Vai trò của thể chế quản lý nhà nƣớc về kinh doanh bất động sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thề chế quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 35 - 37)

Nhà nƣớc tạo lập môi trƣờng pháp lý cho TTBĐS. Trong nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, hoạt động của thị trƣờng đƣợc điều chỉnh bằng pháp luật và pháp luật tạo môi trƣờng pháp lý cho sự phát triển lành mạnh, khắc phục đƣợc các khuyết tật vốn có của thị trƣờng. Đối với TTBĐS, yếu tố pháp luật có tính chất quy định sự hình thành và phát triển. Hệ thống pháp luật quy định điều kiện thực hiện, phạm vi, nội dung… của các giao dịch mua bán, chuyển nhƣợng, cho thuê BĐS. Đồng thời hệ thống pháp luật còn hƣớng dẫn thực hiện các giao dịch đó: Hợp đồng chuyển nhƣợng, hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mƣớn; quy định về thế chấp, về góp vốn… cùng với quy định các phƣơng tiện, công cụ thực hiện các giao dịch đó. Rõ ràng Nhà nƣớc vừa tạo lập môi trƣờng khuôn khổ pháp lý cho TTBĐS vừa hƣớng dẫn biện pháp thực hiện các giao dịch của TTBĐS.

Quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, thực hiện đúng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản. Quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất là một nhiệm vụ của Nhà nƣớc nhằm thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật. Thông qua công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, Nhà nƣớc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trƣờng, điều chỉnh việc sử dụng đất đai, xây dựng… ngăn chặn những tiêu cực trong sử dụng đất dai và trong xây dựng. Căn cứ vào chiến lƣợc phát triển KT-XH; căn cứ vào điều kiện và thực trạng sử dụng đất đai, Nhà nƣớc xây dựng quy hoạch sử dụng đất gắn với quy hoạch xây dựng và ngƣợc lại gắn quy hoạch xây dựng với quy hoạch sử dụng đất, chỉ ra tổng thể

đất sử dụng vào xây dựng đô thị, đất xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các công trình công cộng, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, đất xây dựng khu dân cƣ nông thôn, đất dùng cho phát triển các ngành kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, thể dục thể thao…

Cung cấp dịch vụ và tƣ vấn pháp luật. Vai trò cung cấp dịch vụ và tƣ vấn pháp luật đƣợc biểu hiện cụ thể nhƣ sau: Nhà nƣớc tổ chức cung cấp các thông tin về xác lập quyền sở hữu BĐS (quyền sử dụng đất), về diện tích đất, về ranh giới (bản đồ địa chính), đăng ký quyền sở hữu (quyền sử dụng), về quy hoạch và các thông tin cần thiết khác có liên quan đến BĐS. Những hoạt động cung cấp thông tin này là những hoạt động mang tính dịch vụ, Nhà nƣớc có thể thu một khoản phí nhất định tùy theo phạm vi và mức độ cung cấp thông tin. Nhà nƣớc thành lập các tổ chức hoặc cho phép thành lập các tổ chức tƣ vấn về pháp luật phục vụ cho các giao dịch của TTBĐS. Tổ chức này có chức năng tƣ vấn về pháp luật có liên quan đến quan hệ giao dịch BĐS nhƣ tính hợp pháp của BĐS, các quyền và lợi ích khi sở hữu BĐS (sử dụng đất), quy hoạch trong tƣơng lai có liên quan đến BĐS, v.v…

Tổ chức định giá BĐS và thực hiện các chính sách vĩ mô nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của TTBĐS. Vai trò này của Nhà nƣớc đƣợc biểu hiện trên các mặt chủ yếu: Nhà nƣớc ban hành, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chính sách tài chính vĩ mô. Chính sách đầu tƣ phải thực sự khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển TTBĐS, coi đây là một ngành kinh tế quan trọng khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai. Nhà nƣớc có thể thực hiện giao đất chƣa thu tiền (bán chịu), chỉ thu khi doanh nghiệp xây dựng xong BĐS đƣa vào kinh doanh (bán hoặc cho thuê…) Nhà nƣớc thành lập doanh nghiệp KDBĐS, có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế KDBĐS. Thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của các nhân tố

bên trong của các doanh nghiệp KDBĐS bằng các chính sách giúp đỡ, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, công nghệ, tạo điều kiện nâng cao năng lực của doanh nghiệp. Thực hiện các biện pháp về đất đai, vật liệu xây dựng, về tín dụng, về cung cấp thông tin thị trƣờng, thông tin về đất đai, đào tạo và bồi dƣỡng lực lƣợng cán bộ quản lý, công nhân có tay nghề cao cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thề chế quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 35 - 37)