Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành lao động, thương binh và xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách với người có công trên địa bàn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 63 - 67)

7. Kết cấu của luận văn

2.5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành lao động, thương binh và xã

binh và xã hội trong quản lý nhà nước đối với người có công

Bộ máy quản lý nhà nước đối với người có công hiện nay theo ngành dọc cao nhất là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cấp tỉnh có Sở Lao động, thương binh và Xã hội, cấp huyện có phòng Lao động, thương binh và Xã hội, cấp xã có bộ phận phụ trách lao động, thương binh và xã hội.

- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội [10]

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Lao động, tiền lương; việc làm, giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực người có công:

+ Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng;

+ Quy định chế độ, định mức, phương thức trang cấp dụng cụ chỉnh hình và phương tiện trợ giúp cho người có công với cách mạng;

+ Quy định việc quản lý các công trình ghi công liệt sĩ;

+ Hướng dẫn công tác tiếp nhận, quy tập hài cốt liệt sĩ; thông tin về mộ liệt sĩ;

+ Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các đoàn thể chính trị- xã hội tổ chức phong trào đền ơn đáp nghĩa, quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa.

- Sở Lao động, thương binh và Xã hội [6]

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội).

Về lĩnh vực người có công:

+ Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật đối với người có công với cách mạng;

+ Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng, các công trình ghi công liệt sĩ; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ theo phân cấp trên địa bàn;

+ Chủ trì, phối hợp tổ chức công tác tiếp nhận và an táng hài cốt liệt sĩ; thông tin, báo tin về mộ liệt sĩ; thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ;

+ Tham gia Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh về giám định thương tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật đối với người có công với cách mạng;

+ Quản lý đối tượng, hồ sơ đối tượng và kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ; + Hướng dẫn và tổ chức các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; quản lý và sử dụng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cấp tỉnh.

- Phòng Lao động, thương binh và Xã hội [6]

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về: Việc làm; dạy nghề; lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.

Về lĩnh vực người có công:

+ Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực người có công

+ Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực người có công được giao; theo dõi thi hành pháp luật.

+ Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực người có công.

+ Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý các công trình ghi công liệt sĩ.

+ Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực người có công đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.

+ Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ người có công với cách mạng.

+ Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực người có công; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực người có công trên địa bàn.

+ Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã về lĩnh vực người có công

+ Tổ chức và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công tác về người có công trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Tổng hợp và quản lý đối tượng người có công trên địa bàn theo hướng dẫn của phòng Lao động, Thương binh và Xã hội; kiến nghị với cấp có thẩm quyền về chính sách đối với đối tượng thuộc lĩnh vực người có công.

+ Tổ chức thực hiện công tác chi trả trợ cấp, phụ cấp cho các đối tượng hưởng chính sách người có công theo phân cấp quản lý.

+ Quản lý nghĩa trang liệt sĩ, nhà bia liệt sĩ theo quy định của pháp luật và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Tuyên truyền, vận động nhân daant hực hiện chính sách,pháp luật về lĩnh vực người có công

+ Kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm của pháp luật về người có công; thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực người có công trên địa bàn theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách với người có công trên địa bàn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)