Nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực thực hiện chính sách đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách với người có công trên địa bàn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 54 - 56)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công trên địa

2.2.3. Nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực thực hiện chính sách đối vớ

hiệu quả.

2.2.3. Nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực thực hiện chính sách đối với người có công. với người có công.

Nhân lực là vấn đề rất quan trọng, nhất là đối với công tác quản lý nhà nước đối với người có công. Với khối lượng công việc khá nhiều, các chính sách thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, công tác giải quyết chinh sách đối với người có công rất nhạy cảm, đối tượng rất dễ bị tổn thương đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức phải có năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức trong sạch, tận tụy với công việc .

Trong lĩnh vực công tác thực hiện chính sách đối với người có công, nguồn nhân lực trên địa bàn quận Ba Đình như sau:

- Cấp quận: Có 03 cán bộ, công chức

Trong đó: Trình độ thạc sĩ: 01 người, đại học: 02 người. - Cấp phường: Có 14 cán bộ, công chức

Trong đó: Đại học: 07 người (03 đại học chính quy, 04 tại chức); cao đẳng: 06 người; trung cấp: 01 người.

Cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực này tại quận Ba Đình hầu hết có độ tuổi trẻ (độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi chiếm 80%). Là những cán bộ, công chức năng động, nhiệt tình với công việc, tinh thần trách nhiệm cao, tiếp thu kiến thức nhanh và tâm huyết với công việc.

Đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách giải quyết chế độ đối với người có công của quận Ba Đình đã được đào tạo đúng chuyên môn về nghiệp vụ Lao động, Thương binh và Xã hội có 03 người, còn phần lớn đội ngũ này được đào tạo ở các ngành khác như: Hành chính học, Văn hóa, Xã hội học, Luật, Kế toán... Việc bố trí cán bộ làm công tác người có công không đúng chuyên ngành được đào tạo, có nhiều người ở ngành khác nhau làm việc ở lĩnh vực Lao động, thương binh và Xã hội vì theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ không quy định có chức danh công chức Lao động - Thương binh và Xã hội ở cấp xã (phường) mà chỉ có chức danh như: Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng Quân sự, Văn phòng - Thống kê, Văn hóa - Xã hội, do vậy chủ yếu chức danh Văn hóa - Xã hội làm công tác Lao động, Thương binh và Xã hội.

Đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND các phường làm công tác Lao động, Thương binh và Xã hội thường xuyên thay đổi hoặc kiêm nhiệm cũng gây khó khăn trong việc nắm vững đối tượng, chưa chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ trong giải quyết, hướng dẫn thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực người có công cho công dân.

Hàng năm quận Ba Đình thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về công tác Lao động, Thương binh và Xã hội. Đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực người có công, đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách trong lĩnh vực này nắm bắt kịp thời các chế độ, chính sách có liên quan đến người có công và triển khai thực hiện có hiệu quả các chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với người có công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách với người có công trên địa bàn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)