7. Kết cấu của luận văn
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện chính sách đối với người có
3.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và giải quyết
quyết chế độ, chính sách đối với người có công
Thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ kỹ thuật số, công nghệ thông tin, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, hướng tới phát triển chính phủ điện tử là xu thế tất yếu, là mô hình phổ biến của nhiều quốc gia nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, giảm phiền hà, tham nhũng, tiết kiệm chi phí, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Công nghệ thông tin hiện nay đã trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật hiện đại, đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong hoạt động quản lý nhà nước. Những tác dụng của công nghệ thông tin không những nâng cao hiệu quả trong hoạt động, quản lý và còn cải thiện đáng kể chất lượng dịch vụ công. Hiện nay Quận Ba Đình đã và đang triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giải quyết chế độ, chính sách, chế độ trợ cấp đối với người có công nhưng vẫn còn rất hạn chế, thực hiện chưa đồng bộ và hiệu quả. Lưu giữ hồ sơ vẫn đang được thực hiện bằng phương pháp thủ công, trên giấy tờ sổ sách là chủ yếu.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và giải quyết chế độ, chính sách đối với người có công trên địa bàn quận sẽ có những tác dụng to lớn như:
- Quản lý tốt hồ sơ của đối tượng, tránh được tình trạng sửa chữa, bổ sung, tẩy xóa vào hồ sơ nhằm trục lợi;
- Khắc phục được các yếu tố của thời tiết, khí hậu, thiên tai như ẩm, mốc, rách nát, cháy, mối, mọt.
- Dễ dàng trong việc quản lý, lưu trữ, tra cứu, theo dõi và giải quyết các chế độ được nhanh chóng, chính xác.
- Giúp cho việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công trong công tác quản lý nhà nước được công khai, minh bạch.
- Chuẩn hóa các quy trình thủ tục hành chính, đảm bảo tiếp nhận và trả kết quả được nhanh chóng, chính xác, đúng quy trình, đúng thời gian quy định nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm của của người thực thi công vụ.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết chế độ chính sách đối với người có công sẽ tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức một phong cách làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân trong thời kỳ mới.
Để đạt được hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và giải quyết chế độ, chính sách đối với người có công trong thời gian tới quận Ba Đình cần phải:
- Đầu tư nguồn lực (nhân lực, vật lực) để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước đối với lĩnh vực người có công.
- Xây dựng và kết nối liên thông với Sở Lao động thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội về các dữ liệt phần mềm quản lý hồ sơ người có công, chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng được thông suốt, đồng bộ.
- Thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ công chức về triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc, tạo thói quen, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, hình thành văn hóa chia sẻ thông tin.
- Trang bị phương tiện, cơ sở vật chất đủ điều kiện, đáp ứng cho việc triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc.
- Xây dựng hệ thống mạng nội bộ, mạng lan, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 đối với một số thủ tục hành chính về thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công, đăng tải trên Webside của Quận để người dân có thể thực hiện và tra cứu dễ dàng. Xây dựng phần mềm và hệ thống triển khai tại bộ phận một cửa có khả năng kết nối liên thông theo chiều dọc và theo chiều ngang, cho phép tra cứu thông tin và trạng thái giải quyết hồ sơ qua hệ thống màn hình cảm ứng tại trụ sở ủy ban nhân dân, qua internet, thư điện tử... nhằm làm tăng tính minh bạch, tạo sự thuận tiện cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính.
3.2.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức phụ trách thực hiện chính sách đối với người có công
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức là một trong 5 mục tiêu quan trọng của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”. Trong Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức cũng xác định mục tiêu: xây dựng một nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”. Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước đòi hỏi phải có các giải pháp quyết liệt và đồng bộ để thực hiện thành công mục tiêu của Chương trình, đặc biệt là những giải pháp về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đây là chìa khóa để giải quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra, quán triệt tới mỗi cán bộ, công chức, viên
chức cần nâng cao hơn nữa tinh thần, thái độ trong tiếp công dân, giải quyết các thủ tục hành chính cho công dân; đồng thời, thường xuyên cập nhật, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhằm làm tốt hơn nữa công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng thực thi công vụ của cán bộ công chức, viên chức trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.
Đây là giải pháp mang tính quyết định để thực hiện thành công cải cách nền hành chính. Không có đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đủ phẩm chất đạo đức, dấn thân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm thì khó có được những thể chế, chính sách theo kịp và định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Muốn có đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, từ tuyển dụng đến bố trí, sử dụng cán bộ, công chức.
Cùng với sự phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội hiện nay ở quận Ba Đình, những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho công tác tổ chức quản lý người có công trên địa bàn Quận sẽ cao hơn, nặng nề hơn, điều này đòi hỏi trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý phải không ngừng được nâng lên về mọi mặt để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra.
Để đội ngũ cán bộ, công chức bộ phận Lao động, Thương binh và Xã hội phát huy hết khả năng, kiến thức của mình và tiếp tục trau dồi những kiên thức mới, quận Ba Đình quan tâm đến những công việc cụ thể sau:
Một là, trong từng giai đoạn phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ phù hợp với yêu cầu mới, đồng thời phải bố trí sắp xếp nhiệm vụ hợp lý cho cán bộ để cán bộ phát huy được năng lực sở trường, hạn chế sở đoản thực thi công vụ.
Hai là, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải được chú ý thường xuyên, kết hợp với việc đánh giá cán bộ công chức hàng năm. Cải tiến lề lối
làm việc, xây dựng tiêu chuẩn, chức danh, cơ chế, chính sách phù hợp đối với công chức thực thi chính sách. Hàng năm xây dựng chỉ tiêu công tác thi đua khen thưởng và bình xét thi đua đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng, chính xác.
Ba là, ngoài việc nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ thì việc giữ vững và nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý người có công cũng là vấn đề rất quan trọng. Do đặc điểm của công việc hầu hết công chức thường xuyên giải quyết những vấn đề nhạy cảm, đụng chạm đến quyền lợi của người có công nên rất dễ xảy ra tình trạng tham nhũng, gây phiền hà cho các đối tượng. Trong điều kiện như vậy, nếu cán bộ công chức không có phẩm chất đạo đức của người công chức thực thi công vụ, bản lĩnh vững vàng thì rất dễ bị sa ngã, dẫn đến những hành vi sai phạm làm giảm lòng tin của nhân dân. Do vậy, việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mỗi cán bộ, công chức quản lý người có công không thể tách rời việc quan tâm, chăm sóc, bồi dưỡng, nâng cao cả về phẩm chất, đạo đức công vụ.