Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của quận Ba Đình, thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách với người có công trên địa bàn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 37)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của quận Ba Đình, thành phố

2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của quận Ba Đình, thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của quận Ba Đình, thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội một trong 4 quận trung tâm của thủ đô. Đây là nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Với diện tích 9,248 km2, dân số trên 225 nghìn người. Quận Ba Đình có 14 phường: Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc [13].

Quận Ba Đình nằm ở trung tâm nội thành Hà Nội kéo dài theo hướng Đông - Tây. Nhìn chung, phía Bắc quận Ba Đình giáp quận Tây Hồ, phía Nam giáp quận Cầu Giấy, phía Nam và Tây Nam giáp quận Đống Đa, phía Đông giáp quận Hoàn Kiếm và ra đến tận bờ sông Hồng.

Quận Ba Đình cũng là vùng đất có nhiều làng nghề cổ truyền mang đậm dấu ấn lịch sử như làng hoa Ngọc Hà, Lĩnh Bưởi, lụa Trúc Bạch, giấy gió Yên Thái, Hồ Khẩu, đúc đồng Ngũ Xã, bánh cốm Yên Ninh....

Quận Ba Đình là cái nôi của nền văn minh sông Hồng nên nền văn hoá, cùng với những nét chung của văn hoá vùng đất thủ đô, quận cũng đã tạo cho mình một bản sắc riêng với nhiều di tích lịch sử - văn hoá như Di tích Hoàng thành Thăng Long, đền Quán Thánh, đền Voi Phục, chùa Một Cột, Cột cờ Hà Nội, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Với vị thế là trung tâm thủ đô, số lượng người có công là cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa trên địa bàn quận Ba Đình khá đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách với người có công trên địa bàn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)