Khái niệm thể chế quản lý nhà nƣớc về kinh doanh bất động sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thề chế quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 29 - 31)

1.2.1.1. Khái niệm về quản lý nhà nƣớc

QLNN là hoạt động thực thi quyền lực nhà nƣớc do các cơ quan nhà nƣớc thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi.

Bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nƣớc từ lập pháp, hành pháp đến tƣ pháp vận hành nhƣ một thực thể thống nhất. Chấp hành, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện đảm bảo bằng sức mạnh cƣỡng chế của Nhà nƣớc

QLNN còn đƣợc biết là quá trình tổ chức, quá trình điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc đối với xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời theo pháp luật. Để đạt đƣợc những mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ QLNN đã đề ra.

QLNN theo giáo trình quản lý hành chính nhà nƣớc: “Quản lý nhà nƣớc là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN [25, tr 407].

Nhƣ vậy QLNN là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nƣớc, đƣợc sửa dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội, QLNN đƣợc xem là mộ hoạt động chức năng của nhà nƣớc trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt QLNN đƣợc hiểu theo hai nghĩa:

QLNN theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.

QLNN đƣợc hiểu theo nhĩa rộng là QLNN bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tƣợng bị quản lý và vấn đề tƣ pháp đối với đối tƣợng quản lý cần thiết của nhà nƣớc. Hoạt động QLNN chủ yêu và trƣớc hết đƣợc thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nƣớc song có thể các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu đƣợc Nhà nƣớc ủy quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.

QLNN về KDBĐS là những tác động liên tục thông qua việc sử dụng một hệ thống công cụ quản lý của Nhà nƣớc, bao gồm: quy hoạch, kế hoạch, công cụ tài chính, luật pháp. Để điều tiết kiểm soát, điều tiết của các chủ thể tham gia hoạt động trong thị trƣờng BĐS, nhằm đƣa nó vận động theo đúng mục tiêu, định hƣớng của nhà nƣớc.

QLNN về KDBĐS quá trình nhà nƣớc sử dụng trong phạm vi quyền lực của mình tác động có tổ chức và điều chỉnh vào các quan hệ nảy sinh trong KDBĐS.

1.2.1.2. Khái niệm về thể chế quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản

Thể chế đƣợc hiểu nhƣ là hệ thống các quy định do Nhà nƣớc xác lập trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nƣớc và đƣợc Nhà nƣớc sử dụng để điều chỉnh và tạo ra các hành vi và mối quan hệ giữa Nhà nƣớc với công dân và các tổ chức nhằm thiết lập trật tự kỷ cƣơng xã hội.

Thể chế QLNN là toàn bộ các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật nhƣ: Hiến pháp, Bộ luật, luật, nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn thi hành để tạo khuôn khổ pháp lý giúp Bộ máy nhà nƣớc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn QLNN đối với toàn xã hội, để cá nhân, tổ chức sống và làm việc theo pháp luật.

Thể chế QLNN do chủ thể đặc biệt là Nhà nƣớc ban hành mang tính pháp lý, đƣợc bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cƣỡng chế đặc biệt.

Từ khái niệm thể chế QLNN thì khái niệm thể chế QLNN về KDBĐS đƣợc hiểu là đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về KDBĐS đƣợc cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật nhƣ: Hiến pháp, Bộ luật, luật, nghị định, thông tƣ, các văn bản hƣớng dẫn thi hành về KDBĐS. Bao gồm các bộ phận hợp thành sau:

Chủ thể tham mƣu và ban hành thể chế QLNN về KDBĐS gồm các Cơ quan QLNN về KDBĐS theo quy định của pháp luật bao gồm: Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức quản lý, kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực KDBĐS, và UBND tỉnh, thành phố.

Hệ thống các giải pháp để bảo đảm thi hành cơ chế chính sách thể chế QLNN về KDBĐS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thề chế quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 29 - 31)