Những kinh nghiệm về quản lý TTBĐS để tránh rơi vào tình trạng “bong bóng” giá BĐS và bài học từ Nhật Bản và Trung Quốc:
Một là, cần hiểu về đặc tính của bong bóng BĐS: Hiểu đƣợc điều này để tránh tâm lý lạc quan thái quá, tin rằng thị trƣờng luôn luôn đi lên dẫn tới ngƣời đi vay thì vay quá nhiều với hy vọng giá tiếp tục tăng sẽ mang lại lợi nhuận cho mình, còn ngƣời cho vay thì định giá BĐS quá cao với niềm tin rằng giá đó còn cao hơn nữa.
Hai là, việc đánh giá tình hình kinh tế trên quan điểm vĩ mô và trung lập là đặc biệt quan trọng: Khi đang ở giữa thời kỳ bong bóng thì mọi ngƣời thƣờng khó nhận ra đó là bong bóng. Vì thế cần có những đánh giá ở tầm vĩ mô và trung lập thì mới có nhiều khả năng phát hiện để điều chỉnh kịp thời.
Ba là, cần đánh giá chính xác về dòng tiền từ hoạt động KD: Đây chính là nguồn tiền quan trọng nhất để hoàn trả tiền vay.
Bốn là, cần cải thiện cơ chế, chính sách giám sát tín dụng: Kinh nghiệm cho thấy đặt tiêu chuẩn về nợ xấu thấp, tiêu chuẩn về kiểm tra, giám sát thiếu và không minh bạch đã là một trong những nguyên nhân khiến việc giám sát thiếu hiệu quả.
Năm là, xác lập cơ chế cho việc phá sản ngân hàng: Nhật Bản đã từng thực hiện nguyên tắc không phá sản ngân hàng khiến không ai nghĩ tới chuyện ngân hàng phá sản và do đó không có chuẩn bị. Để thực hiện việc cho phá sản những ngân hàng yếu kém thì cần hoàn thiện khung pháp lý và tăng cƣờng vai trò của các cơ quan liên quan.
Sáu là, tái cơ cấu bên đi vay là một biện pháp xử lý nợ xấu phát sinh sau khi vỡ bong bóng BĐS: Cần có kế hoạch tái cơ cấu khả thi và rõ ràng, có chế phá sản để tái cơ cấu lại bên đi vay, tăng cƣờng chức năng của các tổ chức liên quan trong quá trình tái cơ cấu này.
Kết luận chƣơng 1
Trong chƣơng 1 luận văn đã làm rõ những khái niệm chính liên quan đến đề tài nhƣ: BĐS, KDBĐS, QLNN về KDBĐS. Từ đó luận văn đƣa ra quan niệm về thể chế QLNN về KDBĐS là toàn bộ các văn kiện pháp luật: Hiến pháp, luật, Bộ luật, văn bản dƣới luật để tạo thành khuôn khổ pháp luật để Bộ máy nhà nƣớc thực hiện chức năng QLNN về KDBĐS đối với toàn xã hội, để cá nhân, tổ chức sống và làm việc theo pháp luật. Nhƣ vậy luận văn tiếp cận dƣới các góc độ là hệ thống văn bản pháp luật và tổ chức bộ máy hành chính QLNN đối với hoạt động KDBĐS. Trên cơ sở đó luận văn phân tích đặc điểm, nội dung của thể chế QLNN đối với hoạt động KDBĐS.
Ngoài ra, trong chƣơng này luận văn đã nghiên cứu việc QLNN đối với hoạt động KDBĐS và các quy định pháp luật đối với KDBĐS ở một số quốc gia trên thế giới trong đó có khu vực châu Á nhƣ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến thể chế quản lý nhà nƣớc về kinh doanh bất động sản trên địa bàn thành phốHà Nội