7. Kết cấu của luận văn
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện chính sách đối với người có
3.2.2. Đẩy mạnh xã hội hóa thực hiện chính sách đối với người có công
có công
Từ nhiều năm qua, việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công luôn là mối quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước ta, thể hiện qua nhiều chủ trương chính sách. Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội cũng như các cá nhân đã ngày càng thể hiện nhiều hơn tấm lòng tri ân, thông qua nhiều việc làm thiết thực đối với các thương binh, bệnh binh và thân nhân liệt sĩ. Xã hội hóa công tác chăm sóc những đối tượng này đã và đang là xu hướng cần được đẩy mạnh.
Hiện nay, ngân sách hàng năm của Nhà nước chi cho ưu đãi xã hội phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế. Vì thế, phong trào xã hội hóa công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc các gia đình thương binh liệt sĩ đóng vai trò hết sức quan trọng để thế chân kiềng “Nhà nước - cộng đồng - bản thân người có công” phát huy được sức mạnh tối đa.
Với hoạt động quản lý của Nhà nước cùng sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã thúc đẩy hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa" và việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công trong những năm qua tại quận Ba Đình ngày càng tốt hơn. Nhờ vậy, đời sống vật chất và tinh thần của người có công trên địa bàn Quận được chăm lo, cải thiện.
Để công tác chăm sóc thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ đạt hiệu quả tốt hơn, trước hết, các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, xây dựng chương trình tình nghĩa không những cần tăng về số lượng mà còn phải đảm bảo về chất lượng, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, có khả năng huy động cao nguồn lực trong nhân dân. Các quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cũng cần được quản lý và sử dụng hiệu quả hơn, thu hút được sự đóng góp của nhiều tầng lớp nhân dân, đơn vị, cơ quan, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp trên địa bàn Quận…
với tinh thần trách nhiệm và tình cảm thực sự. Có như vậy, thế chân kiềng “Nhà nước-cộng đồng-bản thân người có công” mới phát huy được sức mạnh tối đa trong lĩnh vực chăm sóc người có công.
Chăm sóc người có công là trách nhiệm của Nhà nước và của toàn xã hội vì vậy trong thời gian tới cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho tầng lớp nhân dân và các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ về tình cảm, đạo lý, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với những người, gia đình có công với Tổ quốc đồng thời tạo mọi điều kiện và nguồn lực có thể để bản thân người có công tự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.