Thực trạng về tổ chức thanh tra, kiểm tra, tổng kết đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách với người có công trên địa bàn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 56 - 62)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công trên địa

2.2.4. Thực trạng về tổ chức thanh tra, kiểm tra, tổng kết đánh giá

Việc tổ chức thanh tra, kiểm tra, tổng kế đánh giá là một khâu không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà nước, đặc biệt là trong giải quyết các chế độ, chính sách liên quan đến quyền lợi của đối tượng người có công.

Mục đích của thanh tra, kiểm tra là phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những điểm chưa phù hợp trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với các cơ quan quản lý có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Cơ cấu tổ chức bộ máy ở cấp huyện (quận) không có thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội, chỉ có cơ quan thanh tra hành chính thực hiện thanh tra khi có khiếu nại, tố cáo phát sinh.

Hàng năm Ủy ban nhân dân quận Ba Đình đều có kế hoạch tự kiểm tra về công tác Lao động, Thương binh và Xã hội tại cấp quận và phường. Thông qua hoạt động kiểm tra đợt tháng 10 năm 2016 về việc thực hiện công tác Lao động, Thương binh và Xã hội tại 14 phường trên địa bàn quận đã phát hiện một số phường còn tồn đọng về thẻ bảo hiểm y tế trong năm chưa cấp phát hết cho người có công như tại phường Ngọc Khánh, phường Cống Vị.

Thực hiện chế độ điều dưỡng tại trung tâm năm 2016 sai quy định cho 01 trường hợp phường Liễu Giai phải thu hồi bằng tiền mặt. Giải quyết chế độ đề nghị hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ sai cho 04 trường hợp (02 trường hợp phường Ngọc Khánh, 02 trường hợp phường Giảng Võ) do vẫn còn thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng ở các quận, huyện khác nhưng vẫn chi trả thêm chế độ thờ cúng hàng năm dẫn đến phải làm thủ tục thu hồi tiền trợ cấp thờ cúng hàng năm. Sau mỗi đợt kiểm tra, cơ quan Lao động, Thương binh và Xã hội Quận có biên bản làm việc với từng phường và văn

bản kết luận của lãnh đạo UBND Quận tổng kết đánh giá, khắc phục sai sót, rút kinh nghiệm, xử lý những cán bộ, công chức làm không đúng hoặc chưa hết trách nhiệm và đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế sai sót trong thực hiện chính sách đối với người có công.

Hiện nay đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi người có công ngày càng được mở rộng đòi hỏi công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với người có công càng trở nên cần thiết, nhưng công tác thanh tra ngành vẫn còn những điểm hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kinh phí phục vụ công tác thanh tra, nguồn nhân lực, trình độ nghiệp vụ thanh tra còn hạn chế, đòi hỏi cần phải đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực thanh tra, công tác kiểm tra đồng thời thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, thanh tra viên để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với người có công trong giai đoạn hiện nay.

2.3. Đánh giá của người dân về thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Qua quá trình khảo sát 126 Phiếu điều tra xã hội học trên tổng số 14 phường khi người dân đến thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực người có công trên địa bàn quận, tác giả đã thu về được 98/126 Phiếu điều tra đạt tỷ lệ 77,77 % số phiếu đã phát ra.

Tỷ lệ người tham gia khảo sát điều tra qua 98 Phiếu điều tra xã hội học đã thu về có kết quả như sau:

- Về giới tính: Nam chiếm 67/98 phiếu điều tra đạt tỷ lệ 68.4%, nữ 31/98 phiếu điều tra đạt tỷ lệ 31.6%. Giới tính nam tham gia khảo sát là chủ yếu, chiếm 2/3 số người tham gia khảo sát.

- Về độ tuổi:

+ Dưới 25 tuổi có 01/98 đối tượng khảo sát đạt tỷ lệ 1.02%; + Từ 25 đến 40 tuổi có 03/98 đối tượng khảo sát đạt tỷ lệ 3.06%;

+ Từ 41 đến 60 tuổi có 22/98 đối tượng khảo sát đạt tỷ lệ 22.45%; + Trên 60 tuổi có 72/98 đối tượng khảo sát đạt tỷ lệ 73.47 %.

Như vậy có thể thấy đối tượng tham gia khảo sát chủ yếu là những người có độ tuổi trên 60 tuổi, đây là đối tượng người cao tuổi sống trên địa bàn của quận Ba Đình, những người có độ tuổi dưới 25 gần như không thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực người có công.

- Về nghề nghiệp:

+ Lao động tự do có 10/98 đối tượng khảo sát đạt tỷ lệ 10.2%; + Không có đối tượng là học sinh, sinh viên tham gia khảo sát;

+ Cán bộ, công nhân viên có 05/98 đối tượng khảo sát đạt tỷ lệ 5.1%; + Đã nghỉ hưu có 83/98 đối tượng khảo sát đạt tỷ lệ 84.7%.

Bảng 2.9. Đối tượng tham gia đánh giá về thực hiện chính sách đối với người có công

Đối tượng Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

Ghi chú

Người có công 62 63.3

Thân nhân người có công 22 22.5

Người thờ cúng liệt sĩ 8 8.1

Đối tượng khác 6 6.1

Qua Bảng 2.8 cho thấy phần lớn đối tượng tham gia đánh giá là đối tượng người có công đang hưởng chế độ tại quận Ba Đình đạt tỷ lệ 63.3%, thứ hai là thân nhân người có công (thân nhân đang hưởng trợ cấp hàng tháng và thân nhân thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến chế độ chính sách của người có công) đạt tỷ lệ 22.5% , đối tượng thờ cúng liệt sĩ và đối tượng khác chiếm tỷ lệ tham gia khảo sát ít. Như vậy nhìn vào kết quả khảo sát trên có thể thấy đối tượng tham gia khảo sát chủ yếu là người có

công trên 60 tuổi; vừa là người có công vừa là cán bộ, công nhân viên đã nghỉ hưu chiếm tỷ lệ cao.

Bảng 2.10. Đánh giá về mức độ dễ dàng, thuận tiện khi thực hiện các thủ tục liên quan đến chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Ba Đình

Mức độ Số lượng Tỷ lệ Ghi chú

Rất khó khăn 01 1.02

Khó khăn 02 2.04

Dễ dàng, thuận lợi 69 70.41

Rất dễ dàng, thuận lợi 26 26.53

Về việc thực hiện các thủ tục liên quan đến chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Ba Đình thông qua khảo sát được các đối tượng đánh giá cao về sự dễ dàng và thuận lợi, đạt tỷ lệ 70.41% và những người cho là rất dễ dàng, thuận lợi đạt 26.53%. Tuy nhiên vẫn còn một số ít đối tượng đánh giá là thực hiện thủ tục rất khó khăn và khó khăn. Trong thời gian tới Ủy ban nhân dân quận Ba Đình cần khắc phục, tạo điều kiện hơn nữa để tạo sự dễ dàng, thuận lợi cho 100% người dân khi tham gia thực hiện các thủ tục liên quan đến chế độ, chính sách đối với người có công.

Bảng 2.11. Đánh giá về công tác tuyền truyền, phổ biến các chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Ba Đình

Mức độ Số lượng Tỷ lệ Ghi chú

Kém 2 2.04

Trung bình 4 4.08

Khá 35 35.72

Tốt 57 58.16

Công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Ba Đình từ nhiều năm nay được ghi nhận rất tốt. Chỉ có 2.04% người tham gia khảo sát đánh giá ở mức kém, 4.08 % người tham

gia khảo sát đánh giá ở mức trung bình, tỷ lệ đánh giá ở mức khá và tốt ở mức cao, có 35.72% đối tượng tham gia khảo sát đánh giá về công tác này ở mức khá và 58.16 % đối tượng tham gia khảo sát đánh giá công tác này ở mức tốt. Nhìn chung chế độ, chính sách mới được phổ biến tới người dân, đặc biệt là những đối tượng được thụ hưởng chế độ rất kịp thời. Tuy nhiên để việc thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Ba Đình được tốt hơn nữa thì vẫn cần tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến chính sách tới đông đảo quần chúng nhân dân.

Bảng 2.12. Đánh giá về kết quả thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Ba Đình

Mức độ Số lượng Tỷ lệ Ghi chú

Kém 1 1.02

Trung bình 5 5.10

Khá 36 36.74

Tốt 56 57.14

Thực hiện đúng, kịp thời và đầy đủ chế độ chính sách đối với người có công và thân nhân của người có công trên địa bàn quận Ba Đình luôn được Đảng và chính quyền các cấp quan tâm và triển khai thực hiện. Vì vậy mà đa phần người dân đánh giá về kết quả thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Ba Đình ở mức tốt và khá. Tuy nhiên vẫn có nơi, có lúc việc thực hiện chính sách đối với người có công vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi gây bức xúc cho người dân. Tỷ lệ đánh giá kết quả thực hiện chính sách đối với người có công thông qua khảo sát đạt mức trung bình với tỷ lệ 5.10% và tỷ lệ kém là 1.02%. Điều này đòi hỏi cán bộ, công chức làm công tác chính sách người có công cần tậm tâm hơn nữa để phục vụ nhân dân được tốt hơn, hướng tới đáp ứng kết quả thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn Quận ở mức cao đạt tỷ lệ đến 100%.

Bảng 2.13. Mức độ hài lòng về việc thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Ba Đình

Mức độ Số lượng Tỷ lệ Ghi chú

Không hài lòng 0 0

Trung bình 4 4.08

Hài lòng 64 65.31

Rất hài lòng 30 30.61

Đa phần người tham gia khảo sát hài lòng về việc thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; không có đối tượng khảo sát đánh giá không hài lòng. Đây là thành quả rất đáng ghi nhận đối với việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công. Tỷ lệ người dân đạt mức hài lòng và rất hài lòng chiến tới 95.92% người tham gia khảo sát.

Bảng 2.14. Bảng số lượng người tham gia đề xuất để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Ba Đình

Đề xuất Số lượng Tỷ lệ Ghi chú

Có 2 2.04

Không 96 97.96

Với chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công của Đảng và Nhà nước hiện nay cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn quận Ba Đình đã tạo niềm tin và sự hài lòng của đa số người dân trên địa bàn Quận. Qua khảo sát gần như không có đối tượng nào đề xuất nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Có 02 ý kiến đề xuất, kiến nghị chính quyền cần quan tâm hơn nữa đến những người có công, và chế độ chính sách mới khi ban hành cần phổ biến cụ thể, chi tiết đến từng đối tượng thụ hưởng. Chính quyền địa phương và cán bộ trực tiếp làm công tác chính sách người

có công cần quan tâm đến những kiến nghị này để thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình và đảm bảo luôn làm hài lòng đối tượng người có công ở mức cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách với người có công trên địa bàn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)