Nội dung thể chế quản lý nhà nƣớc về kinh doanh bất động sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thề chế quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 31 - 35)

Nhà nƣớc ban hành hệ thống văn bản pháp luật làm cơ sở quản lý BĐS tham gia vào hầu hết các quan hệ KT - XH, do vậy có rất nhiều các quy định của pháp luật có liên quan và chi phối ít nhiều đến hoạt động của TTBĐS. Trong số đó, hệ thống văn bản pháp luật có vai trò chi phối trực tiếp đến hoạt động của TTBĐS gồm: Luật Đất đai, Luật KDBĐS, Luật Xây dựng, Luật Nhà

ở, các Luật Thuế liên quan đến sử dụng, chiếm hữu và giao dịch đất đai, BĐS… cùng với hệ thống văn bản dƣới luật nhƣ các Pháp lệnh, Nghị định, Thông tƣ, Chỉ thị… cụ thể hoá và hƣớng dẫn thi hành các luật trên. Việc ban hành các văn bản pháp luật này, đặc biệt là đảm bảo tính đồng bộ, phối hợp giữa các văn bản luật trong việc điều tiết các quan hệ về BĐS trong từng lĩnh vực khác nhau có vai trò hết sức quan trọng, đảm bảo cho các văn bản pháp luật đƣợc thực thi trong cuộc sống; Ban hành và hoàn thiện các chính sách, giải pháp, hệ thống các định chế hỗ trợ quản lý hoạt động cho TTBĐS; Ban hành các chính sách về tài chính, thuế đối với đăng ký BĐS các loại hình giao dịch BĐS nhƣ khung giá đất, khung giá nhà…; Ban hành các chính sách đền bù, bồi thƣờng, GPMB trong thu hồi đất; Phát hành trái phiếu với nhà đất, BĐS; gắn TTBĐS với hệ thống chứng khoán…; Ban hành các quy định về đăng ký hành nghề KD các loại dịch vụ BĐS nhƣ: Tƣ vấn, môi giới, quản lý, định giá, giao dịch BĐS.

Xây dựng, ban hành chiến lƣợc phát triển TTBĐS, kế hoạch thực hiện các dự án BĐS: Chiến lƣợc về cơ cấu chủng loại sản phẩm và khối lƣợng sản phẩm BĐS; Chiến lƣợc đầu tƣ BĐS theo chiều sâu, chiều rộng, hay kết hợp; Chiến lƣợc về cơ cấu đầu tƣ nhất là đầu tƣ có kèm theo các biện pháp về xây dựng. Cơ cấu đầu tƣ đƣợc xét theo các mặt nhƣ: Cơ cấu theo các loại dự án và vốn đầu tƣ, cơ cấu đầu tƣ theo nguồn vốn, theo các dự án đầu tƣ BĐS hạ tầng và phi hạ tầng; Chiến lƣợc thu hút nguồn vốn đầu tƣ vào lĩnh vực BĐS; Chiến lƣợc về sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ, đảm bảo hoàn vốn.

Xây dựng và công bố các chỉ số đánh giá TTBĐS: Các chỉ số công bố là cơ sở để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc quản lý TTBĐS tại địa phƣơng. Các loại BĐS đƣợc lựa chọn để xây dựng các chỉ số bao gồm: căn hộ chung cƣ, nhà ở riêng lẻ, đất nền và văn phòng cho thuê. Các chỉ số đƣợc công bố bao gồm: chỉ số giá và chỉ số lƣợng

giao dịch BĐS chung của địa phƣơng và từng loại BĐS ở từng khu vực của địa phƣơng.

Xây dựng hệ thống thông tin về TTBĐS: Hệ thống thông tin về nhà ở và TTBĐS gồm: Cơ sở dữ liệu về nhà ở và TTBĐS; hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin về nhà ở và TTBĐS; hệ thống phần mềm phục vụ quản lý, vận hành, khai thác. Hệ thống thông tin về nhà ở và TTBĐS đƣợc xây dựng thống nhất trên toàn quốc nhằm cung cấp thông tin cơ bản về nhà ở và TTBĐS cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân, phục vụ công tác QLNN và việc công bố các chỉ tiêu về nhà ở và TTBĐS, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH. Hệ thống thông tin về nhà ở và TTBĐS phải đƣợc xây dựng và quản lý thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nƣớc đảm bảo tính khoa học, thuận tiện cho việc khai thác và sử dụng. Trên thực tế, sự thiếu minh bạch trong thông tin đƣợc cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng thị trƣờng bât động sản giai đoạn 2009 – 2012 và việc ra đời của nghị định này là cần thiết và sẽ mang lại những sự công bằng mới cho cuộc chơi BĐS.

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về KDBĐS, tình hình triển khai thực hiện dự án BĐS. Đây là hoạt động thƣờng xuyên, nhằm giúp các đơn vị, chủ thể KDBĐS thực hiện đúng các quy định về KDBĐS.

Phổ biến, giáo dục pháp luật về KDBĐS và Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật KDBĐS.

Nội dung QLNN về đất đai trong đầu tƣ BĐS: Điều tra khảo sát đo đạc lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất; Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; Giao đất, cho thuê đất; Thu hồi đất để xây dựng dự án; Đăng ký và cấp giấy chứng nhận QSDĐ; Làm thủ tục chuyển QSDĐ; Thanh tra giải quyết các tranh chấp, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý các vi phạm về đất đai. Quản

lý đất đai bao gồm những chức năng bao hàm những quy tắc cho việc sử dụng và phát triển đất đai cùng với những lợi nhuận thu đƣợc từ đất (thông qua bán, cho thuê, hoặc thuế) và giải quyết những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu và QSDĐ. Thông tin đất đai là nguồn thông tin quan trọng và đắt giá, vì vậy phải đƣợc quản lý sử dụng có hiệu quả tối đa lợi ích tiềm tàng của nó. Quản lý thông tin đất đai bao gồm: Xác định những yêu cầu của Nhà nƣớc và cộng đồng nói chung về thông tin liên quan đến đất đai; kiểm tra sao cho thông tin liên quan đến đất đai đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong quá trình quyết định công việc, sao cho dòng thông tin từ ngƣời sản xuất đến ngƣời sử dụng đƣợc thông suốt; phát triển các chính sách cho việc xác định các ƣu tiên, cung cấp các nguồn lực cần thiết, hỗ trợ cho các hoạt động và thiết lập các chuẩn cho việc trình bày cũng nhƣ các phƣơng pháp kiểm tra giám sát.

Quản lý về quy hoạch, kế hoạch: Quy hoạch, kế hoạch phát triển TTBĐS là định hƣớng chiến lƣợc và cụ thể hoá các định hƣớng đó. Chúng chính là một trong những công cụ chủ yếu trong quản lý của Nhà nƣớc về BĐS, là những căn cứ, cơ sở quan trọng cho sự phát triển của TTBĐS. Theo Luật Xây dựng, quy hoạch chung phải đảm bảo xác định tổng mặt bằng khu đất sử dụng theo quy mô dân số của từng giai đoạn quy hoạch, mật độ dân số, hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác. Quy hoạch chi tiết phải xác định đƣợc các nội dung: Xác định mặt bằng, diện tích xây dựng các loại công trình trong khu vực lập quy hoạch chi tiết, xác định chỉ giới đƣờng đỏ, chỉ giới xây dựng… thông qua quy hoạch, kế hoạch, hệ thống BĐS và TTBĐS mới đƣợc đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi và tính hiệu quả.

Thành lập và kiểm soát hệ thống giao dịch BĐS: Theo Luật KDBĐS, BĐS phải đƣợc giao dịch tại các sàn giao dịch. Thực chất các sàn giao dịch chính là các “chợ” BĐS. Khởi đầu, các chợ hình thành tự phát theo quan hệ giao dịch trên thị trƣờng, tuy nhiên khi đã trở thành tất yếu, Nhà nƣớc cần phải

đứng ra tổ chức và điều tiết. Nhà nƣớc cần định hƣớng, tổ chức hệ thống các sàn giao dịch đó theo hƣớng xã hội hoá, đảm bảo đáp ứng đƣợc yêu cầu giao dịch, đảm bảo hoạt động có hiệu quả, để cung gặp cầu, để thị trƣờng tiềm năng trở thành hiện thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thề chế quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 31 - 35)