Thực trạng nguồn nhân lực trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút nguồn nhân lực chât lượng cao cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh phu yên (Trang 52 - 55)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng nguồn nhân lực trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND

2.2.1. Số lượng nguồn nhân lực trong các cơ quan chuyên môn

Nguồn nhân lực đang làm việc tại các CQCM thuộc UBND tỉnh Phú Yên được hình thành từ nhiều nguồn và trình độ khác nhau, có thể chia làm 03 nhóm sau đây:

Nhóm thứ nhất, bao gồm những người trưởng thành trong chiến tranh, hiện một số đã nghỉ hưu và thuộc diện chính sách, còn lại là những cán bộ chủ chốt của tỉnh. Phần lớn bộ phận này không có hoặc có trình độ chuyên môn thấp, tiêu chuẩn cán bộ chủ yếu là về lý luận chính trị, thiếu chuyên môn, đặc biệt là thiếu kiến thức về quản lý nhà nước, làm việc chủ yếu bằng kinh nghiệm là chính, phần lớn đều đã lớn tuổi chuẩn bị nghỉ hưu nên không thể tiếp tục đào tạo. Một bộ phận được trưởng thành sau giải phóng đất nước, trong số đó có người phát huy được năng lực, phấn đấu học tập, có nhiều cống hiến cho địa phương, tuy nhiên cũng còn một số CBCC năng lực yếu, kỹ năng và hiệu quả làm việc không cao do hậu quả của cơ chế tuyển dụng thời bao cấp, qua các giai đoạn tinh giản biên chế, nhiều đơn vị do nể nang nên giữ lại.

Nhóm thứ hai, là số sinh viên ra trường từ những năm 1986 đến nay, số này phần lớn đều được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn, đa số họ được tuyển chọn vào cơ quan bằng hình thức xét tuyển và sau này là thi tuyển, nhìn chung họ là những người năng động, có chuyên môn, có tinh thần tự chủ và sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ nhưng thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức quản lý nhà nước, thiếu lý luận chính trị. Đồng thời, do cơ chế đãi ngộ và sử dụng cán bộ chưa thực sự phù hợp, chưa tạo điều kiện để họ phát huy hết khả năng, sở trường của bản thân để cống hiến và phục vụ.

Nhóm thứ ba, là những sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, cao đẳng và sau đại học là đội ngũ CBCC dự nguồn cho biên chế của tỉnh (gọi là dự nguồn công chức), đây là lực lượng năng động, có kiến thức tương đối hoàn chỉnh về chuyên môn. Tuy nhiên, về hoạt động thực tiễn họ còn nhiều hạn chế, cần phải có sự dìu dắt, giúp đỡ của đội ngũ công chức có kinh nghiệm, đồng thời có chính sách phù hợp tạo động lực để họ an tâm công tác.

Theo báo cáo của Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên về số lượng, chất lượng đội ngũ CBCC các cơ quan hành chính nhà nước, tính đến tháng 12/2016 toàn tỉnh có 2.084 công chức đang làm việc, trong đó có 1.165 công chức đang làm việc ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Công chức độ tuổi dưới 30 là 124 người, tỉ lệ 10,64%; công chức từ 30 đến dưới 50 tuổi là 868 người, tỉ lệ 74,5%; công chức từ 50 đến 60 tuổi là 173 người, tỉ lệ 14,85% [35].

Qua thống kê cho thấy, số người ở độ tuổi từ 50 trở lên hiện đang công tác ở các cơ quan vẫn còn nhiều; do vậy, trong những năm tới cần trẻ hóa đội ngũ cán bộ từ việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo chính quy, có chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm.

2.2.2. Trình độ nguồn nhân lực trong các cơ quan chuyên môn

- Về trình độ chuyên môn (Phụ lục 1)+ Tiến sĩ: 02 người, chiếm tỉ lệ 0,17%;

+ Thạc sĩ: 122 người, chiếm tỉ lệ 10,47%; + Đại học: 882 người, chiếm tỉ lệ 75,71%; + Cao đẳng: 18 người, chiếm tỉ lệ 1,55%; + Trung cấp: 110 người, chiếm tỉ lệ 9,44%; + Còn lại: 31 người, chiếm tỉ lệ 2,66%.

- Về trình độ chính trị (Phụ lục 2)

+ Cử nhân, cao cấp: 262 người, chiếm tỉ lệ 22,49%; + Trung cấp: 106 người, chiếm tỉ lệ 9,10%;

+ Sơ cấp: 797 người, chiếm tỉ lệ 68,41%.

- Về trình độ tin học (Phụ lục 3)

+ Trung cấp trở lên: 85 người, chiếm tỉ lệ 7,3%; + Chứng chỉ: 1.080 người, chiếm tỉ lệ 92,7%.

- Về trình độ ngoại ngữ (Phụ lục 4) + Đại học: 28 người, chiếm tỉ lệ 2,40%;

- Về trình độ quản lý nhà nước (Phụ lục 5)

+ Chuyên viên cao cấp và tương đương: 38 người, chiếm tỉ lệ 3,26%; + Chuyên viên chính và tương đương: 258 người, chiếm tỉ lệ 22,15%; + Chuyên viên và tương đương: 735 người, chiếm tỉ lệ 63,09% [35].

Việc bố trí công chức đang tại nghiệp vẫn còn bất cập, mặc dù số công chức được bố trí phù hợp, đúng với chuyên môn nghiệp vụ là tương đối cao (chiếm tỉ lệ 57,43%) so với số công chức bố trí chưa phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ chiếm tỉ lệ thấp (5,71%) và qua khảo sát có 18,57%. Đây là vấn đề mà lãnh đạo các cơ quan cần phải quan tâm để sử dụng đúng trình độ và năng lực của công chức, tránh hiệu ứng không tốt trong công tác cán bộ [35].

Xác định lại những đặc điểm về nguồn hình thành và thực trạng đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Phú Yên để nhận xét, đánh giá những kết quả của việc thu hút NNLCLC thông qua các hình thức tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm nhằm tạo động lực để nhân tài phát huy năng lực và sự cống hiến cho xã hội. Đây là nhân tố đặc biệt quan trọng, có vai trò then chốt để xây dựng nền công vụ vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả cũng như sự phát triển bền vững của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút nguồn nhân lực chât lượng cao cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh phu yên (Trang 52 - 55)