2.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của cả nƣớc, là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá và khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nƣớc.
Năm 2008, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính bao gồm: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã thuộc huyện Lƣơng Sơn - tỉnh Hòa Bình. Thủ đô Hà Nội sau khi đƣợc mở rộng có diện tích tự nhiên 3,324.51 km2, lớn gấp hơn 3 lần trƣớc đây và đứng vào tốp 17 Thủ đô trên thế giới có diện tích rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rƣỡi, hơn 7 triệu ngƣời; gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, 577 xã, phƣờng, thị trấn. Trong các huyện thì huyện Ba Vì có diện tích lớn nhất với 424.03 km2, tiếp đến là huyện Sóc Sơn với 306.51 km2, quận Long Biên có diện tích lớn nhất với 59.93 km2; tiếp đến là quận Hà Đông có diện tích 48.34 km2;Quận có diện tích thấp nhất là quận Hoàn Kiếm với diện tích 5,29 km2. Về dân số, quận Đống Đa có dân số đông nhất với 401.7 nghìn ngƣời [24]. (chi tiết tại bảng 2.1) Hà Nội vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, trong đó đồng bằng chiếm tới ¾ diện tích tự nhiên của thành phố. Độ cao trung bình của Hà Nội từ 5 đến 20 mét so với mặt nƣớc biển, các đồi núi cao đều tập trung ở phía Bắc và Tây.
Bảng 2.1: Quy mô dân số và diện tích 30 quận, huyện của Hà Nội STT Quận/Huyện/Thị xã Diện tích (km2) Cơ cấu (%) Dân số (nghìn ngƣời) Cơ cấu (%) 1 Ba Đình 9.25 0.28 242.8 3.35 2 Hoàn Kiếm 5.29 0.16 155.9 2.15 3 Tây Hồ 24.01 0.72 152.8 2.11 4 Long Biên 59.93 1.80 270.3 3.73 5 Cầu Giấy 12.03 0.36 251.8 3.48 6 Đống Đa 9.96 0.30 401.7 5.55 7 Hai Bà Trƣng 10.09 0.30 315.9 4.36 8 Hoàng Mai 40.32 1.21 364.9 5.04 9 Thanh Xuân 9.08 0.27 266 3.67 10 Sóc Sơn 306.51 9.22 316.6 4.37 11 Đông Anh 182.14 5.48 374.9 5.18 12 Gia Lâm 114.73 3.45 253.8 3.50 13 Bắc Từ Liêm 43.35 1.30 320.4 4.42 14 Nam Từ Liêm 32.27 0.97 232.9 3.22 15 Thanh Trì 62.93 1.89 221.8 3.06 16 Mê Linh 142.51 4.29 210.6 2.91 17 Hà Đông 48.34 1.45 284.5 3.93 18 Sơn Tây 113.53 3.41 136.6 1.89 19 Ba Vì 424.03 12.75 267.3 3.69 20 Phúc Thọ 117.19 3.53 172.5 2.38 21 Đan Phƣợng 77.35 2.33 154.3 2.13 22 Hoài Đức 82.47 2.48 212.1 2.93 23 Quốc Oai 147.91 4.45 174.2 2.41 24 Thạch Thất 184.59 5.55 194.1 2.68 25 Chƣơng Mỹ 232.41 6.99 309.6 4.27 26 Thanh Oai 123.85 3.73 185.4 2.56 27 Thƣờng Tín 127.39 3.83 236.3 3.26 28 Phú Xuyên 171.1 5.15 187 2.58 29 Ứng Hòa 183.75 5.53 191.7 2.65 30 Mỹ Đức 226.2 6.80 183.5 2.53
Hà Nội đƣợc hình thành từ châu thổ sông Hồng. Nhờ các con sông lớn nhỏ đã chảy hàng vạn năm đem phù sa về bồi đắp nên vùng châu thổ phì nhiêu. Hiện nay, có 7 sông chảy qua Hà Nội gồm: sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ. Trong đó, đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài tới 163km. Trong nội đô ngoài 2 con sông Tô Lịch và sông Kim ngƣu còn có hệ thống hồ đầm là những đƣờng tiêu thoát nƣớc thải của Hà Nội. Ở thế kỉ trƣớc có trên 100 hồ lớn nhỏ, phần nhiều là hồ đầm tự nhiên, là vết tích của những khúc sông chết để lại một số hồ nhân tạo, cải tạo các cánh đồng lầy thụt thành hồ. Hiện nay, phần lớn đã bị san lấp lấy mặt bằng xây dựng, đến nay vẫn còn hàng trăm hồ đầm lớn nhỏ đƣợc phân bổ ở khắp các phƣờng, xã của thủ đô Hà Nội. Nổi tiếng nhất là các hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Quảng Bá, Trúc Bạch, Thiền Quang, Bảy Mẫu, Thanh Nhàn, Linh Đàm, Yên Sở, Giảng Võ, Đồng Mô, Suối Hai…
Những hồ đầm này của Hà Nội không những là một kho nƣớc lớn mà còn là hệ thống điều hòa nhiệt độ tự nhiên làm cho vùng đô thị nội thành giảm bớt sức hút nhiệt tỏa nóng của khối bê tông, sắt thép, nhựa đƣờng và các hoạt động của các nhà máy… Hồ đầm của Hà Nội không những tạo ra cho thành phố khí hậu mát lành - tiểu khí hậu đô thị mà còn là những danh lam thắng cảnh, những vùng văn hóa đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội.
2.1.2.Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội tƣơng đối ổn định trong bảy tháng đầu năm 2017 và đạt mức tăng trƣởng khá so với cùng kỳ năm 2016. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tháng bảy tăng 6,2% so tháng trƣớc và tăng 9% so cùng kỳ năm trƣớc. Trong đó, nhóm ngành khai khoáng giảm 5,4% và tăng 10,7%; công nghiệp chế biến chế tạo tăng 6,4% và 9,1%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nƣớc nóng, hơi nƣớc tăng 3,4% và 12,5%; cung cấp nƣớc, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nƣớc thải tăng
2,7% so với tháng trƣớc và tăng 2% so cùng kỳ năm trƣớc. So với tháng trƣớc, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Hà Nội nhƣ sau: Bia đóng chai tăng 13,3%; áo sơ mi cho ngƣời lớn dệt kim tăng 50,7%; bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket cho ngƣời lớn không dệt kim tăng 11,9%; sổ sách, vở, giấy thếp tăng 16,5%; dƣợc phẩm chứa hóc môn nhƣng không có kháng sinh dạng viên tăng 27,1%; thiết bị dụng cụ quang học khác tăng 11,4%; máy biến thế sử dụng điện môi lỏng các loại tăng 14,4%... Một số sản phẩm công nghiệp trong tháng giảm so với tháng trƣớc là sản phẩm mây, tre đan các loại giảm 9%; giấy và bìa khác giảm 10,7%; tấm lợp kim loại giảm 9,9%; cửa ra vào và cửa sổ bằng nhôm giảm 31,7%... Tính chung 7 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,1 % so với cùng kỳ năm 2016 [24].
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội tháng 8/2017
Một số chỉ tiêu chủ yếu So với tháng trƣớc So với cùng kỳ
Chỉ số sản xuất công nghiệp + 0,3 + 5,7
Tổng mức lƣu chuyển hàng hóa bán
ra và doanh thu dịch vụ + 2,1 + 12,0
Tổng kim ngạch xuất khẩu + 3,1 + 2,0
Tổng kim ngạch nhập khẩu + 5,8 + 30,2
Khách quốc tế đến lƣu trú tại Hà Nội + 9,9 + 53,8
Vốn đầu tƣ thực hiện từ nguồn NSNN + 4,8 + 8,5
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) +1,34 + 3,53
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội, 2017
2.1.3.Vốn đầu tƣ
Vốn đầu tƣ thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc do địa phƣơng quản lý tháng bảy ƣớc đạt 3.258 tỷ đồng, tăng 4,1% so tháng trƣớc và tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2016. Ƣớc tính 7 tháng đầu năm vốn đầu tƣ thực hiện đƣợc 17.298 tỷ đồng, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 53,4% kế
hoạch năm 2017 [24]. Hiện nay, các dự án đầu tƣ công trình giao thông đô thị trên địa bàn thành phố cơ bản triển khai thực hiện đúng tiến độ dự án. Chủ đầu tƣ đang tiến hành hoàn thiện hồ sơ thanh toán, giải ngân vốn đối với các công trình, dự án đã hoàn thành, đƣa vào sử dụng. Tình hình triển khai và tiến độ một số công trình, dự án trên địa bàn - Dự án đƣờng sắt đô thị (đoạn Nhổn- Ga Hà Nội): khối lƣợng thực hiện các gói thầu xây lắp CP1 (cầu cạn), CP2 (ga trên cao), CP5 (hạ tầng Depot) đáp ứng theo tiến độ điều chỉnh đƣợc duyệt. Công tác GPMB các ga ngầm chậm ảnh hƣởng lớn đến tiến độ thi công Gói CP3 (đoạn ngầm và 4 ga ngầm). Chủ đầu tƣ đã tích cực phối hợp với UBND các quận triển khai công tác GPMB, phối hợp với UBND quận Đống Đa thống nhất triển khai cƣỡng chế đối với các hộ dân đủ điều kiện thu hồi và triển khai thu hồi toàn bộ các cơ quan, tổ chức trong tháng Tám. Về quỹ nhà tái định cƣ: UBND quận Cầu Giấy và Đống Đa đang phối hợp với Sở Xây dựng nghiệm thu quỹ nhà tái định cƣ tại N07 Dịch Vọng và Ao Hoàng Cầu. Dự án đƣờng Vành đai 3, đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long: đến thời điểm hiện tại, công tác GPMB dự án đầu tƣ mở rộng đƣờng Vành đai 3, đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long đoạn qua địa bàn phƣờng Mai Dịch đã cơ bản hoàn thành.
2.1.4. Tín dụng ngân hàng
Hoạt động huy động vốn: Nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội tháng bảy đạt 1.762 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so tháng trƣớc, tăng 12,4% so cùng kỳ năm 2016 và tăng 7,2% so tháng 12 năm trƣớc. Trong đó, tiền gửi đạt 1.640 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so tháng trƣớc, tăng 11,2% so cùng kỳ và tăng 7,4% so tháng 12 năm trƣớc; phát hành giấy tờ có giá đạt 122 nghìn tỷ, tăng 0,7% so tháng trƣớc, tăng 30% so cùng kỳ và tăng 3,6% so tháng 12 năm trƣớc [24]. Nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động KD của các doanh
nghiệp, khách hàng, các nhu cầu đầu tƣ khác cũng nhƣ đảm bảo thanh khoản của các tổ chức tín dụng.
Hoạt động tín dụng: Tổng dƣ nợ cho vay tháng bảy ƣớc đạt 1.611 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% so tháng trƣớc, tăng 16,4 so cùng kỳ và tăng 10,1% so tháng 12 năm trƣớc. Trong đó, dƣ nợ cho vay ngắn hạn đạt 891 nghìn tỷ, tăng 1,6% so tháng trƣớc, tăng 12% so cùng kỳ và tăng 8,1% so tháng 12; dƣ nợ cho vay trung và dài hạn đạt 720 nghìn tỷ, tăng 2% so tháng trƣớc, tăng 22,3% so cùng kỳ và tăng 12,6% so tháng 12 [24].
2.2.Thực trạng thể chế quản lý nhà nƣớc về kinh doanh bất động sản tại thành phố Hà Nội
2.2.1. Thực trạng hệ thống các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với kinh doanh bất động sản tại thành phố Hà Nội doanh bất động sản tại thành phố Hà Nội
UBND Thành phố Hà Nội:
đẩy phát triển các thị trƣờng khác, cũng nhƣ tăng cƣờng hiệu quả công tác kiểm soát, điều tiết TTBĐS phát triển đúng hƣớng, UBND thành phố đã và đang nghiên cứu, xây dựng Chiến lƣợc phát triển TTBĐS trên cơ sở quán triệt các quan điểm khoa học và đƣa ra các giải pháp đồng bộ phù hợp với điều kiện thực tiễn của Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội là cơ quan có trách nhiệm phê duyệt quy hoạch kiến trúc xây dựng tỷ lệ 1/500 hoặc ủy quyền cho UBND cấp quận huyện phê duyệt. UBND thành phố tổ chức thẩm định cho phép đầu tƣ hoặc tổ chức thẩm định trình Thủ tƣớng Chính phủ xem xét cho phép đầu tƣ. Căn cứ vào quy hoạch chung và quy hoạch cụ thể xây dựng 1/500 và quy hoạch sử dụng đất đô thị, UBND thành phố thực hiện việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện từng dự án theo quy định cho phép đầu tƣ, kết quả đấu thầu dự án BĐS có sử dụng đất hoặc kết quả đấu giá quyền sử dụng đất theo
quy định của pháp luật về đất đai. Việc giao đất đƣợc thực hiện một lần hoặc nhiều lần tùy thuộc vào phân kỳ đầu tƣ, kế hoạch thực hiện đầu tƣ. UBND thành phố và cấp quận huyện theo phân công có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Những chính sách mới của thành phố Hà Nội gần đây 'chuyển mình' rất tốt, đặc biệt những chính sách liên quan đến đô thị nhƣ cây xanh, chiếu sáng, trang trí thành phố… là chuẩn xác, đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân. UBND TP. Hà Nội có chỉ đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc xây dựng chƣơng trình phát triển đô thị, điều này cho thấy thành phố đã có định hƣớng rõ khu vực phát triển. Song song với việc xây dựng chƣơng trình phát triển đô thị, Nhà nƣớc sẽ tập trung nguồn vốn đầu tƣ về hạ tầng, đặc biệt là giao thông, điện nƣớc, cây xanh, giúp tiết kiệm cho các nhà đầu tƣ tập trung vào các khu vực, hình thành các tuyến đô thị vệ tinh.
Sở Xây dựng: Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố thực hiện chức năng tham mƣu, giúp UBND thành phố quản lý nhà nƣớc về các lĩnh vự TTBĐS. Nghiên cứu xây dựng để trình UBND thành phố xem xét, báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố quyết định ban hành chƣơng trình, kế hoạch phát triển nhà ở của thành phố, bao gồm chƣơng trình, kế hoạch phát triển nhà ở nói chung và các chƣơng trình mục tiêu của thành phố về hỗ trợ nhà ở cho các đối tƣợng xã hội gặp khó khăn về nhà ở; tổ chức triển khai thực hiện sau khi đƣợc cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt; Xây dựng và công bố các chỉ số đánh giá TTBĐS. Các chỉ số công bố là cơ sở để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc quản lý TTBĐS tại địa phƣơng. Xây dựng hệ thống thông tin về TTBĐS. Hệ thống thông tin về nhà ở và TTBĐS gồm: Cơ sở dữ liệu về nhà ở và TTBĐS; hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin về nhà ở và TTBĐS; hệ thống phần mềm
phục vụ quản lý, vận hành, khai thác. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về KDBĐS, tình hình triển khai thực hiện dự án BĐS. Đây là công tác nhằm rà soát tiến độ, tình hình thực hiện hoạt động đầu tƣ KDBĐS, nhằm xử lý nghiêm đối với vi phạm pháp luật. Phổ biến, giáo dục pháp luật về KDBĐS. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong KDBĐS. Khi có khiếu nại, tố cáo cơ quan, tổ chức, có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ đứng ra giải quyết, xử lý vi phạm.
Sở Quy hoạch kiến trúc: Trên cơ sở quy hoạch chung, sở Quy hoạch kiến trúc có trách nhiệm tổ chức lập và thẩm định dự án quy hoạch kỹ thuật xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000. Quy hoạch kiến trúc xây dựng đô thị 1/2000 đã đƣợc phê duyệt là cơ sở hình thành và phát triển dự án khu đô thị mới. Có các chƣơng trình, dự án trọng điểm đến năm 2020 nhƣ sau: Về nhà ở: Cải tạo khu chung cƣ cũ; Phát triển các khu đô thị mới phía Đông đƣờng vành đai 4, Đông Anh, Mê Linh – Đông Anh. Xây dựng cụm “Nông thôn mới” điển hình. Về dịch vụ: Phát triển du lịch sinh thái nghỉ dƣỡng Suối Hai - Ba Vì, Hƣơng Sơn - Sóc Sơn; Xây dựng trung tâm thƣơng mại và văn hóa Tây Hồ Tây; Trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia. Về Văn hóa xã hội: Xây dựng các khu trụ sở các Bộ ngành tập trung tại Tây Hồ Tây, Mễ Trì; Xây dựng các cụm trƣờng đại học tại Hòa Lạc, Xuân Mai, Sóc Sơn...Xây dựng các Tổ hợp công trình y tế đa chức năng tại Gia Lâm – Long Biên, Hòa Lạc, Sóc Sơn, Sơn Tây; Hoàn thiện khu liên hợp thể dục thể thao Mỹ Đình.
Các sở ban ngành ngành liên quan khác: nhƣ sở Tài chính, sở Tài nguyên và môi trƣờng. Các Phòng ban liên quan nhƣ: Phòng Quản lý nhà và TTBĐS thuộc sở Xây dựng: Tham mƣu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng QLNN về nhà, công sở và TTBĐS; Xây dựng, trình UBND thành phố ban hành cơ chế, chính sách về quản lý TTBĐS; các giải pháp nhằm minh bạch
hóa hoạt động giao dịch, KDBĐS trên địa bàn thành phố; tổ chức thực hiện sau khi đƣợc UBND thành phố phê duyệt, ban hành;
Thực hiện các chính sách, giải pháp điều tiết và bình ổn TTBĐS trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật; Hƣớng dẫn các quy định về BĐS đƣợc đƣa vào KD; Kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về môi giới BĐS, quản lý điều hành sàn giao dịch BĐS; thực hiện việc cấp và quản lý chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS trên địa bàn Thành phố theo quy định;