7. Kết cấu của luận văn
2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của quận Ba Đình, thành phố
2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của quận Ba Đình, thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Ba Đình là một trong 12 quận nội thành của thành phố Hà Nội và là một trong 4 quận trung tâm của thủ đô. Đây là nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Với diện tích 9,248 km2, dân số trên 225 nghìn người. Quận Ba Đình có 14 phường: Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc [13].
Quận Ba Đình nằm ở trung tâm nội thành Hà Nội kéo dài theo hướng Đông - Tây. Nhìn chung, phía Bắc quận Ba Đình giáp quận Tây Hồ, phía Nam giáp quận Cầu Giấy, phía Nam và Tây Nam giáp quận Đống Đa, phía Đông giáp quận Hoàn Kiếm và ra đến tận bờ sông Hồng.
Quận Ba Đình cũng là vùng đất có nhiều làng nghề cổ truyền mang đậm dấu ấn lịch sử như làng hoa Ngọc Hà, Lĩnh Bưởi, lụa Trúc Bạch, giấy gió Yên Thái, Hồ Khẩu, đúc đồng Ngũ Xã, bánh cốm Yên Ninh....
Quận Ba Đình là cái nôi của nền văn minh sông Hồng nên nền văn hoá, cùng với những nét chung của văn hoá vùng đất thủ đô, quận cũng đã tạo cho mình một bản sắc riêng với nhiều di tích lịch sử - văn hoá như Di tích Hoàng thành Thăng Long, đền Quán Thánh, đền Voi Phục, chùa Một Cột, Cột cờ Hà Nội, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Với vị thế là trung tâm thủ đô, số lượng người có công là cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa trên địa bàn quận Ba Đình khá đông
so với các quận nội thành khác, đòi hỏi công tác chăm sóc, quan tâm của quận Ba Đình đối với các đối tượng là người có công cần đặc biệt quan tâm hơn.
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế
Ba Đình là một trong những quận có sự phát triển kinh tế tăng trưởng ở mức cao của thành phố Hà Nội. Hiện nay, trên địa bàn có hơn 3000 doanh nghiệp đang hoạt động; thu ngân sách luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao tỷ lệ thu luôn tăng theo tốc độ phát triển. Ước thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Ba Đình 04 tháng đầu năm 2017 thực hiện 1.748,6 tỷ/6.191 tỷ đồng đạt 28.24% dự toán. Chi ngân sách đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các nhiệm vụ đột xuất của quận. Ước số chi ngân sách là 172.519 tỷ/1.220.371 tỷ đồng, đạt 14.14% dự toán [27,tr24].
Ba Đình cũng là một trong những đơn vị luôn được chọn làm điểm trong các công tác phát triển kinh tế của Thành uỷ, Trung ương.
Hiện nay, các phường phía tây quận Ba Đình là những khu dân cư tập trung với những khu nhà chung cư được xây dựng sớm nhất của Hà Nội như Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Vĩnh Phúc, Cống Vị, Liễu Giai...
Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 5 (Hồ Tây - An Khánh), trong đó tuyến số 3 đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (một phần của tuyến Trôi - Nhổn - Yên Sở) hiện đang được thi công; tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (một phần của tuyến Nội Bài - Thượng Đình) hiện đang được đầu tư xây dựng.
Với nhiệm vụ giữ vững tốc độ phát triển kinh tế, nguồn thu ngân sách hàng năm lớn đảm bảo thực hiện an sinh xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, có điều kiện quan tâm, chăm sóc đối với người có công trên địa bàn
quận, đảm bảo hộ gia đình người có công có mức sống trung bình trở lên so với khu dân cư.
2.1.3. Đặc điểm về xã hội
Quận Ba Đình là trung tâm hành chính - chính trị của Việt Nam, là nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Đây cũng là trung tâm ngoại giao với nhiều các tổ chức quốc tế, đại sứ quán của các nước, đồng thời cũng là nơi thường xuyên diễn ra các hội nghị quan trọng.
Về công tác giáo dục, quận đã xác định mục tiêu giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong những năm qua, quận luôn dành sự chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, đầu tư mới, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa. Ba Đình là quận đầu tiên trong cả nước được công nhận là hoàn thành chương trình phổ cập trung học cơ sở, thành tích thể dục thể thao trong hội khỏe Phù Đổng và thi học sinh giỏi.
Về công tác hành chính xã hội, quận Ba Đình là quận đi đầu trong công tác cải cách hành chính, là mô hình điểm của thành phố Hà Nội từ năm 1996. Đến năm 2004, quận là đơn vị đầu tiên thực hiện cơ chế "một cửa một dấu" ở cả 14/14 phường.
Công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh đô thị được đông đảo nhân dân đồng tình và hưởng ứng. Việc thực hiện các tuyến phố không để xe đạp, xe máy buôn bán trên lòng đường, vỉa hè đã đi vào nền nếp. Đến nay, toàn quận đã có 17 tuyến phố văn minh đô thị như phố Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Giang Văn Minh, Sơn Tây, Đội Cấn, Ngọc Hà, Quán Thánh, Điện Biên Phủ, đường Thanh Niên...
Hệ thống y tế cơ sở của quận cũng ngày càng được đầu tư nâng cấp, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân, dân số - gia đình và trẻ em được quan
tâm làm tốt, cơ sở vật chất và trang thiết bị của hệ thống y tế cơ sở, công tác phòng, chống dịch, bệnh được thực hiện có hiệu quả. Hàng năm giải quyết và giới thiệu việc làm cho gần 5.000 lao động. Thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm hộ nghèo (theo chuẩn hiện hành); hoàn thành chương trình xoá nhà hư hỏng, dột nát; thực hiện tốt chính sách đối với người có công và các đối tượng chính sách xã hội [26].
Với những thành tích đã đạt được, quận đã được phong tặng những danh hiệu cao quý là Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động thời kì đổi mới.