7. Kết cấu của luận văn
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện chính sách đối với người có
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong
trong việc thực hiện chính sách đối với người có công
Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Ba Đình. Bởi công tác kiểm tra là một hoạt động không thể thiếu, giúp phát hiện những hành vi vi phạm, những thiếu sót, sơ hở trong hoạt động quản lý và là một khâu quan trọng tạo nên thành quả cho việc thực hiện chính sách đối với người có công.
Để làm tốt công tác này, trước hết Ủy ban nhân dân quận Ba Đình cần có những kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất với việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công.
Bên cạnh đó không thể thiếu sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan và cán bộ đảm trách thực thi công vụ, đảm bảo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Kiểm tra thực hiện chính sách đối với người có công phải tuân thủ pháp chế xã hội chủ nghĩa, phải xử lý những vi phạm một cách khách quan, kịp thời, theo đúng quy định của pháp luật, tránh tình trạng bao che cho nhau để che giấu vi phạm.
Hiện nay không thể tránh khỏi những trường hợp còn lợi dụng chính sách để trục lợi cá nhân, có nhiều đối tượng không đủ điều kiện hưởng chế độ nhưng làm giả hồ sơ, sai lệch thông tin, những người thực hiện chính sách không thực hiện đúng chế độ cho người có công như biển thủ công quỹ .... Vì vậy, cần giao cho từng chính quyền địa phương rà soát lại các trường hợp đã và đang hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công, phối hợp với cộng đồng khu dân cư, những người gẫn gũi và sâu sát nhất với các đối tượng người có công phát hiện những sai phạm, những hành vi đi ngược lại chuẩn mực đạo đức để báo với các cấp chính quyền có biện pháp xử lý kịp thời, nâng cao hiệu quả chính sách và tạo niềm tin trong nhân dân vào sự minh bạch, dân chủ của Nhà nước.
Bám sát với cơ sở, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh khắc phục những khâu yếu, mặt yếu, giải quyết những vướng mắc phát sinh, không để khiếu kiện trong nhân dân, thực hiện giải quyết đơn thư đảm bảo đúng trình tự của pháp luật, bảo đảm ý nghĩa chính trị - xã hội của chính sách, góp phần tạo sự ổn định về mọi mặt ở mỗi địa phương và trong cả nước.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với người có công đã nêu trong chương 1, phân tích thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội từ đó chỉ ra những ưu
điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế ở chương 2, tác giả đã đưa ra một số định hướng và giải pháp chủ yếu để thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Trong những giải pháp chủ yếu đã nêu thì giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức phụ trách thực hiện chính sách đối với người có công là một giải pháp rất quan trọng, đây là cơ sở để thực hiện có hiệu quả những giải pháp còn lại. Với những định hướng và giải pháp mà tác giả đã đề xuất, luận văn đã đưa ra cho quận Ba Đình, thành phố Hà Nội một cái nhìn bao quát để thực hiện tốt chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Ba Đình trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội” thể hiện sự quan tâm của đảng bộ, ủy ban nhân dân, các đoàn thể và các cấp chính quyền địa phương quận Ba Đình, thành phố Hà Nội đối với đời sống của người có công trên địa bàn quận Ba Đình, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, việc chăm lo chu đáo đối với người có công còn là tình cảm và trách nhiệm của toàn xã hội.
Thực hiện tốt chính sách đối với người có công, phát hiện sai sót, ngăn ngừa và xử lý kịp thời, nghiêm minh làm tăng niềm tin của người có công, của nhân dân vào chủ trương, đường lối của đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước, thể hiện sự tri ân, lòng biết ơn của toàn xã hội đối với người có công.
Nghiên cứu về việc thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, luận văn đã làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn công tác thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Ba Đình, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách và thực hiện tốt các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại địa phương.
Luận văn đã đánh giá và giải quyết được các vấn đề sau:
- Đánh giá đúng thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội để từ đó thấy rằng nhiều năm qua quận Ba Đình luôn thực hiện tốt chính sách đối với người có công. Phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" của quận đã thực sự được xã hội hoá cả về chiều sâu và bề rộng, huy động được sức mạnh của toàn xã hội cùng tham gia, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp các nguồn lực trong các cơ quan, đơn vị và nhân
dân cùng quan tâm, chăm sóc, động viên, giúp đỡ các gia đình người có công và thân nhân người có công.
- Những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Ba Đình được đề cập trong luận văn bao gồm nhóm giải pháp mang tính định hướng, lâu dài, có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định chính sách chung và nhóm giải pháp chủ yếu có tính trước mắt cần thực hiện ngay để thực hiện chính sách đối với người có công một các hiệu quả và thiết thực trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Luận văn đã nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Ba Đình, những kết quả nghiên cứu của luận văn là hết sức cần thiết, đáp ứng được yêu cầu thực tế trong công tác thực hiện chính sách đối với người có công tại địa phương hiện nay. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện luận văn vẫn còn những vấn đề cần quan tâm, bổ sung và hoàn thiện. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các nhà quản lý, các thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Châu Anh (2017), "Huy động sức mạnh toàn dân chăm lo đời sống người có công", Báo Lao động Xã hội - tháng 7/2017, Hà Nội.
2. Nguyễn Xuân Bách (2015), Quản lý nhà nước đối với người có công trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1999), Thuật ngữ Lao động - Thương binh và Xã hội, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân,
Hà Nội.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính (2014), Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ, Hà Nội.
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Nội Vụ (2015), Thông tư liên tịch số 37/2015/ TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 02/10/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội.
7. Khánh Chi (2017), "Quận Hồng Bàng: Chung tay chăm lo gia đình chính sách, người có công", Cổng thông tin điện tử Thành phố Hải Phòng: http://haiphong.gov.vn
8. Chính phủ (2013), Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Hà Nội.
9. Chính phủ (2013), Nghị định số 56/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước" Bà mẹ Việt Nam anh hùng", Hà Nội.
10. Chính phủ (2017), Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hà Nội.
11. Chính phủ (2017), Nghị định số 70/2017/NĐ-CP ngày 06/6/2017 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, Hà Nội.
12. Nguyễn Trung Chính (2017), "70 năm làm theo lời Bác", Báo Lao động Xã hội - tháng 7/2017, Hà Nội.
13. Cổng thông tin điện tử quận Ba Đình - thành phố Hà Nội: http://badinh.hanoi.gov.vn.
14. Đào Ngọc Dung (2017), "Tập trung giải quyết hồ sơ, chính sách người có công còn tồn đọng là nhiệm vụ chính trị hàng đầu", Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 549, tr.2-4.
15. Đào Ngọc Dung (2017), "Phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" là tình cảm, trách nhiệm của toàn xã hội" Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 550, tr.3-4. 16. Đào Ngọc Dung (2017), "70 năm sáng ngời đạo lý "Uống nước nhớ nguồn”", Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 554+555, tr.2-5.
17. Lương Tuấn Dũng (2017), "Quận Ba Đình trọn nghĩa, vẹn tình",
18. Trần Ngọc Diễn (2017), "Tăng cường hoạt động báo chí truyền thông về công tác người có công", Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 554+555, tr.18-20.
19. Hoàng Trung Hải (2017), "Trách nhiệm và tình cảm tri ân của nhân dân Thủ đô đối với người có công với cách mạng", Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 554+555), tr.53-54.
20. Mỹ Hạnh (2017), "Quận Đống Đa: Nhiều mục tiêu đặt ra nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ", Tạp chí Lao động & Xã hội online: http://laodongxahoi.net
21. Học viện Hành chính (2006), Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. Phạm Hải Hưng (2007), Nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ở nước ta, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
23. Đào Ngọc Lợi (2017), "Chính sách ưu đãi người có công: 70 năm hình thành và phát triển”, Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 554+555), tr.9-12.
24. Đào Ngọc Lợi (2017), "Tận tâm tri ân, đền ơn đáp nghĩa", Báo Lao động Xã hội, Hà Nội.
25. Phương Nhung (2017), "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền kỷ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sĩ", Bản tin Ba Đình tháng 5 năm 2017, Hà Nội. 26. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quận Ba Đình (2017), Báo cáo công tác Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2016 - tháng 7/2017, Hà Nội
27. Phòng Văn hóa thông tin quận Ba Đình, "Quận Ba Đình giữ vững tốc độ phát triển kinh tế",Bản tin Ba Đình tháng 5 năm 2017, Hà Nội.
29. Trần Thị Tố Tâm (2017), "Dòng tâm sự tháng 7", Bản tin Ba Đình tháng 5 năm 2017, Hà Nội.
30. Nguyễn Thị Phương Thanh (2015), "Pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng ở Việt Nam hiện nay", Diễn đàn công tác tư pháp, Tạp chí dân chủ và Pháp luật online: http://tcdcpl.moj.gov.vn
31. Nguyễn Danh Tiên (2015), "Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng", Tạp chí cộng sản online:http://www.tapchicongsan.org.vn
32. Nguyễn Thị Huyền Trang (2014), Pháp luật ưu đãi người có công và thực tiễn tại tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ ngành Luật Kinh tế, Khoa Luật, trường Đại học Luật Hà Nội.
33. Trần Thị Trang (2017), "Quận Đống Đa hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ", Tạp chí mặt trận online: http://tapchimattran.vn
34. Thủ tướng chính phủ (2017), Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 22/5/2017 về việc tiếp tục tăng cường công tác chăm sóc người có công với cách mạng, thiết thực kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ(27/7/1947 - 27/7/2017),
Hà Nội.
35. Ủy ban nhân dân quận Ba Đình (2017), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 07-CT/TW ngày 14/12/2006 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thương binh, liệt sĩ, người có công và phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", Hà Nội.
36. Ủy ban nhân dân quận Đống Đa (2017), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 07-CT/TW ngày 14/12/2006 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thương binh, liệt sĩ, người có công và phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", Hà Nội.
37. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2016), Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận
nghèo và hộ có mức sống trung bình tiếp cận đa chiều của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.
38. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1994), Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", Hà Nội.
39. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2005), Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11, Hà Nội.
40. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2012), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13, Hà Nội.
41. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011), Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
42. Viện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
Ý kiến đánh giá của người dân về thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Kính đề nghị Ông/Bà vui lòng cho ý kiến đánh giá của mình bằng cách đánh dấu (X) vào ô trống tương ứng theo phương án mà Ông/Bà lựa chọn trong các câu hỏi dưới đây.
Những thông tin mà chúng tôi thu thập được chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu đề tài.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Ông/Bà!
A. PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN Xin Ông/bà vui lòng cho biết:
- Giới tính:
1) Nam 2) Nữ
- Độ tuổi:
1) Dưới 25 tuổi 2) 25 - 40 tuổi
3) 41 - 60 tuổi 4) Trên 60 tuổi
- Nghề nghiêp:
1) Lao động tự do 2) Học sinh, sinh viên 3) Cán bộ, công nhân viên 4) Đã nghỉ hưu
5) Khác (xin nêu rõ) ...
B. PHẦN BẢNG HỎI Câu 1. Ông/bà thuộc đối tượng nào dưới đây?
Người có công Thân nhân người có công
Người thờ cúng liệt sĩ
Đối tượng khác
Câu 2. Ông/bà đánh giá như thế nào về mức độ dễ dàng, thuận thiện khi thực hiện các thủ tục liên quan đến chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội?
Rất khó khăn Khó khăn Dễ dàng, thuận lợi
Rất dễ dàng, thuận lợi
Câu 3. Xin Ông/bà vui lòng đánh giá về công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Ba Đình,