Cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút nguồn nhân lực chât lượng cao cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh phu yên (Trang 100 - 139)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp thực hiện thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan

3.2.7. cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan chuyên

môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trong thực hiện thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

Phải đề cao trách nhiệm cá nhân, cụ thể là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan trong việc tuyển dụng, trọng dụng nhân lực chất lượng cao; gắn thẩm quyền sử dụng với thẩm quyền tuyển dụng, qua đó nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, lựa chọn được đúng người có đủ năng lực, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu công việc. Hiệu quả triển khai chính sách phụ thuộc rất nhiều vào người trực tiếp quản lý, sử dụng nhân lực. Sự tách rời người sử dụng với người quản lý nhân lực sẽ hạn chế rất nhiều tới việc sử dụng và nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là NNLCLC. Người sử dụng công chức phải biết

dùng người, tôn trọng tài năng thì người được sử dụng sẽ có cơ hội phát huy tài năng và cống hiến. Nói cách khác chỉ có tài năng mới giữ chân và sử dụng được tài năng.

Tạo điều kiện thuận lợi để người có tài năng thử thách và cọ sát thực tiễn. Yêu cầu nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước đòi hỏi người có tài năng các tố chất như: kỹ năng tư duy phân tích - tổng hợp, tư duy hệ thống, kỹ năng giao tiếp, khả năng truyền cảm hứng, khích lệ và thuyết phục, khả năng bố trí, sắp xếp và tổ chức công việc, năng lực trực quan nhạy cảm, khả năng dự báo chính xác... Để đáp ứng điều đó, ngoài những tố chất bẩm sinh tạo tiền đề tốt, người có tài năng trong các CQCM thuộc UBND tỉnh nhất thiết phải có những kinh nghiệm cọ sát thực tiễn về lãnh đạo, quản lý tại những vị trí, lĩnh vực, chuyên ngành có liên quan.

Thực hiện đồng bộ việc đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng công chức. Rà soát, sắp xếp, bố trí lại đội ngũ công chức thừa hành đảm bảo đúng trình độ đào tạo, gắn với vị trí việc làm, kiên quyết thay thế những cán bộ trì trệ, chất lượng làm việc không hiệu quả.

Tiểu kết Chương 3

Từ quan điểm, mục tiêu thu hút NNLCLC của tỉnh Phú Yên, chương này xác định được mục tiêu, dự báo nhu cầu thu hút. Trọng tâm của phần này là đưa ra 07 giải pháp cơ bản để thu hút NNLCLC cho các CQCM thuộc UBND tỉnh Phú Yên, như: (1) Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút; (2) Đổi mới nhận thức về đối tượng, tiêu chuẩn NNLCLC; (3) Tiếp tục cải thiện các đãi ngộ hướng vào nhu cầu vật chất; (4) Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến chính sách thu hút NNLCLC; (5) Đổi mới cách thức tổ chức thực hiện thu hút NNLCLC; (6) Đổi mới việc bố trí, sử dụng và tạo môi trường làm việc cho đối tượng thu hút; (7) Đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu CQCM thuộc UBND tỉnh trong thực hiện thu hút, sử dụng NNLCLC.

Trong các giải pháp được đề xuất, một số giải pháp có thể thực hiện được ngay, song cũng có một số giải pháp cần được thí điểm hoặc chờ văn bản hướng dẫn của Trung ương. Tuy nhiên, dù là giải pháp nào thì mục tiêu chung mà tác giả muốn hướng đến, đó là thu hút và sử dụng hiệu quả hơn NNLCLC, nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ của các CQCM thuộc UBND tỉnh Phú Yên, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển nhanh và bền vững.

KẾT LUẬN

NNLCLC là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, Luận văn chú trọng vấn đề cấp thiết là thực hiện thu hút NNLCLC để đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương. Bên cạnh đó, chính sách thu hút, sử dụng và trọng dụng nhân tài của tỉnh chưa thật sự có hiệu quả, chưa tạo động lực thúc đẩy cho đội ngũ nhân lực chất lượng cao phát triển. Để giải quyết vấn đề này, cần nhanh chóng và thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút, sử dụng NNLCLC song song với sự phát triển của khoa học, công nghệ.

Tôn vinh và trọng dụng nhân tài là nhân tố quyết định phát triển nhanh và bền vững của đất nước nói chung và của tỉnh Phú Yên nói riêng, cần có biện pháp phát hiện, tuyển chọn, thu hút, bồi dưỡng, sử dụng và có chế độ đãi ngộ NNLCLC một cách xứng đáng. Hơn nữa, để tái sản xuất sức lao động chất xám không thể chỉ do bằng những điều kiện vật chất thông thường mà quan trọng hơn đó là những điều kiện vật chất và tinh thần, điều kiện học tập và phát triển tài năng của con người. Đây là khâu then chốt quyết định bước tiến, quyết định sự thành bại của các chủ trương, chính sách, kế hoạch công tác của tỉnh.

Vì vậy, để có được nguồn lực “vừa hồng, vừa chuyên” phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì Nhà nước ta phải thực hiện hiệu quả công tác cán bộ nói chung và chính sách thu hút, tuyển dụng, sử dụng nhân lực chất lượng cao nói riêng. Để làm được điều đó, trong công tác quản lý nhà nước cần phải đảm bảo tuân thủ đúng cơ chế, chính sách đề ra, thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc: công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ. Đây là động lực để thu hút, giữ chân người tài, giỏi trong CQCM thuộc UBND tỉnh, góp phần phát triển nguồn nhân lực một cách bền vững.

Với hạn chế về mặt thời gian, kinh nghiệm công tác và việc tiếp cận tài liệu nghiên cứu, chắc chắn luận văn còn những điểm chưa hoàn thiện, rất mong nhận được những ý kiến góp ý quý báu của quý thầy cô giáo./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Xuân Canh (2013), “Chiến lược thu hút, sử dụng nhân tài trong khu vực công”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 4, tr.24-27.

2. Nguyễn Trọng Chuẩn (1990), “Nguồn nhân lực trong chiến lược kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2000”, Tạp chí Triết học, số 4, tr.71-72.

3. Triệu Văn Cường (2014), Dự án điều tra, khảo sát và đánh giá tác động của chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Bộ Nội vụ.

4. Nguyễn Hữu Dũng (2002), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”,

5. Phạm Thanh Hà (2014), “Kinh nghiệm của thế giới về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và giải pháp cho Việt Nam”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 11, tr.18-22.

6. Phạm Minh Hạc (2001), Phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Phạm Minh Hạc (2003), “Đi vào thế kỷ XXI phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 215.

8. Nguyễn Thị Hồng Hải (2013), Quản lý nguồn nhân lực chiến lược trong khu vực công và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam, Nxb Lao động, HàNội. 9. Đặng Xuân Hoan (2015), “Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Cộng sản, số 1265.

10. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb.Lý luận chính trị.

11. Nguyễn Ngọc Phú (2010), Đề tài khoa học nguồn nhân lựcvà nhân tài cho phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới.

12. Tô Huy Rứa (2014), “Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 886.

13. Võ Xuân Tiến (2010), “Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5 (40).

14. Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu (2009), Luật Hành chính Việt Nam,

Nxb. Giao thông Vận tải.

15. Ngô Quý Tùng (2000), Kinh tế tri thức xu thế mới của xã hội thế kỷ

16. Ngô Sỹ Trung (2015), “Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công của thành phố Đà Nẵng”, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.

17. Nguyễn Long Giao (2011), Nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Khoa học xã hội số 6 (154).

18. Bộ Chính trị (2014), Kết luận số 86-KL/TW về chính sách thu hút, tạo nguồn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các nhà khoa học trẻ.

19. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.

20. Chính phủ (2014), Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội.

21. Cục Thống kê tỉnh Phú Yên (2016), Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2015, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011 - 2020,

mục IV.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội 2016, tr.207.

24. Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên (2001), Nghị quyết số 13/2001/NQ- HĐND về chính sách đào tạo, tuyển dụng cán bộ sau đại học.

25. Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên (2007), Nghị quyết số 86/2007/NQ- HĐND về chính sách đào tạo sau đại học đến năm 2015.

26. Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên (2008), Nghị quyết số 99/2008/NQ-

HĐND về chính sách thu hút, sử dụng trí thức.

27. Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên (2012), Nghị quyết số 51/2012/NQ- HĐND về chính sách đào tạo sau đại học trong nước, đào tạo sau đại học ở nước ngoài và chính sách thu hút, sử dụng trí thức.

28. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 122/2008/QĐ-TTg phê duyệt Đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

29. Tỉnh ủy Phú Yên (2011), Chương trình hành động số 07-CTr/TU về phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 - 2015.

30. Tỉnh ủy Phú Yên (2016), Chương trình hành động số 07-CTr/TU về tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và thu hút nhân lực trình độ cao, gắn với đào tạo, sử dụng.

31. Tỉnh ủy Phú Yên (2011), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010 - 2015).

32. Tỉnh ủy Phú Yên (2016), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2015 - 2020).

33. UBND tỉnh Bình Dương (1998), Quyết định số 115/1998/QĐ-UBND ban hành Quy định về chính sách đào tạo, tu nghiệp cán bộ, công chức và thu hút nhân tài.

34. UBND thành phố Đà Nẵng, Quyết định số 1901/QĐ-UBND ban hành Đề án phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015.

35. UBND tỉnh Phú Yên (2016), Báo cáo số 216/BC-UBND về thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ công chức, viên chức năm 2016.

36. UBND tỉnh Phú Yên (2017), Báo cáo số 13/BC-UBND về tình hình thực hiện chính sách đào tạo sau đại học trong nước và đào tạo sau đại học ở nước ngoài; chính sách thu hút, sử dụng trí thức từ năm 2012 đến 2016.

37. UBND tỉnh Phú Yên (2014), Quyết định số 08/2014/QĐ-UBND quy định chi tiết về phạm vi, đối tượng, điều kiện, ngành nghề cần đào tạo sau đại học và thu hút, sử dụng trí thức, quyền lợi và trách nhiệm của đối tượng được đào tạo, thu hút.

38. UBND tỉnh Phú Yên (2014), Quyết định số 527/QĐ-UBND ban hành Danh mục các cơ sở đào tạo ở Việt Nam để thực hiện chính sách đào tạo sau đại học và thu hút trí thức của tỉnh.

39. UBND tỉnh Phú Yên (2014), Quyết định số 528/ỌĐ-UBND ban hành Danh mục các chuyên ngành thu hút và đào tạo sau đại học.

40. UBND tỉnh Quảng Bình (2011), Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ban hành Chính sách thu hút, đào tạo nhân tài giai đoạn 2011 - 2015.

PHỤ LỤC 1

Trình độ chuyên môn của công chức các sở, ngành tỉnh Phú Yên Số

Tổng Tiến Thạc Đại Cao Trung Còn T Tên cơ quan, đơn vị

số học đẳng cấp lại T

1 Sở Giáo dục và Đào tạo 47 1 19 27 0 0 0

2 Sở Y tế 46 0 19 23 1 2 1

3 Sở Nông nghiệp và Phát 269 1 10 170 5 77 6 triển nông thôn

4 Sở Kế hoạch và Đầu tư 56 0 9 46 0 0 1

5 Sở Xây dựng 33 0 4 29 0 0 0

6 Sở Khoa học và Công 39 0 9 30 0 0 0

nghệ

7 Sở Tư pháp 28 0 0 28 0 0 0

8 Sở Tài chính 57 0 1 55 0 1 0

9 Sở Tài nguyên và Môi 65 0 8 54 1 0 2

trường

10 Sở Giao thông Vận tải 52 0 2 45 0 2 3

11 Sở Lao động - Thương 49 0 1 41 2 4 1

binh và Xã hội

12 Sở Nội vụ 73 0 2 56 4 10 1

13 Sở Thông tin và Truyền 27 0 6 21 0 0 0

thông

15 Sở Công thương 110 0 5 95 1 6 3

16 Văn phòng UBND tỉnh 59 0 12 36 2 3 6

17 Thanh tra tỉnh 31 0 4 27 0 0 0

18 Văn phòng HĐND tỉnh 24 0 3 18 1 1 1

19 Ban Dân tộc 17 0 0 12 1 0 4

20 Ban quản lý Khu kinh tế 31 0 3 28 0 0 0

+ Tổng cộng 1.165 2 122 882 18 110 31

“Nguồn: Sở Nội vụ Phú Yên, tháng 12 năm 2016”

PHỤ LỤC 2

Trình độ chính trị của công chức các sở, ngành tỉnh Phú Yên Số

Tên cơ quan, đơn vị Tổng số Cao cấp, Trung

TT đại học cấp

1 Sở Giáo dục và Đào tạo 20 16 4

2 Sở Y tế 16 11 5

3 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông 47 25 22 thôn

4 Sở Kế hoạch và Đầu tư 40 14 26

5 Sở Xây dựng 10 10 0

6 Sở Khoa học và Công nghệ 13 13 0

7 Sở Tư pháp 7 7 0

8 Sở Tài Chính 18 17 1

9 Sở Tài nguyên và Môi trường 16 12 4

10 Sở Giao thông Vận tải 12 10 2

11 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 15 12 3

12 Sở Nội vụ 28 19 9

13 Sở Thông tin và Truyền thông 9 8 1

14 Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 17 14 3

15 Sở Công thương 18 10 8

19 Ban Dân tộc 15 9 6

20 Ban quản lý Khu kinh tế 10 7 3

+ Tổng cộng 368 262 106

“Nguồn: Sở Nội vụ Phú Yên, tháng 12 năm 2016”

PHỤ LỤC 3

Trình độ tin học của công chức các sở, ngành tỉnh Phú Yên

Số Trung Chứng

Tên cơ quan, đơn vị Tổng số cấp trở

TT chỉ

lên

1 Sở Giáo dục và Đào tạo 47 8 39

2 Sở Y tế 46 8 38

3 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông 269 10 259 thôn

4 Sở Kế hoạch và Đầu tư 56 1 55

5 Sở Xây dựng 33 3 30

6 Sở Khoa học và Công nghệ 39 2 37

7 Sở Tư pháp 28 3 25

8 Sở Tài Chính 57 5 52

9 Sở Tài nguyên và Môi trường 65 5 60

10 Sở Giao thông Vận tải 52 0 52

11 Sở Lao động thương binh và Xã hội 49 1 48

14 Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 52 4 48 15 Sở Công thương 110 9 101 16 Văn phòng UBND tỉnh 59 2 57 17 Thanh tra tỉnh 31 1 30 18 Văn phòng HĐND tỉnh 24 1 23 19 Ban Dân tộc 17 0 17 93

20 Ban quản lý Khu kinh tế 31 1 30

+ Tổng cộng 1.165 85 1.080

“Nguồn: Sở Nội vụ Phú Yên, tháng 12 năm 2016”

PHỤ LỤC 4

Trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức các sở, ngành tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút nguồn nhân lực chât lượng cao cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh phu yên (Trang 100 - 139)