7. Kết cấu của luận văn
1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách đối với người có công ở một số địa
1.4.2. Tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Quận Đống Đa đang quản lý và chi trả cho hơn 4.200 người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp, phụ cấp hàng tháng, mỗi tháng tổng số tiền chi trả hơn 6 tỷ đồng [36].
Quận Đống Đa hàng năm đã xây dựng kế hoạch, đặt ra nhiều mục tiêu và triển khai các hoạt động nhân kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) để bày tỏ sự tri ân của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân quận Đống Đa đến các thương binh, thân nhân liệt sĩ và người có công với cách mạng.
Hàng năm quận Đống Đa đã trao sổ tiết kiệm tới gia đình chính sách người có công có hoàn cảnh khó khăn; Vận động xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” toàn quận đạt mỗi năm đạt hơn 1 tỷ đồng; Chỉnh trang, tu sửa các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn quận; Hỗ trợ hộ gia đình người có công tu sửa nâng cấp nhà ở; Duy trì vận động các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn quận Đống Đa đảm bảo mức phụng dưỡng đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống (05 mẹ) với mức tối thiểu là 1.000.000 đồng/ người/ tháng; Hoàn thành việc hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công theo Quyết định 22/2013/QĐ- TTg ngày 26/04/2013 của Thủ tướng chính phủ tại Kế hoạch số 190/KH- UBND ngày 07/10/2016. Đảm bảo đúng tiến độ việc hỗ trợ xây dựng và sửa chữa cải tạo 108 nhà ở của người có công; Duy trì 100% hộ gia đình người có công có mức sống ổn định bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú, không để hộ gia đình người có công nghèo đa chiều theo tiêu chí mới.
- Quận thường xuyên tổ chức khám sức khoẻ và cấp thuốc tới các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sỹ, thương bệnh binh, người tham gia kháng chiến nhiễm chất độc hóa học... ở 21/21 phường. Phối hợp chặt chẽ với các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công trên địa bàn Thành phố
tổ chức thực hiện tốt công tác chăm sóc thương binh và thực hiện chỉ tiêu điều dưỡng người có công năm 2017 được Thành phố giao. Đồng thời tổ chức Hội nghị kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sỹ 27/7 cấp quận gắn với biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công và làm tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”; Tổ chức đoàn lãnh đạo Đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể quận đi viếng nghĩa trang liệt sỹ thành phố và Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn tỉnh QuảngTrị; Đưa đón đại biểu người có công tham gia các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sỹ cấp Trung ương và cấp Thành phố tổ chức; Thực hiện thăm và tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu, các trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công trên địa bàn thành phố.
- Quận cũng tiếp tục triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời đến các đối tượng và toàn thể nhân dân về các chế độ chính sách, thực hiện các chế độ chính sách cho các đối tượng Người có công với Cách mạng như: điều dưỡng, trang cấp dụng cụ chỉnh hình, cấp thẻ xe buýt, thẻ BHYT, hỗ trợ về nhà ở; ưu đãi giáo dục... theo đúng quy định của Nhà nước. Tiếp tục triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với người có công quy định tại Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng; Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20/10/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “ Bà mẹ Việt Nam anh hùng” của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13; Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 18/11/2013 của Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và hướng dẫn số 910/LĐTBXH ngày 01/4/2014 của Sở Lao động - TB&XH về việc tiếp nhận hồ sơ giới thiệu khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ. Cùng với đó, quận tập
trung giải quyết những hồ sơ tồn đọng, vướng mắc chưa được hưởng chính sách đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Thương bệnh binh, liệt sỹ trong chiến tranh không còn giấy tờ; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ, cựu TNXP... không để phát sinh khiếu nại, tố cáo. Rà soát, nắm chắc tình hình đời sống của các đối tượng và gia đình chính sách trên địa bàn, phát hiện và hỗ trợ kịp thời các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khó khăn đột xuất, góp phần ổn định đời sống nhân dân. Tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những thiếu sót, khuyết điểm; xử lý nghiêm những việc làm sai trái, tiêu cực trong việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công [33].
- Công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cũng rất được quận Đống Đa coi trọng, với kế hoạch tổ chức tuyên truyền mục đích, ý nghĩa ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7); các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của thành phố đối với người có công; sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức xã hội đối với công tác Thương binh - Liệt sĩ gắn với các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm của quận, thành phố và cả nước; chú trọng tuyên truyền giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” trong đối tượng thanh thiếu niên, học sinh nhằm phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc và những thành quả của công tác thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng trong 70 năm qua.
- Bên cạnh đó, phát hiện và tuyên truyền những tấm gương tiêu biểu của bản thân, gia đình thương binh, liệt sỹ khắc phục khó khăn tự vươn lên; những gương tập thể, cá nhân làm tốt công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ. Từ đó, thúc đẩy phong trào thi đua “Đền ơn đáp nghĩa”, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hàng năm của quận.
- Ngoài việc tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa, quận cũng chủ trương huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, trong đó Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận tích cực tham gia với các công việc cụ thể: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục truyền thống; vận động hội viên, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng phong trào toàn dân chăm sóc người có công. Tham gia các hoạt động tình nghĩa và vận động xây dựng quỹ "Đền ơn đáp nghĩa”, hỗ trợ sửa chữa và xây dựng “Nhà tình nghĩa”; quan tâm chăm lo cho các đối tượng chính sách là đoàn viên, hội viên. Giám sát việc thực hiện để đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng và minh bạch trong công tác thực hiện chế độ chính sách đối với gia đình thương binh, liệt sỹ [20].
* Bài học kinh nghiệm thực hiện chính sách đối với người có công
- Thực hiện đúng, đầy đủ các chế độ, chính sách đối với người có công, không để xảy ra tình trạng đối tượng người có công chưa được hưởng chế độ ưu đãi hoặc hưởng sai chế độ ưu đãi.
- Tích cực tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thực hiện chế độ đối với người có công để các đối tượng hiểu rõ, và thực hiện đúng, đủ. Đảm bảo quyền lợi cho người có công. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác thực hiện chính sách người có công.
- Triển khai, thực hiện tốt phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa", thường xuyên quan tâm đến các gia đình chính sách, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người có công bằng các hoạt động thiết thực như: Thăm hỏi, tặng quà nhân dịp các ngày lễ, tổ chức xây mới, cải tạo và sửa chữa nhà ở cho các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn bằng nguồn vận động ủng hộ quỹ " Đền ơn, đáp nghĩa", ưu tiên trong bố trí việc làm, trong ưu đãi giáo dục,
đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ noi gương, quan tâm và giúp đỡ các gia đình chính sách.
- Huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng phong trào toàn dân chăm sóc người có công.
- Giám sát việc thực hiện các chính sách đối với người có công để đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng và minh bạch trong công tác thực hiện chế độ chính sách đối với gia đình người có công.
Tiểu kết chương 1
Chương 1, Luận văn đã khái quát cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với người có công. Tại Chương 1 đã đưa ra được các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu, đã đưa ra được các chính sách ưu đãi đang triển khai thực hiện đối với người có công và thân nhân người có công. Nêu nên được tầm quan trọng của thực hiện chính sách đối với người có công và những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đối với người có công.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ