Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đối với người có công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách với người có công trên địa bàn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 27 - 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đối với người có công

nhận thức của gia đình, cộng đồng và xã hội về hoạt động đền ơn, đáp nghĩa mà Nhà nước, cộng đồng thể hiện đối với sự hy sinh, đóng góp của họ cho quá trình phát triển, ổn định của quốc gia. Việc các cá nhân có sẵn sàng xả thân, hy sinh cho sự bình yên của đất nước hay không cũng có phần dựa trên cách mà họ nhìn nhận về hoạt động ưu đãi của Nhà nước đối với cuộc sống hiện tại của các gia đình người có công. Thực hiện tốt công tác bảo đảm đời sống đối với người có công, do đó, sẽ góp phần ổn định chính trị, giữ vững thể chế, tạo điều kiện cho phát triển đất nước trong thế ổn định và bền vững.

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đối với người có công người có công

1.3.1. Vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước trong việc thực hiện chính sách đối với người có công thực hiện chính sách đối với người có công

Đảng ta với vai trò là Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền, Đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội, hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị nói chung và trong việc thực hiện chính sách đối với người có công nói riêng.

Từ khi thành lập Đảng (1930) đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh, giành độc lập dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Trong quá trình đổi mới đất nước, với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta và thể hiện sự thống nhất xuyên suốt trong đường lối, chủ trương “Đền ơn đáp nghĩa”, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến chính sách người có công với cách mạng.

Thực hiện chủ trương của Đảng, cùng với quá trình đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng được tổ chức thực hiện có hiệu quả. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) được Đại hội XI của Đảng thông qua, khẳng định “Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính sách đối với người và gia đình có công với nước” [41,tr79].

Chính sách ưu đãi người có công và việc tổ chức triển khai chính sách đó trong đời sống xã hội, về thực chất là sự thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về lĩnh vực ưu đãi đối với người có công, Nhà nước ta đã ban hành chính sách, pháp luật và các văn bản dưới luật để triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước thống nhất, đồng bộ từ trung ương đến địa phương.

1.3.2. Thể chế pháp luật và chính sách của nhà nước đối với người có công

Khi có một thể chế pháp luật và hệ thống chính sách của nhà nước về chính sách đối với người có công chặt chẽ, đầy đủ và đồng bộ thì đó sẽ là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chính sách đối với người có công. Ngược lại, khi hệ thống pháp luật, chính sách thiếu đồng bộ thì không thể thực hiện tốt việc tổ chức triển khai thực hiện các chế độ đối với người có công. Vì vậy hệ thống pháp luật, chính sách là nhân tố và là công cụ để thực hiện, đảm bảo đầy đủ chế độ đối với người có công.

1.3.3. Điều kiện tài chính và cơ sở vật chất để thực hiện chính sách đối với người có công đối với người có công

Đây là nhân tố quan trọng đối với việc thực hiện chính sách đối với người có công. Khi khả năng về tài chính và cơ sở vật chất được đảm bảo thì đối tượng người có công sẽ được mở rộng, các chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công được quy định ở mức cao hơn. Ngược lại, khả năng tài chính và cơ sở vật chất còn hạn chế thì việc thực hiện chính sách đối với người có công sẽ gặp khó khăn và chỉ trong một hạn mức nhất định.

1.3.4. Những tiềm năng văn hóa tinh thần của dân tộc

Những tiềm năng văn hóa tinh thần của dân tộc cũng là một trong những nhân tố quan trọng để thực hiện chính sách đối với người có công. Ở nước ta với truyền thống ngàn đời "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc, cùng với nhiều hoạt động thiết thực, giàu tình nghĩa chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng đã thể hiện lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những người đã cống hiến, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên của nhân dân.

Một dân tộc có tiềm năng văn hóa tinh thần của dân tộc cao thì dân tộc đó có tinh thần đoàn kết cao, sẵn sàng hy sinh, đóng góp sức người, sức của vì nhân dân, vì đất nước. Cuộc cách mạng của dân tộc ta giành được thắng lợi, và kết quả của việc thực hiện các phong trào đền ơn đáp nghĩa hàng năm đã chứng minh cho nhân tố này.

1.3.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với người có công

Bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất, được tạo thành bởi các cơ quan nhà nước. Tổ chức bộ máy của các cơ quan chuyên môn từ trung ương đến địa phương để thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách đối với người có công, đây cũng là một trong những nhân tố

quan trọng. Đó là bộ máy các cơ quan chuyên môn về lĩnh vực Thương binh – Xã hội, là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, nhân danh nhà nước để thực thi pháp luật, thực hiện các chính sách đối với người có công. Bao gồm: hệ thống công sở với những điều kiện về cơ sở vật chất giúp cho việc quản lý, tài chính và nguồn nhân lực để thực hiện chức năng quản lý. Nếu như hệ thống công sở đó yếu kém về cơ sở vật chất, hạn hẹp về tài chính và nguồn nhân lực không đáp ứng cả về số lượng và chất lượng thì không thể quản lý tốt được.

Bởi vậy, với quá trình phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập đòi hỏi nhà nước ta phải cải cách nền hành chính cho phù hợp và đáp ứng được trong thời kỳ mới, đòi hòi phải đổi mới công sở; cung cấp trang thiết bị hiện đại, tuyển dụng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được đảm bảo về số lượng và được đào tạo mang tính chuyên môn hóa sâu, không ngừng tăng cường công tác quản lý nhà nước lĩnh vực người có công, chú trọng công tác kiểm tra việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, tổ chức thực hiện chính sách ở các đơn vị và địa phương, tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách với người có công trên địa bàn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)