĐS trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật; Hƣớng dẫn các quy định về BĐS đƣợc đƣa vào KD; Kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về môi giới BĐS, quản lý điều hành sàn giao dịch BĐS; thực hiện việc cấp và quản lý chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS trên địa bàn Thành phố theo quy định;
Theo dõi, tổng hợp tình hình, tổ chức xây dựng hệ thống thông tin về TTBĐS, hoạt động KDBĐS, KD dịch vụ BĐS trên địa bàn Thành phố; định kỳ báo cáo tháng, quý, 6 tháng, năm về Bộ Xây dựng để Bộ Xây dựng báo cáo theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ.
Bộ máy QLNN về BĐS ở Hà Nội trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Vấn đề về quy hoạch còn chƣa đồng bộ, chồng chéo. Theo đó, việc quy hoạch đƣợc giao cho nhiều cơ quan khác nhau, ví dụ nhƣ quy hoạch sử dụng đất giao cho ngành tài nguyên môi trƣờng, quy hoạch xây dựng giao cho ngành xây dựng, quy hoạch giao thông vận tải giao cho ngành giao thông…Ngoài ra, công tác quy hoạch chƣa đảm bảo tính công khai minh bạch trong việc cung cấp thông tin cho thị trƣờng.